Công tác giáo dục thường xuyên: Nhìn về bản chất?
Trong suy nghĩ của nhiều người giáo dục thường xuyên (GDTX) dành cho học sinh trượt THPT, là bổ túc văn hóa. Thậm chí cho rằng các trung tâm GDTX hiện nay “vét” thí sinh như “cào hết” vì “nhiệm vụ” xóa mù chữ, đồng nghĩa với đó là chất lượng giáo dục của Trung tâm GDTX là không tốt, không thể nào bằng chương trình học của các trường Trung học, Phổ thông, Đại học. Vậy, bản chất công tác giáo dục thường xuyên của Bộ hiện nay như thế nào?
Giáo dục chính quy hay phi chính quy
Khái niệm GDTX được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Luật Giáo dục hiện hành đã chỉ rõ: Hệ thống giáo dục ban đầu: Bao gồm những thiết chế giáo dục chính quy như các cơ sở giáo dục: từ nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông các cấp, trường dạy nghề, đến trường cao đẳng và đại học. Và Hệ thống giáo dục tiếp tục: Bao gồm những thiết chế giáo dục không chính quy như Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã, Trung tâm Ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng ngắn hạn.
Theo đó, tất cả các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường là các công ty, doanh nghiệp tư thục, là trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng. GDTX bao gồm giáo dục không chính quy và phi chính quy, nếu GD chính quy là GD trong nhà trường, tại các nhà trường chính quy và lấy văn bằng trong những thời hạn nhất đinh. Giáo dục không chính quy là giáo dục không dẫn tới bằng cấp, học nhiều độ tuổi khác nhau, vừa học vừa làm. (trong Luật Giáo dục hiện hành coi hình thức này cũng là không chính quy). Phi chính quy là học theo nhu cầu người học. Cần phải coi trọng điều đó để nâng cao nghiệp vụ, giỏi nghiệp vụ, tuyển dụng phải qua năng lực.
Nhà nước đã có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên. Theo Điều 45 luật GD : Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau: “ Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học: cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.”
Việt Nam hiện nay có tới trên 60 triệu người lớn cần được những cơ hội và điều kiện học tập thường xuyên để nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyển đổi nghề nghiệp… thích ứng với một thế giới biến đổi liên tục. Đó cũng là lý do nếu người dân hiểu không đúng bản chất của GDTX thì những quy định của luật về ngành GD nước ta sẽ rơi vào cảnh “mất thiêng” – không còn nhiều giá trị.
Mở rộng với nhiều đối tượng người học
Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng học ở trung tâm GDTX là việc của học sinh, sinh viên và người làm công tác nghiên cứu. Việc học tập gần như đã “dừng lại” sau cánh cổng trường ĐH, trường nghề. Tuy nhiên GDTX không nhằm đến một đối tượng cụ thể nào mà dành cho tất cả mọi người. Với người lớn, là những người đi học (học viên) tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục tiếp tục, học theo những chương trình học tập không chính quy/GDTX. Việc học không chỉ dành riêng cho bồi dưỡng trình độ cho giáo viên, giảng viên, mà nhiều người khác rất cần phải học (người về hưu học để xóa mù tài chính, xóa mù công nghệ, xóa mù luật pháp,…). Việc giáo dục học tập của người lớn không để lấy bằng cấp, chủ yếu để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc học của người lớn hiện nay thực sự được quan tâm đúng mức.
Các em học sinh học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Cần nhìn nhận rằng, việc học tập của người lớn chủ yếu là quá trình tự nỗ lực, nhưng không phải ai cũng có thể tự học, “người ta” phải biết là học ở đâu, học như nào và nhà nước cần có dịch vụ đó để cung ứng; cần có thầy hướng dẫn khi người học “lực bất tòng tâm”, có phương pháp học, có tài liệu và cách học của người lớn. Chương trình của người lớn cần có nội dung học tập đa dạng, linh hoạt, bổ sung những kiến thức để phục vụ cho công việc và cho cuộc sống, vốn không ngừng thay đổi. Với nhiều người lớn, việc học vẫn đang là một “cơn khát”.
Ngày 22 tháng 6/2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong văn bản số 2574/GDĐT – VP về việc trả lời chất vấn ĐBQH tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIV, bàn về giải pháp của ngành cải thiện dạy và học tại TT học tập cộng đồng – những điểm mới sửa đổi, bổ sung về GDTX trong dự thảo Luật Giáo dục được Bộ trưởng đề nghị bổ sung nội dung về chính sách phát triển GDTX nhằm thúc đẩy việc học tập của người lớn. Rõ ràng, việc tổ chức học tập cho người lớn cần phải có phương pháp, nội dung học tập phù hợp tâm sinh lý và nhu cầu học tập của người lớn. Người lớn nếu không học sẽ nhanh chóng lạc hậu, bị đào thải, như “đi thuyền trên dòng nước ngược”, không tiến ắt lùi. Hệ thống giáo dục người lớn, giáo dục không chính quy, giáo dục từ xa… dù dưới hình thức nào cũng là một phương tiện, cơ hội để học tập. Chúng ta cần nâng cao nhận thức cho người dân để mỗi cá nhân không ngừng học tập, nên tìm mọi cơ hội để được học tập thực sự phục vụ cho công việc cuộc sống chứ không chỉ học vì bằng cấp, học cho xong.
Video đang HOT
Là hạt nhân của xã hội học tập suốt đời (HTSĐ)
Việc coi GDTX là một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010″: “Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người công dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập”.
Nhìn lại vai trò GDTX, Luật Giáo dục tại Điều 44 quy định rõ : Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Theo đó, GDTX cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; nâng cao công tác dạy nghề ngắn hạn cho HS; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm cho người lớn trong sản xuất và cuộc sống. Đó cũng là nơi phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật đến với mọi người dân.
Có thể thấy, công tác GDTX của Bộ hiện nay là đào tạo liên tục, là học tập suốt đời. HTSĐ được hiểu là người dân được học liên tục, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Do cuộc sống còn nhiều khó khăn cho nên người ta chỉ nhìn thấy mục tiêu trước mắt mà chưa có tầm nhìn xa là phải học, học thường xuyên để phát triển bản thân và thay đổi cuộc sống. Nếu mỗi cá nhân không ngừng học tập trong mỗi cuộc đời thì năng suất lao động không được liên tục nâng cao; chất lượng cuộc sống không được liên tục cải thiện. HTSĐ gắn liền cải thiện chất lượng cuộc sống. Bất kỳ cá nhân nào trong xã hội cảm thấy cần có kiến thức và kỹ năng để đạt được hoặc cải thiện giá trị nào đó trong cuộc sống đều có thể tham gia HTSĐ.
Như vậy, giáo dục không chỉ là học tập trên lớp, trong trường học, mà là mọi nơi mọi lúc. GDTX là học tập suốt đời. Học tập suốt đời là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của các nước. Trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay thì nhu cầu đó càng bức thiết hơn bao giờ hết. Để đáp ứng đòi hỏi của công việc, cuộc sống, của thế giới thì hàng ngày hàng giờ chúng ta vẫn phải không ngừng học, dù theo nhiều cách thức khác nhau – không phải chỉ “Nhà bác học không ngừng học” mà ngay cả một người bình thường cũng cần phải “học, học nữa, học mãi”.
Phương Vy
Theo congluan
Vì sao trường đại học phải là nơi học tập suốt đời của người lớn?
Nền giáo dục phải được cải cách toàn diện. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự; Phải xóa bỏ hàng rào giả tạo và lỗi thời giữa các ngành giáo dục và các cấp, bậc giáo dục, giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, xóa bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa giáo dục phổ thông, giáo dục khoa học kỹ thuật và chuyên nghiệp.
Giáo dục phải trở thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải giúp vào việc đề cao mọi khía cạnh sáng tạo của con người
Từ ngày 18 đến ngày 21/01/1988, tại Điện Elyse'e (Paris, Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế "Những đe dọa và hứa hẹn ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI theo lời mời của ông F.Mitterand - Tổng thống Cộng hòa Pháp hồi bấy giờ) và nhà văn Mỹ Elie Wiesel, người được giải thưởng Nobel vì Hòa bình năm 1988 cùng tổ chức Elie Wiesel Foundation for Humanity.
Có 74 vị được giải thưởng Nobel tham dự gồm một số nhà khoa học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị. Hơn 20 năm qua, tôi tham gia các cuộc vận động người lớn học tập suốt đời, thông qua các cuộc thi đua xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, thôn bản/tổ dân phố học tập, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn xã học tập.
Càng đi sâu vào nội dung học tập của người lớn, tôi càng thấm thía những quan điểm cơ bản trong khuyến cáo chung của Hội nghị này, trong đó đặc biệt là các ý kiến sau đây của họ, cho dù đó là những khuyến cáo có từ 30 năm về trước:
- Mọi hình thức của sự sống phải được coi là di sản cơ bản của loài người. Vì vậy, phá hủy thế cân bằng của sinh thái là một tội ác đối với tương lai;
- Loài người là một và mỗi cá nhân thuộc loài người đều có như nhau những quyền được tự do, bình đẳng và hữu ái;
- Sự giàu có của loài người còn xuất phát từ sự đa dạng của loài người. Sự đa dạng này phải được bảo vệ trên mọi phương diện văn hóa, sinh học, triết học, tinh thần.
Muốn vậy, những đức tính như khoan dung, lắng nghe ý kiến của người khác, cự tuyệt những chân lý bất di bất dịch cần được không ngừng nhắc nhở; Những vấn đề quan trọng nhất đặt ra với loài người hiện nay vừa mang tính phổ biến, vừa phụ thuộc lẫn nhau; Khoa học là một dạng quyền lực, và khả năng đến với khoa học phải được chia đều cho các cá nhân và các dân tộc;
Giáo dục phải trở thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải giúp vào việc đề cao mọi khía cạnh sáng tạo của con người;
Cần phải làm cho khoa học và kỹ thuật trở thành những thứ có thể với tới, nhất là tại các nước đang phát triển, để giúp cho các nước này làm chủ được tương lai và tự quyết định những loại tri thức nào mà họ coi là cần cho sự phát triển của họ.
Cũng vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, UNESCO đã đưa ra nhiều khuyến cáo liên quan như: Giáo dục thường xuyên phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi chính sách giáo dục tại các quốc gia phát triển và đang phát triển; Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời, không chỉ bó hẹp trong những bức tường trường học.
Nền giáo dục phải được cải cách toàn diện. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự; - Xóa bỏ hàng rào giả tạo và lỗi thời giữa các ngành giáo dục và các cấp, bậc giáo dục, giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, xóa bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa giáo dục phổ thông, giáo dục khoa học kỹ thuật và chuyên nghiệp.
Ngay từ cấp sơ học, giáo dục đã mang tính chất kết hợp giữa lý thuyết với công nghệ, với thực hành thủ công; Giáo dục đại học cần mở rộng và đa dạng để đáp ứng các đòi hỏi của từng con người và cả cộng đồng. Muốn vậy, trước hết phải có sự thay đổi trong quan niệm và thái độ cổ truyền với trường đại học.
Tôi tâm đắc với những quan niệm trên đây và thấy rằng, trường đại học cần chia sẻ trách nhiệm đào tạo của mình với hệ thống giáo dục người lớn như sau: Chúng ta đang rất cần những cán bộ, công chức, viên chức, những công nhân với các bậc tay nghề khác nhau, những nông dân đang đi vào cuộc cách mạng xanh, thực hiện công nghiệp hóa lĩnh vực nông nghiệp... tham gia vào các hình thức học tập như một phong trào quần chúng rộng rãi.
Nền sản xuất đang làm nảy nở ở họ những nhu cầu đa dạng về học vấn sau trung học. Trường đại học chứ không phải ai khác nên gánh vác trách nhiệm này. Thế hệ trẻ đang trên đường được phổ cập giáo dục bậc trung học. Ra trường, những lớp người này sẽ chọn cho mình hướng học tập để có một nghề nhất định. Họ sẽ là những lao động cần được tiếp cận thường xuyên với học vấn đại học để phát triển công việc chuyên môn nghề nghiệp của mình.
Trường đại học cần tính đến việc đáp ứng nhu cầu học đại học của người lớn
Trong tương lai gần, các cơ sở giáo dục không chính quy dành cho các lớp lao động sẽ phải thực hiện những chương trình đào tạo, huấn luyện ở trình độ sau trung học. Trường đại học cần tính đến việc đáp ứng nhu cầu học đại học của người lớn, từ đó có những cách thức chia sẻ tri thức cho họ, đồng thời không đóng cửa trước khả năng quay trở lại nhà trường của không ít người lớn.
Chính vì thế, tại nhiều quốc gia, trong trường đại học có các khoa dành cho người lớn hoặc có trường đại học riêng cho người lao động và người cao tuổi. Với cách hiểu này, tôi quan niệm rằng, trường đại học nên có những chức năng sau đây:
Thứ nhất, trường đại học là nơi hội tụ các chức năng truyền thống gắn liền với việc truyền đạt tri thức, nghiên cứu, canh tân, đào tạo và giáo dục liên tục, giải quyết đồng thời các nhiệm vụ sau: Đào tạo những thế hệ sinh viên có năng lực nghiên cứu và giảng dạy; Đào tạo chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội; - Mở cửa cho tất cả mọi người; - Hợp tác quốc tế.
Thứ hai, với vai trò xã hội, các trường đại học sử dụng quyền tự chủ của mình vào việc tranh luận những vấn đề lớn về đạo đức và khoa học mà xã hội tương lai phải đối mặt.
Thứ ba, cung cấp cho người lớn những học vấn đại học và tạo cơ hội cho nhiều người lớn quay trở lại trường (ở một số quốc gia, một số người lớn xin nghỉ việc để về trường học những điều cần thiết, sau đó họ tiếp tục làm việc. Người ta bảo đó là phương thức nghỉ hưu nhiều lần).
Song, hiện nay, công nghệ học tập đang phát triển mạnh, trường đại học nên tổ chức các khóa học trực tuyến cho người lớn hoặc xây dựng các tư liệu giáo dục mở để người lớn truy cập hàng ngày.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở nền tảng cho các chương trình phát triển, cho việc hoạch định chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ năm, giáo dục đại học là công cụ định hướng cho cải cách và đổi mới giáo dục. Giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp không nắm bắt hướng phát triển của giáo dục đại học thì sẽ luôn rơi vào tình trạng lạc hậu và mất hướng phát triển.
GS.TS Phạm Tất Dong
Theo Dân trí
Trường ĐH phải phát triển học liệu mở để đẩy mạnh học tập suốt đời Muốn đẩy mạnh việc học tập suốt đời của người lớn, các trường ĐH phải phát triển học liệu mở để chia sẻ rộng rãi hơn trong xã hội, phải gắn thật sát với thực tiễn ở địa phương để phục vụ công tác đào tạo và hỗ trợ, phổ biến tri thức trong cộng đồng thông qua hệ thống GDTX. Phó thủ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tướng Nga: Ukraine không còn khả năng thay đổi cục diện chiến trường
Thế giới
19:58:26 21/02/2025
Axios: Thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine đã xuất hiện thay đổi đáng kể
Uncat
19:51:57 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
Sao việt
19:47:17 21/02/2025
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới
Lạ vui
19:25:34 21/02/2025
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"
Tv show
19:24:43 21/02/2025
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!
Góc tâm tình
18:12:13 21/02/2025
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới
Sao thể thao
17:21:20 21/02/2025