Công tác phổ biến pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu
Năm 2017, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Bộ Tư pháp đánh giá có nhiều đổi mới. Nhiều giải pháp mới cũng được áp dụng nhằm từng bước đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham quan phòng máy Trường THPT chuyên Bắc Ninh
Bộ Tư pháp cho biết, công tác PBGDPL được toàn Ngành chú trọng vào các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) mới, các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và những vấn đề dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.
Việc PBGDPL trong nhà trường, chủ trương xã hội hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, Internet trong công tác PBGDPL được chú trọng: Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tập đoàn giáo dục Egroup tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến cho học sinh trung học phổ thông năm 2017 tại 17 tỉnh, thành phố, thu hút gần 200.000 học sinh tham gia; triển khai thi tìm hiểu pháp luật trên Trang thông tin điện tử PBGDPL định kỳ hằng tháng theo chủ đề.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL, qua đó nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, bảo đảm quyền được thông tin pháp luật của công dân.
Video đang HOT
Đơn cử như Bộ Quốc phòng với mô hình định hướng chủ đề học tập pháp luật bắt buộc hàng năm và tổ tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý quân nhân; Hà Nội tổ chức Cuộc thi sân khấu “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy”; TP.Hồ Chí Minh với “Bộ Sách nói pháp luật dành cho người mù”, Hậu Giang triển khai mô hình “Tủ sách pháp luật điện tử”, Bến Tre tổ chức mô hình “Đội hình Luật gia trẻ” tham gia PBGDPL….
Ngày Pháp luật tiếp tục được Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai rất linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Trong năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 1.240.637 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho 80.239.972 lượt người; phát miễn phí 63.396.828 tài liệu tuyên truyền, PBGDPL. Chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hoà giải thành tiếp tục tăng so với những năm trước, góp phần tích cực vào việc xây dựng sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giảm thiểu khiếu nại, tố cáo, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng nhìn nhận, nội dung, hình thức PBGDPL tuy đã đổi mới nhưng vẫn chưa sát với đặc thù của từng địa bàn, lĩnh vực, nhóm đối tượng; chưa thu hút được nhiều nguồn lực tham gia PBGDPL; nội dung PBGDPL vẫn còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Năng lực, trình độ, nhất là kiến thức pháp luật, nghiệp vụ của hòa giải viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của công tác hòa giải ở cơ sở, nhất là khi áp dụng quy định về công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; nguồn kinh phí dành cho công tác hòa giải ở cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ; tỷ lệ hoà giải thành ở một số địa phương còn đạt thấp.
Năm 2018, Bộ Tư pháp xác định, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật, hương ước, quy ước; Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật PBGDPL, Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021, các Đề án, Kế hoạch về PBGDPL đã được ban hành và Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2017-2021″ sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua năm 2017 và năm 2018; triển khai công tác PBGDPL gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước và từng địa phương.
Năm 2018, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường; chú trọng PBGDPL cho đối tượng đặc thù; triển khai các hoạt động hưởng ứng gắn với tổng kết 05 năm mô hình Ngày Pháp luật Việt Nam; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong PBGDPL; nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hóa các hoạt động PBGDPL và tiếp tục triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân nhằm thực hiện hiệu quả tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Triển khai hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được ban hành.
Theo Phapluatvn.vn
Học sinh THPT được dạy thiết kế thời trang, đồ họa
Không bó hẹp trong các môn học âm nhạc, mỹ thuật, thủ công như trước đây, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn nghệ thuật sẽ được mở rộng theo hướng ứng dụng. Các môn học mới như thiết kế thời trang, đồ họa, chế tác thủ công, thiết kế web sẽ được đưa vào giảng dạy cho học sinh THPT.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình và sách giáo khoa mới cho biết, ngoài những thay đổi quan trọng ở nhiều môn học chính, môn nghệ thuật cũng có những bổ sung, mở rộng. Đặc biệt, ở THPT sẽ chia nhánh dạy thiết kế thời trang, đồ họa, thiết kế trang web, chế tác thủ công...
Thiết kế thời trang sẽ trở thành một môn học nghệ thuật của học sinh cấp 3. Ảnh minh họa: IT
Đây được coi là những môn học có tính ứng dụng cao vào cuộc sống, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Việc đưa các môn học nghệ thuật này cũng góp phần giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, xác định được năng khiếu thẩm mĩ của mình để có những lựa chọn đúng đắn trong tương lai.
Không chỉ môn nghệ thuật, các môn học phụ trước đây cũng có nhiều thay đổi phù hợp với sự phát triển đời sống xã hội và có tính ứng dụng cao. Môn đạo đức, giáo dục công dân cũng được điều chỉnh mạnh mẽ. Ở cấp tiểu học và THCS là môn bắt buộc và ở cấp THPT là môn tự chọn.
Cụ thể, cấp tiểu học, môn đạo đức hướng tới giáo dục hành vi, kỹ năng. Cấp THCS chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm công dân, giáo dục pháp luật, cấp THPT chú trọng giáo dục pháp luật và kinh tế.
Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, chương trình mới cũng thiết kế các hoạt động trải nghiệm một cách thực tế, bám sát đời sống. Cụ thể, có 4 nội dung trải nghiệm: Hoạt động phát triển cá nhân; hoạt động lao động; hoạt động xã hội, thiện nguyện; hoạt động hướng nghiệp.
Thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm ngoài các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sẽ có các tiết học theo chuyên đề, hoạt động ngoài giờ trên lớp (8 tiết/tháng).
Theo Danviet
Hiệu quả từ cách tiếp cận mới trong phổ biến, giáo dục pháp luật Điểm nhấn trong năm 2017 là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có những cách tiếp cận mới trong ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là tổ chức thành công nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hưởng ứng Ngày Pháp luật gắn với nhiều hoạt động phong phú. Nhờ đó, đưa công tác này phát triển ổn...