Công nhận tín chỉ đào tạo: Chuyển động từ nhà trường
Đào tạo theo tín chỉ là xu hướng được hầu hết trường đại học thực hiện, giúp các trường thiết kế chương trình thuận lợi hơn.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM trong phòng thí nghiệm.
Việc nhiều trường đại học cùng khối, tương đồng về chương trình đào tạo công nhận tín chỉ lẫn nhau thời gian gần đây còn mang lại nhiều lợi ích cho người học. Sinh viên chủ động hơn trong học tập.
Đơn vị tiên phong
Tiên phong thực hiện công nhận chương trình đào tạo và tín chỉ tương tương trong các chương trình học phù hợp là 4 đơn vị: Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC), Trường Đại học Mỏ – Địa chất (HUMG), Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Xây dựng (NUCE).
Bốn đơn vị này vào năm 2018 đã ký kết hợp tác toàn diện, trong đó có việc phối hợp đào tạo các môn học tương đương, công nhận các tín chỉ tương đương trong các chương trình học phù hợp của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; thực hiện chương trình trao đổi sinh viên…
Tiếp theo sự hợp tác trên là sự kiện 7 trường đại học thuộc khối kỹ thuật hàng đầu cả nước gồm: ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Thủy lợi, ĐH Xây dựng ký hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TPHCM, các trường trong khối thỏa thuận về hợp tác chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo các bậc học; xây dựng mô hình đồng hướng dẫn sinh viên/học viên cao học/nghiên cứu sinh làm luận văn/luận án tốt nghiệp. Người học ở mỗi trường sẽ được khai thác nguồn tài liệu số của 7 trường, cũng như được đăng ký học ngành phù hợp.
TS Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cho rằng việc công nhận tín chỉ đào tạo phù hợp bối cảnh mà cuộc cách mạng số đang tạo ra những công nghệ mới trong giảng dạy. Biên giới và không gian học tập được mở ra vô hạn, cho phép sinh viên, học viên có thể học bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.
Mới đây nhất, 10 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện Chính sách và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng ký thỏa thuận hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Theo TS Bùi Quang Hùng, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TPHCM, với thỏa thuận được thông qua, sinh viên (hệ chính quy) các trường trong nhóm được đăng ký học tập 1 – 2 học kỳ ở trường khác, mỗi kỳ từ 12 – 25 tín chỉ.
“Sinh viên sẽ học, thực tập, nghiên cứu cùng với sinh viên của trường tiếp nhận. Trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm học tập, rèn luyện, xác nhận hoàn thành chương trình cho sinh viên. Trường cử đi có trách nhiệm công nhận hoặc miễn/chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học (cả học phần bắt buộc, tự chọn) hoặc tính điểm rèn luyện khi người học tham gia các hoạt động ngoại khóa theo quy định.
Video đang HOT
Sinh viên chỉ phải đóng học phí theo số tín chỉ đăng ký học tập cho trường cử đi, không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận. Việc hợp tác này không chỉ giúp sinh viên chủ động cho kế hoạch học tập, mà còn có thể rút ngắn thời gian học tập và tốt nghiệp sớm nếu biết sắp xếp kế hoạch”, TS Hùng nói.
Ảnh minh họa/INT
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Quy chế đào tạo trình độ đại học đã quy định rõ việc học cùng lúc hai chương trình. Cụ thể, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công. Quy chế đào tạo cũng quy định việc các trường đại học được phép thực hiện hoạt động trao đổi sinh viên và công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ.
Nhìn nhận việc công nhận việc đào tạo theo tín chỉ và nhất là chấp nhận hoặc quy đổi tín chỉ đào tạo với nhau (ở một số nhóm ngành) giữa các trường mang lại nhiều thuận lợi cho sinh viên, TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết, mỗi năm trường đều có sinh viên tốt nghiệp khi mới chỉ học 3,5 năm thay vì 4 năm nhờ xu hướng trên.
“Trong bối cảnh tự chủ đại học, các trường rục rịch tăng học phí thì việc công nhận tín chỉ đào tạo của nhau hoặc đồng ý quy đổi tín chỉ đào tạo qua lại giúp giảm chi phí đào tạo, sinh viên sẽ chủ động hơn với kế hoạch và thời gian học tập của mình. Việc học trường này nhưng vẫn có thể học môn nào đó ở trường khác còn giúp sinh viên tiết kiệm chi phí, kịp hoàn thành số tín chỉ cần tích lũy theo nhu cầu hoặc trả nợ môn…
Theo tôi sự thuận lợi này có nền tảng và cơ sở để mở rộng, khi hiện nay các trường đều xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra cũng như tham gia sâu vào công tác kiểm định chất lượng… nên có thể yên tâm”, TS Trần Đình Lý chia sẻ.
Trong bối cảnh mà các thành tựu của công nghệ thông tin đang tạo ra những điểm nhấn mạnh mẽ cho hoạt động chuyển đổi số trong nhà trường, việc các trường đại học công nhận, chấp nhận quy đổi tín chỉ đào tạo với nhau cho phép sinh viên dễ dàng và chủ động hơn trong việc tích lũy tín chỉ học tập. Chia sẻ quan điểm, TS Thái Doãn Thanh đồng thời nhấn mạnh: “Việc chia sẻ nền tảng học liệu, cơ sở vật chất cùng đội ngũ giữa các trường với nhau theo tôi là lợi nhiều hơn mất”.
GS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, nhấn mạnh: Công nhận tín chỉ tạo điều kiện cho người học có nhiều lựa chọn phù hợp, đồng thời tạo áp lực tích cực, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện hơn nữa của cơ sở giáo dục. Vừa qua, Trường ĐH Mở TPHCM cũng có thỏa thuận hợp tác với nhiều đơn vị khác có chỉ số chương trình đào tạo tương đồng để xây dựng hệ sinh thái giáo dục mở, góp phần xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam.
Trường dạy trực tuyến dịp tết, sinh viên hồ hởi
Một số trường đại học kích hoạt lại việc dạy học trực tuyến trong dịp tết khiến sinh viên phấn khởi vì có thêm thời gian thu xếp về quê, tránh quá tải trong dịp này.
Từ đầu năm 2022, thời điểm dịch COVID-19 đã được kiểm soát, các trường mở cửa đón sinh viên (SV) đại học (ĐH), cao đẳng học trực tiếp trở lại, việc dạy học trực tuyến hầu như "vắng bóng".
Thế nhưng vừa qua một số trường đã kích hoạt lại hình thức học này nhằm kéo dài thời gian về quê đón tết Nguyên đán 2023 khiến SV, học viên vô cùng hồ hởi.
Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đang thực hiện dạy học trực tuyến. Ảnh: LIÊN THOA
Được về quê đến một tháng
Theo thông báo của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, SV được chính thức nghỉ tết từ ngày 16 đến 29-1-2023. Tuy nhiên, trong thời gian này trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến trong hai tuần, gồm một tuần trước và một tuần sau tết.
Bùi Hoàng Bảo An (SV năm thứ ba, quê Thanh Hóa) cho biết ban đầu dự định nếu chỉ nghỉ hai tuần sẽ ở lại làm thêm và đón tết ở Bình Dương nếu vé máy bay quá đắt. "Tuy nhiên, khi nhận được thông báo của trường, em vui lắm. Có thêm nhiều thời gian nên em quyết định mua vé tàu về luôn để tiết kiệm hơn" - Bảo An chia sẻ.
Theo đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, SV và người làm việc ở trường đến từ nhiều vùng, miền khác nhau trên cả nước, không có thời gian để về thăm gia đình thường xuyên. Do đó, trường muốn tạo điều kiện thuận lợi cho họ đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn vào dịp tết, vừa tránh ùn tắc giao thông vừa cân đối tiết kiệm chi phí đi lại.
Trường muốn tạo điều kiện thuận lợi cho họ đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn vào dịp tết, vừa tránh ùn tắc giao thông vừa cân đối tiết kiệm chi phí đi lại.
Tương tự, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng quyết định cho SV nghỉ tết chính thức từ ngày 16 đến 29-1-2023. Tuy nhiên, hai tuần sau ngày 29-1-2023, trường tổ chức cho giảng viên, người học thực hiện dạy và học trực tuyến theo thời khóa biểu đã đăng ký.
Đối với các lớp học phần đặc thù hoặc có nội dung không phù hợp với hình thức trực tuyến, giảng viên sẽ thống nhất phương án với người học để vẫn đảm bảo kế hoạch đào tạo. Như vậy, nếu tính cả hai ngày cuối tuần, SV trường này có thể về nhà đến 30 ngày mới trở lại trường học.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho SV nghỉ tết chính thức trong nửa tháng 1-2023. Tuy nhiên, để SV không cập rập trở lại TP.HCM, trường bố trí thêm một tuần học trực tuyến từ ngày 30-1 đến 5-2-2023.
Trong thời gian học trực tuyến, trường yêu cầu việc dạy phải theo đúng thời khóa biểu được Phòng đào tạo sắp xếp. Giảng viên chủ động thông tin cho SV và lựa chọn công cụ giảng dạy trực tuyến phù hợp.
Việc dạy học trực tuyến vẫn còn mới, xa lạ với hầu hết tân SV. Vì thế, trong các đợt sinh hoạt đầu khóa trường đều lồng ghép hướng dẫn cho SV cách thức học tập trực tuyến, giúp các em có thể hòa nhập và học tập tốt nhất.
TS THÁI DOÃN THANH,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH
Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
Mỗi trường duy trì dạy trực tuyến một kiểu
Theo quy định, Bộ GD&ĐT cho phép các trường ĐH được tổ chức lớp học trực tuyến trong thời lượng tối đa (chính quy hay vừa làm vừa học) 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, sau dịch COVID-19, ở nhiều trường việc dạy học trực tuyến vẫn được triển khai nhưng chủ yếu trên tinh thần khuyến khích, tự nguyện.
Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, TS Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng trường, cho hay hiện nay trường vẫn triển khai 25%-30% các học phần trong chương trình đào tạo bằng hình thức trực tuyến.
Theo ông Thanh, hình thức này thực hiện trên tinh thần tự giác của giảng viên và SV sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của thầy cô cũng như người học.
Ông Thanh cho rằng trường xác định dạy học trực tuyến là hình thức đào tạo chính quy song song với dạy học trực tiếp nên thường xuyên đánh giá, cải tiến, tập huấn cho giảng viên. Trường đang tiếp tục đầu tư các trang thiết bị, phần mềm bản quyền, nền tảng công nghệ... để phục vụ việc dạy học trực tuyến.
ThS Huỳnh Thanh Quảng, Trưởng Phòng công nghệ thông tin Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho hay sau dịch bệnh trường vẫn đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy blended-learning theo đề án giáo dục 4.0 đã triển khai trước đó. Trường tiếp tục khai thác và phát triển hệ thống E-learning (LMS) trên diện rộng, áp dụng trên tất cả hệ đào tạo.
Ngoài ra, trường cũng tiếp tục chú trọng tăng cường nguồn học liệu số dưới hình thức video, tiếp tục thực hiện ghi hình và biên tập video bài giảng cho các môn học trực tuyến tại phòng dạy học số.
Còn tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, theo ông Quách Thanh Hải, Trưởng Phòng đào tạo, đặc thù là trường kỹ thuật, đòi hỏi thực hành nhiều nên đa số thầy trò triển khai học trực tiếp để phát triển kỹ năng cho SV.
Riêng dạy học trực tuyến, ông Hải cho rằng trường vẫn thực hiện thông qua trung tâm dạy học số do trường đầu tư nhưng chỉ áp dụng cho những học phần đã được nghiệm thu. Khi đó, thầy cô giảng dạy, giao bài tập, kiểm tra, đánh giá... trên hệ thống và tối đa 20% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
Đánh giá trực tuyến chiếm không quá 50%
trong số điểm học phần
Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; có các giải pháp bảo đảm chất lượng và minh chứng về chất lượng tổ chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương thức trực tiếp.
Đối với mỗi học phần, SV được đánh giá bằng hình thức trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trong số điểm học phần.
(Theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ ĐH)
Hàng ngàn sinh viên nguy cơ bị buộc thôi học Thiếu định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường, thậm chí chọn bậc học khiến không ít sinh viên ngồi nhầm chỗ. Từ đó, trong quá trình học tập, nhiều sinh viên cảm thấy không phù hợp, kết quả học tập không đạt yêu cầu, quyết định bỏ học giữa chừng. Điểm số và số tín chỉ không đạt yêu cầu TS Nguyễn...