‘Công tác hướng nghiệp chưa được đặt đúng vị trí’
Tại Ngày hội Tư vấn giáo dục nghề nghiệp sáng nay, 23.12, chuyên gia cho rằng công tác hướng nghiệp chưa được đặt đúng vị trí, nên nhiều học sinh, sinh viên thường lúng túng, không biết lựa chọn nghề nào cho phù hợp.
Học sinh đặt câu hỏi với chuyên gia tại Ngày hội Tư vấn giáo dục nghề nghiệp 2018 – ẢNH ĐÔNG HÀ
Ngày 23.12 T.Ư Đoàn và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động- Thương binh – Xã hội) đã tổ chức Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp, việc làm tại Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, với sự tham dự của 2.500 học sinh của 9 trường THPT.
Phát biểu khai mạc ngày hội, ông Đỗ Năng Khánh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho rằng tiến tới một xã hội phát triển, công tác hướng nghiệp đã và đang được đặt lên hàng đầu trong chính sách giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Trước mỗi cuộc thi tuyển, nhiều học sinh, sinh viên thường lúng túng, không biết lựa chọn nghề nào cho phù hợp.
Theo ông Khánh, do nhiều nguyên nhân, trong đó công tác hướng nghiệp của nước ta chưa được đặt đúng vị trí trong hệ thống giáo dục, nên chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, cũng như đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất thích đáng, dẫn đến hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn định hướng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, cũng như công tác phân luồng học sinh các cấp ra trường vẫn chưa được hợp lý.
Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin dự báo về nhu cầu nhân lực các ngành nghề cũng gây khó khăn không nhỏ cho học sinh. “Thực chất, công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam mới dừng ở mức chỉ dẫn, còn lĩnh vực tư vấn/tham vấn hướng nghiệp chưa phát triển, đặc biệt là với sinh viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, ông Khánh nói.
Tại ngày hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, cung cấp thông tin về phương thức tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, chế độ, chính sách, học phí, học bổng, cơ hội việc làm… tới học sinh, sinh viên.
Các bạn trẻ đến tham dự ngày hội được trực tiếp đặt câu hỏi với tổ chuyên gia tư vấn và tiếp cận với những kiến thức, thông tin mới về thị trường lao động, cách chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm của cá nhân qua các bài trao đổi, tư vấn đến từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn, hướng nghiệp.
Ban tổ chức cho biết, trong thời gian tới, T.Ư Đoàn tiếp tục phối hợp cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức các ngày hội tư vấn, giáo dục nghề nghiệp, việc làm tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tập trung hướng tới đối tượng là học sinh các trường THCS, THPT, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp.
Video đang HOT
Theo thanhnien
5 nguyên tắc chọn trường đại học được áp dụng trên toàn thế giới mà không ai có thể bỏ qua
Sau khi biết điểm THPT Quốc Gia 2018, các sĩ tử luôn phải đối mặt với một vấn đề muôn thuở: chọn trường đại học để gửi gắm thanh xuân!
Bỏ qua yếu tố điểm số vốn luôn được bàn luận và quan tâm hàng đầu, các sĩ tử 2000 nên xác định điều quan trọng nhất bây giờ là chuyện chon trương đai hoc. Ở Việt Nam, chất lượng định hướng nghề nghiệp còn chưa thực sự ổn, nên đây quả thực là bài toán khó đối với tất cả những chú rồng 18 tuổi đang chuẩn bị bước vào cuộc sống sinh viên.
Vậy làm thế nào để chọn được ngôi trường Đại học cũng như sự nghiệp tương lai một cách sáng suốt nhất?
1. Nghĩ về những thứ khiến bạn hứng thú
Chúng ta vẫn thường nghĩ chuyện chọn một công việc có liên quan đến sở thích và đam mê ở Việt Nam là... xa xỉ! Nhiều người thậm chí còn không muốn nói về sở thích của mình khi đang làm việc.
Điều này dẫn đến hậu quả rất khôn lường, bởi dù có vẻ không thực tế lắm, việc chọn nghề mình thích là vô cùng chính đáng. Hãy nhớ, một ngày làm việc dài sẽ chỉ không chán khi bạn thực sự yêu công việc của mình. Đừng bao giờ nghĩ đến một công việc kiếm nhiều tiền mà bỏ qua sở thích! Chỉ cần bạn thực sự giỏi và hứng thú với ngành nghề mình đang theo đuổi, "tài chính" sẽ luôn theo đuổi bạn.
Thử nghĩ mà xem, bạn sẽ gắn bó với một sự nghiệp cả vài chục năm, làm sao có thể không hứng thú với nó được cơ chứ?
2. Nghĩ về những điều bạn làm tốt
Nghĩ về những điều bạn thích chưa đủ, bạn phải dành cả "đất diễn" cho cả khả năng của bản thân nữa. Thử đặt ra hàng tá các câu hỏi về bản thân xem sao!
Bạn có giỏi trong việc giữ các mối quan hệ? Bạn có giỏi trong việc đưa ra lời khuyên? Bạn có tư duy rành mạch và rõ ràng không? Liệu bạn có khiếu viết lách? Bạn có phải người yêu động vật?...
Cứ như vậy, càng nhiều câu hỏi sẽ càng mở ra cho bạn nhiều lựa chọn với các ngành nghề khác nhau. Nếu chưa thực sự hiểu rõ bản thân, hãy hỏi hội bạn thân để ra những ý kiến khách quan nhất.
Một bí kíp siêu hay là hãy nghĩ đến những kỹ năng bạn sử dụng khi làm chuyện mình thích nhất. Cứ viết tất cả ra, nhất định một trường đại học có ngành phù hợp với khả năng của bạn sẽ không quá xa vời đâu!
3. Nghĩ về các lĩnh vực thay vì nghề cụ thể
Một điều sai lầm của tất cả các bạn học sinh khi chon trương đai hoc là nghĩ về một nghề quá cụ thể. Điều này dễ dàng dẫn đến suy nghĩ vô cùng tiêu cực: "Rốt cuộc mình chẳng giỏi gì cả!"
Cách giải quyết rất đơn giản, hãy cho bản thân cơ hội nghĩ về các công việc khác trong lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu bạn yêu động vật, đừng nghĩ mình chỉ có thể làm bác sĩ thú y! Những công việc như: dược sỹ, nhân viên trại chó, chủ cửa hàng thú cưng,... cũng rất phù hợp với bạn đấy.
Một quy tắc là phải luôn nghĩ khác đi! Rõ ràng kỹ năng của nghề này hoàn toàn có thể phù hợp với một công việc khác. Ví dụ, kỹ năng của một giáo viên dạy ngôn ngữ là giảng giải cho học sinh những đoạn văn khó và truyền tải thông điệp của tác giả. Đây cũng là những kỹ năng hoàn toàn phù hợp với một nhà văn chuyên nghiệp.
Tham khảo một số anh chị đi trước tại các trường đại học "trong tầm ngắm" là một trong những yếu tố khiến bạn "nhảy vọt" trên con đường tìm hiểu về ngành nghề.
4. Tìm hiểu các anh chị trong trường
Tham khảo một số anh chị đi trước tại các trường đại học "trong tầm ngắm" là một trong những yếu tố khiến bạn "nhảy vọt" trên con đường tìm hiểu về ngành nghề. Những anh chị hơn 1-2 tuổi sẽ cho bạn biết liệu mình có phù hợp với văn hóa, môi trường, cách thức học tập,... ở ngôi trường đó hay không. Còn đối với các bậc tiền bối hơn 4-5 tuổi, những trải nghiệm về nghề là điều bạn nên khai thác từ họ!
Và hãy nhớ rằng, tạo mạng lưới quan hệ xã hội rộng chưa bao giờ là không tốt trong bất cứ ngành nào.
5. Giữ tinh thần lạc quan và không bỏ cuộc!
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, bạn phải hoàn toàn tin vào bản thân mình. Thật tốt nếu bạn chọn được ngôi trường phù hợp với bản thân, nhưng cũng đừng quá hoang mang khi cảm thấy mình đang "sập bẫy" vào một ngành nghề mình không hề yêu thích.
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong bất cứ thành công nào là sự lạc quan. Tự tin theo đuổi lựa chọn của bản thân và luôn giữ bản thân ở trạng thái tích cực, nếu làm được điều này, bạn đã thành công một nửa rồi!
Một điều nữa, tuyệt đối không cho phép bất cứ ai giới hạn suy nghĩ và lập trường của bản thân bạn về nghề nghiệp cũng như ngôi trường đại học bạn quyết định theo đuổi.
Theo Helino
Thêm một trường cao đẳng tuyển sinh ngành Dược, Điều dưỡng Trường Cao đẳng Việt Mỹ (APC) vừa công bố sẽ chính thức tuyển sinh 02 chuyên ngành mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ là Dược và Điều dưỡng, bắt đầu từ năm học 2018 - 2019. Bắt đầu từ tháng 03/2019, Trường Cao đẳng Việt Mỹ sẽ tuyển sinh ngành Dược và Điều dưỡng. Qua 11 năm dần khẳng định uy...