Công thức nấu bún bò Huế chuẩn ngon
Từ nay bạn đã có thể tự nấu bún bò Huế ở nhà với công thức cực chi tiết sau đây.
Nguyên liệu: (5 tô to)
250g tiết heo
1 miếng gừng to
1,4kg xương bò
450g thịt bò bắp
1/3 quả dứa gọt bỏ mắt
6 củ sả
1 củ hành tây
2 muỗng cafe muối
1/2 muỗng súp hạt nêm gà
1 thìa súp đường phèn
Phần thịt viên:
200g giò sống
1/2 thìa cafe hạt tiêu
100g thịt lợn xay
3 tép tỏi xắt nhỏ
2 cây hành hoa xắt nhỏ
1 củ hành khô xắt nhỏ
Video đang HOT
1/2 muỗng cafe bột ớt
1/4 muỗng cafe đường
1 muỗng súp nước mắm
1 muỗng cafe bột baking powder
Phần xốt sa tế:
2 muỗng canh dầu ăn
2 tép tỏi băm nhỏ
2 củ sả băm nhỏ
1/4 củ hành trắng thải nhỏ
1/2 muỗng súp nước mắm
1/2 muỗng súp ớt nghiền
Phần cho vào nước dùng:
3 muỗng súp nước mắm
1.5 thìa súp mắm ruốc
1/2 muỗng súp bột nêm tôm (không bắt buộc)
Bún sợi to
Rau mùi thái nhỏ, hoa chuối thái nhỏ
Cách làm:
Bước 1
Nếu miếng tiết to bạn có thể cắt nhỏ ra sau đó cho vào nồi nước, thêm lát gừng, bắc lên bếp đun sôi, giảm nhỏ lửa, luộc tiết khoảng 45 phút để loại bỏ hết mùi hôi trong tiết.
Sau thời gian luộc tiết, lấy ra để nguội, cắt thành từng khối vuông có kích thước khoảng 3-4cm, cho vào tô rồi bọc kín đem cất tủ lạnh.
Bước 2
Cho xương bò và thịt bò vào một nồi nước, đặt lên bếp đun sôi khoảng 10 phút, đổ ra rổ xả sạch dưới vòi nước.
Bước 3
Bắc một nồi to lên bếp, cho khoảng 3 lít nước, thêm hành tây, dứa, 1 thìa cafe muối, hạt nêm gà, đường phèn, 6 củ sả đập dập rồi thả vào nồi cùng với xương bò và thịt bò. Đun sôi ở lửa to, sau đó hạ nhỏ lửa ninh trong khoảng 2,5 giờ. Thỉnh thoảng nhớ mở vung, hớt hết bọt đi để nước dùng trong.
Bước 4
Làm thịt viên trộn đều tất cả các nguyên liệu ở phần thịt viên lại với nhau sau đó phin kín lại để vào tủ lạnh.
Bước 5
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho nguyên liệu ở phần xốt sa tế vào đảo đều, khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
Bước 6
Sau 2.5 giờ, vớt phần thịt bò bắp ra, để vào hộp rồi cho vào tủ lạnh ít nhất 30 phút để khi thái dễ dàng hơn. Loại bỏ dứa, sả, hành tây xương ở trong nồi nước dùng. Sau đó cho phần xốt sa tế cùng mắm ruốc, nước mắm, bột nêm tôm vào, đun sôi lại.
Bước 7
Tiếp theo dùng thìa nhỏ múc từng viên thịt cho vào nồi nước dùng. Đun nhỏ lửa để cho thịt viên chín.
Nếm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Sau đó xếp bún vào tô, thịt bò thái miếng mỏng, xếp lên bát, thêm tiết luộc cùng rồi chan nước dùng cùng thịt viên vào tô, rắc thêm chút rau mùi và hoa chuối là có thể thưởng thức được rồi.
Món bún bò Huế tuy phần nguyên liệu hơi phức tạp và cách làm có phần tốn thời gian nhưng thành quả thu lại thì thực sự đáng lắm đấy. Thay vì ăn ở ngoài không đảm bảo vệ sinh bạn hãy tự tay vào bếp làm cho cả nhà thưởng thức nhé!
Chúc bạn thành công
Món mì đặc trưng xứ Quảng, ai đến cũng phải thử
Ẩm thực miền Trung nổi tiếng khắp cả nước bởi nhiều món ăn ngon có thể kể đến như cơm gà Tam Kỳ, bún bò Huế, hến xúc bánh đa... Trong đó, mì Quảng là món ăn được xem như linh hồn của ẩm thực xứ Quảng.
Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồng
Có thể nói, mì Quảng chính là món ăn do người dân Quảng Nam sáng tạo nên và sau này khi những người con nơi đây đi các vùng miền khác để lập nghiệp thì đâu đó trong bữa cơm thường ngày hay trong các dịp lễ họ đều thích thưởng thức mì Quảng. Thế nên, nó không chỉ đơn thuần là món ăn mà trong nó còn chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa của người dân Quảng Nam.
Dù tên gọi là mì nhưng sợi bánh lại làm từ bột gạo với quy trình làm từ công đoạn ngâm, xay mịn, tráng thành lá mì, chồng lên nhau đến thái sợi. Thường thì người ta hay dùng dầu phụng để những sợi mì không bị dính lại nhau. Thế nhưng, sau này dầu phụng lại trở thành điểm nhấn để mọi người có thể phân biệt được đâu là một tô mì Quảng chuẩn vị.
Mùi thơm đặc trưng của loại dầu này khác hẳn với dầu sản xuất công nghiệp. Thế nên, nhà văn Vũ Đức Sao Biển cũng đã từng chia sẻ trên báo Quảng Nam rằng, "Phi phụng du bất thành Quảng mì", tức không có dầu phụng thì không ra hồn vía của món mì Quảng.
Nếu như trước đây, nồi nước nhưn (hay còn gọi là nước lèo) nguyên bản chỉ dùng thịt ba chỉ heo và tôm để nấu thì ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách thì nhiều nơi còn dùng thịt bò, gà, vịt, cá, ếch để nấu món ăn. Dù là biến tấu, thế nhưng, cách nấu của người Quảng Nam nói chung vẫn là hạn chế sử dụng đường.
Nhắc về rau ăn kèm thì cũng lắm công phu. Người Quảng Nam khi làm mì Quảng hay dùng rau từ làng rau Trà Quế gồm có cải con, húng lủi, quế xanh, xà lách và không thể thiếu là hoa chuối thái mỏng. Dọn kèm đĩa rau là phần gia vị gồm hành lá, ớt xanh, nước mắm, đậu phộng rang giã nhuyễn và bánh tráng gạo mè.
Khác với cách thưởng thức hủ tiếu hay phở với nước lèo được chan gần đầy tô thì ở mì Quảng nước lèo được nấu sắc lại và chan gần xâm xấp sợi mì. Chính sự đặc biệt này mà nơi nào bán mì Quảng với nước lèo chan đầy tô thì ắt hẳn không còn là chuẩn vị.
Có dịp ghé thăm Quảng Nam thăm thú cảnh đẹp chắn chắn du khách phải dùng qua mì Quảng để cảm nhận trọn vẹn nét văn hóa của vùng đất này.
Mẹ đảm chia sẻ bí quyết chế biến 10 món bún tuyệt ngon "đánh bật" cái nóng mùa hè, ngắm thôi đã thèm không cưỡng nổi! Không chỉ biết nấu bún riêu cua truyền thống Hà Nội, cô nàng Quỳnh Hoa còn thuần thục cả cách chế biến theo kiểu miền Nam lạ miệng! Vào những ngày thời tiết oi bức, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Bữa cơm của nhiều gia đình thiên về việc chế biến những món nước như canh, bún để dễ dàng...