Công nhân Việt Nam đóng tàu tên lửa lớn nhất của Đài Loan
Ngày 31.3.2015, Đài Loan đã chính thức đưa vào hoạt động tàu tên lửa tàng hình lớn nhất mang tên Tuo Jiang. Điều đặc biệt là con tàu chiến hiện đại 2 thân này do công nhân Việt Nam đóng tại xưởng đóng tàu Lung Teh ở cảng Suao.
Ngày 31.3.2015, Đài Loan đã chính thức đưa vào hoạt động tàu tên lửa tàng hình lớn nhất mang tên Tuo Jiang. Điều đặc biệt là con tàu chiến hiện đại 2 thân này do công nhân Việt Nam đóng tại xưởng đóng tàu Lung Teh ở cảng Suao.
Theo Defense News, buổi lễ tiếp nhận chính thức tàu tên lửa tàng hình 2 thân Tuo Jiang diễn ra ở cảng Cao Hùng ngày 31.3.2015, có sự tham dự của người đứng đầu lãnh thổ Đài Loan là Mã Anh Cửu.
Tàu tên lửa tàng hình 2 thân Tuo Jiang khởi đóng từ cuối năm 2012 tại xưởng đóng tàu của tập đoàn Lung Teh. Tàu dài 60 m, ngang rộng nhất 14 m, lượng choán nước chỉ 550 tấn, tốc độ tối đa 71 km/giờ, thuỷ thủ đoàn 41 người, tầm hoạt động 3.704 km.
Tàu vũ trang 16 tên lửa diệt hạm gồm 8 tên lửa Hùng Phong II (tầm bắn xa 160 km) và 8 tên lửa diệt hạm tốc độ siêu âm Hùng Phong III (tốc độ bay 3.000 – 3.600 km/giờ, tầm bắn từ 30 – 150 km, được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay). Các tên lửa này bố trí trong các ống phóng đặt ở phần giữa tàu, phía trên cao.
Ngoài ra tàu còn vũ trang 6 ống phóng ngư lôi loại Mark 32 ở phía trước và bên mạn tàu, 1 pháo bắn nhanh tầm gần Phalanx, 4 súng phòng không 12,7 mm, 1 pháo hạm Otoberda 76 mm ở phía mũi tàu.
Đài Loan dự kiến sẽ đóng thêm 11 tàu tên lửa tàng hình nữa (trị giá 66 triệu USD/tàu), để nâng cao khả năng đối phó với Trung Quốc.
Cũng tại buổi lễ biên chế tàu Tuo Jiang, ông Mã Anh Cửu loan báo sẽ đóng thêm tàu ngầm thay thế 4 tàu hiện đã quá cũ của hải quân lãnh thổ này, dự kiến cần từ 4-8 chiếc mới.
Điều lý thú là theo Defense News, công nhân đóng con tàu tên lửa hiện đại này là người Việt Nam. Vào ngày 23.12.2014, tại buổi lễ ra mắt con tàu ở cảng Suao, trong thành phần tham dự buổi lễ có cả các công nhân Việt Nam tham gia đóng tàu này. Phóng viên Defense News còn nghe được họ trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
Một quan chức cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết “Công nhân Việt Nam được thuê để đóng con tàu này trong các khâu nặng nhọc, nhưng không tham gia các khâu lắp đặt thiết bị nhạy cảm và các hệ thống khác của tàu”.
Video đang HOT
Trước đó có nhiều tranh cãi trong chính quyền lãnh thổ Đài Loan về chương trình đóng tàu chiến, tàu ngầm nội địa là sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người Đài Loan. Tuy nhiên hãng đóng tàu Đài Loan đã tuyển dụng công nhân Việt Nam vì giá nhân công rẻ, và công nhân Đài Loan không muốn tham gia vào các công việc khó khăn này.
Tàu tên lửa tàng hình Tuo Jiang lớn nhất của Đài Loan tại lễ ra mắt ngày 23.12.2014. Tàu này do công nhân Việt Nam đóng tại xưởng đóng tàu ở cảng Suao, phía bắc Đài Loan – Ảnh: AFP
Tàu tên lửa tàng hình 2 thân Tuo Jiang nhìn từ xa. Phía trên ở phần giữa tàu là các ống phóng tên lửa diệt hạm – Ảnh: AFP
Tham gia vào dự án đóng tàu tên lửa tàng hình của Đài Loan còn có nhiều tập đoàn nước ngoài như Hose-McCann Communications (Mỹ), Pan Delta Controls (Singapore), Master Clock Systems, Garmin International (Hàn Quốc), MTU Marine (Đức), Scott Safety (Anh), Marine Jet Power (Thuỵ Điển).
Đài Loan phải đối phó với mối đe doạ từ Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của mình và bố trí hơn 1.500 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chĩa vào đảo Đài Loan.
Các ống phóng chứa tên lửa diệt hạm Hùng Phong II và Hùng Phong III trên tàu Tuo Jiang – Ảnh: Cơ quan quốc phòng Đài Loan
Tên lửa diệt hạm siêu âm Hùng Phong III có tốc độ hơn 3.000 km/giờ, tầm bắn đến 150 km, do Đài Loan chế tạo và tự hào gọi là “sát thủ tàu sân bay”
Theo Thanh Niên
Hải quân Đài Loan biên chế "sát thủ tàu sân bay"
Hải quân Đài Loan đã chính thức biên chế tàu chiến tên lửa Đà Giang được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
Ngày 31/3, Hải quân Đài Loan đã tổ chức buổi lễ biên chế 2 tàu chiến Đà Giang và Bàn Thạch tại quân cảng Tả Doanh, thành phố Cao Hùng, Đài Loan.
Tham dự buổi lễ có sự xuất hiện của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu.
Đà Giang là tàu tên lửa tàng hình đầu tiên của Đài Loan áp dụng thiết kế 2 thân. Nó được cựu lãnh đạo cơ quan quốc phòng nước này gọi là tàu chiến nhanh và có hỏa lực mạnh nhất châu Á.
Tàu chiến tên lửa Đà Giang có lượng giãn nước 500 tấn, dài 60,4 m, rộng 14 m, tốc độ cao nhất đạt 38 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 2.000 hải lý.
"Át chủ bài" của tàu là 16 tên lửa hành trình chống hạm gồm 8 tên lửa siêu âm Hùng Phong 3 được thiết kế chuyên để phá hủy tàu sân bay và 8 tên lửa cận âm Hùng Phong 2.
Buồng lái khá tiện nghi của tàu tên lửa Đà Giang.
Ngoài tên lửa Hùng Phong, tàu Đà Giang được trang bị pháo hạm 76mm và một bệ pháo phòng không 6 nòng 20mm Phalanx.
Cùng với tàu tên lửa Đà Giang, Hải quân Đài Loan chính thức biên chế tàu tiếp tế tổng hợp Bàn Thạch. Đây được xem là tàu tiếp tế lớn nhất, hiện đại nhất của Đài Loan hiện nay.
Việc biên chế 2 tàu chiến này sẽ mở ra một chương mới cho Hải quân Đài Loan.
Theo Kiến Thức
Đài Loan cho AH-64E Apache, P-3C tập trận Hán Quang Các máy bay AH-64E Apache, P-3C mà Đài Loan đưa vào diễn tập đều là các trang bị quân sự mua từ Mỹ. Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 3/3/2015 tuyên bố quân đội hòn đảo sẽ đưa các máy bay chiến đấu AH-64E Apache và máy bay trinh sát săn ngầm P-3C tham gia vào cuộc tập trận mang tên Hán Quang...