Công nhân phá núi xây hầm phát hiện một hố đen lạ, chuyên gia mất 3 tháng đào bới tìm ra ‘kho báu’
‘ Kho báu’ hơn 2.000 năm với nhiều bảo vật không thể sao chép này khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc.
Tình cờ tìm thấy “kho báu” độc nhất vô nhị hóa ra là có thật. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Tại thành phố Bảo Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), có một ngọn núi cao chưa đến 300 mét so với mực nước biển. Dưới chân núi có một ngôi làng nhỏ tên là Lăng. Một số người cho rằng hầu hết những địa điểm có từ “Lăng” đều liên quan tới các ngôi mộ cổ. Làng Lăng cũng không ngoại lệ. Ngôi làng này có nhiều đời canh giữ lăng mộ. Tuy nhiên, vì quá lâu nên những người dân trong làng cũng không biết lăng mộ nằm ở đâu và ai là chủ nhân.
Nhóm công nhân phát hiện ra một chiếc hố lạ trong quá trình xây dựng hầm trú ẩn.
Vào năm 1968, khi xây dựng một hầm trú ẩn ở đây, một nhóm công nhân bắt đầu cho nổ đá trên ngọn núi trên. Tuy nhiên, vụ nổ có vẻ bất thường khi xuất hiện âm thanh chói tai giống như tiếng trống. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau vụ nổ, ngoại trừ một lượng nhỏ sỏi bị bắn tung tóe, những viên đá lớn đã biến mất. Sau khi thuốc nổ tan đi, nhóm công nhân nhìn kỹ hơn và phát hiện có một hố đen lớn ở trên núi. Hóa ra, tất cả những viên đá lớn đều rơi vào trong cái hố này.
Nhận thấy cái hố kỳ lạ này có thể ẩn chứa lăng mộ cổ, nên những người công nhân xây dựng đã lập tức thông báo tới lãnh đạo và các cơ quan chức năng. Ngay sau khi nhận được tin, các nhà khảo cổ học, nhà sử học và thậm chí cả các nhà sinh vật học đã tập trung tại làng Lăng để bắt đầu một cuộc khai quật với quy mô lớn.
Kết quả, sau 3 tháng khai quật, đào bới, các nhà khảo cổ xác định đây là một lăng mộ của nhà Hán, cách thời điểm được tìm thấy hơn 2.000 năm. Lăng mộ này có quy mô và mức độ hoành tráng dành cho hoàng đế. Chủ nhân của lăng mộ là Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng (? – 113 TCN), chư hầu vương đầu tiên của nước Trung Sơn, một nước chư hầu của nhà Hán. Trung Sơn Tĩnh vương còn nổi tiếng khi được nhắc đến là tổ tiên trực hệ của Lưu Bị, vị hoàng đế khai quốc của nước Thục Hán thời Tam Quốc.
Lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương.
Video đang HOT
Lưu Thắng là con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, vị hoàng đế thứ 6 của nhà Hán. Đến năm 154 TCN, Lưu Thắng được Hán Cảnh Đế lập làm Trung Sơn vương, cai quản nước Trung Sơn.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy có hơn 10.000 di vật văn hóa, trong đó riêng tiền cổ cũng được ước tính hàng tấn. Trong số này có hơn 4.000 di vật văn hóa được chế tác tinh xảo gồm nhiều đồ dùng làm bằng vàng, bạc, đồng và ngọc.
Tuy nhiên, trong số hàng nghìn di vật văn hóa, có 3 báu vật “độc nhất vô nhị” khiến các chuyên gia vô cùng phấn khích. Những báu vật này thậm chí còn gây chấn động thế giới vì giá trị và gần như không thể sao chép hay tạo ra phiên bản.
Dưới đây là 3 bảo vật hiếm có trong lăng mộ của của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng.
Thứ nhất, Kim Lũ Ngọc Y
Kim Lũ Ngọc Y là một trong những báu vật vô cùng quý giá trong lăng mộ Trung Sơn Tĩnh vương.
Đây là bộ giáp rất quý giá, được coi như là một biểu tượng cho địa vị cao quý của người đã khuất vào thời nhà Hán. Theo những ghi chép trong lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, các hoàng đế của nhà Hán đều tin rằng ngọc có thể giữ cho cơ thể người đã khuất không bị thối rữa. Do đó, ngọc là một vật quan trọng tượng trưng cho địa vị cao quý và là vật tùy táng thường xuất hiện trong những lăng mộ, ngôi mộ xa hoa.
Kim Lũ Ngọc Y là bộ giáp được làm chủ yếu từ vàng và ngọc bích. Trên thực tế, những bộ giáp này còn được phân chia theo địa vị của người mặc để chế tác như sử dụng chỉ vàng, bạc, đồng. Quy trình để làm ra bộ áo giáp bằng ngọc và vàng trên rất phức tạp và mất nhiều tiền bạc và thời gian.
Bộ giáp của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng được làm bằng ngọc bích và sợi chỉ vàng.
Đến nay, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 20 bộ giáp bằng ngọc. Tuy nhiên, chỉ có bộ Kim Lũ Ngọc Y của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng được coi là có tay nghề tinh xảo nhất. Chính vì vậy, bộ giáp gồm hơn 2.000 miếng ngọc bích của vị vua này được coi là quốc bảo trong số các quốc bảo hiện nay.
Thứ hai, đèn Trường Tín
Chân đèn bằng đồng hơn 2.000 năm được thiết kế độc đáo.
Đây là một chiếc chân đèn cách đây hơn 2.000 năm. Cổ vật này được đánh giá là có giá trị vượt xa hầu hết những chiếc bình bằng vàng, bạc và ngọc trong lăng mộ Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng. Lý do rất đơn giản là nó được chế tác quá tinh xảo.
Chiếc chân đèn có hình dạng giống như một cung nữ đang quỳ với một tay cầm đèn, một tay giống như đang bảo vệ ngọn đèn khỏi gió. Thiết kế này thực chất vô cùng độc đáo khi có thể hấp thụ khói dầu, ngăn ngừa ô nhiễm không khí, đồng thời nâng cao tính nghệ thuật, sự duyên dáng của chân đèn.
Hơn nữa, kỹ thuật đúc chân đèn bằng đồng cũng vô cùng tinh xảo và độc đáo. Sở dĩ bảo vật này được gọi là “Trường Tín” vì trên chân đèn có khắc 65 ký tự ghi lại công suất, trọng lượng và chủ sở hữu. Trong đó, chữ Trường Tín ám chỉ cung Trường Tín, một cung điện của nhà Hán.
Thứ ba, lư hương bằng đồng dát vàng
Chiếc lư hương bằng đồng dát vàng được tìm thấy trong lăng mộ Trung Sơn Tĩnh vương.
Chiếc lư hương bằng đồng trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương được đúc theo hình ngọn núi, rất độc đáo và tinh xảo. Bên ngoài lư hương được dát vàng. Khi các chuyên gia nhìn thấy chiếc lư hương này, tất cả đều ngạc nhiên vì bảo vật này đẹp và quý hiếm đến mức không ngờ. Theo các chuyên gia, lư hương bằng đồng hơn 2.000 năm tuổi được chế tác vô cùng phức tạp. Đây thực sự là một bảo vật rất khó có thể làm giả hay sao chép.
Ba bảo vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Chúng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Đào bới sân nhà, lộ ra mộ cổ 1.100 năm đầy kho báu
Trong quá trình đào sân để cơi nới ngôi nhà, một người đàn ông Na Uy đã phát hiện một phiến đá lạ, mở đường vào ngôi mộ cổ xa hoa của một chiến binh Viking.
Theo Live Science, một thanh kiếm sắt bị gỉ sét đã giúp các nhà khoa học xác định niên đại của ngôi mộ là vào khoảng những năm 800-900 sau Công Nguyên, tức thuộc thời đại Viking ở Bắc Âu.
Vợ chồng Anne - Oddbjørn Holum Heiland cùng con trai tại hiện trường khảo cổ - Ảnh: Joakim Wintervoll
"Chúng tôi có một hồ sơ tốt về "thời trang" cán kiếm ở Na Uy. So sánh nó với những thanh kiếm khác, chúng tôi tin rằng nó thuộc thế kỷ thứ IX đến thứ X"- nhà khảo cổ Joakim Wintervoll, làm việc cho chính quyền địa phương hạt Agder ở Na Uy giải thích.
Ngôi mộ cổ này không chỉ có giá trị vì nó đã hơn 1.100 năm mà còn vì vô số cổ vật quý giá được chôn theo người chiến binh Viking như đồ tùy táng.
Đó là một kho báu thực sự, ngoài thanh kiếm còn có một cây thương - loại vũ khí được thiết kế để dùng trên lưng ngựa, những hạt thủy tinh, một chiếc trâm đồng và khóa thắt lưng mạ vàng.
Ngôi mộ kho báu này được tìm thấy một cách bất ngờ hồi tháng 6 tại quận Setesdal ở hạt Agder, cách thủ đô Oslo khoảng 200 km về phía Tây Nam.
Một người dân địa phương là anh Oddbjørn Holum Heiland đã dùng máy đào để cải tạo sân nhà, nơi họ dự địch cơi nới thêm ngôi nhà, theo Science Norway. Khi chỉ vừa mới đào một chút ở con dốc phía sau nhà, anh đã tìm thấy một phiến đá thuôn dài. Đào sâu hơn nữa, chuôi của thanh kiếm nói trên hiện ra.
Phát hiện ra rằng mình có thể đã tìm ra một kho báu khảo cổ, anh đã ngừng đào và liên hệ với đơn vị khảo cổ học địa phương.
Các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng ngôi mộ cổ này liên quan đến một ngôi mộ cổ khác được tìm thấy năm 1930 ở một trang trại gần đó. Cách thức chôn cất dành cho người chiến binh không chỉ vinh danh ông mà còn là một cách để con cháu ông khẳng định quyền sở hữu vùng đất.
Ngôi mộ cũng được đào một cách cẩn thận trên trục Đông - Tây, thẳng hàng với mặt trời mọc. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm hiểu toàn diện ý nghĩa của ngôi mộ cổ này, cũng như những gì mà các cổ vật có thể tiết lộ về thời đại Viking ở Na Uy.
Máy xúc đào trúng khúc gỗ để lộ 'cục đá' lạ, chuyên gia lần theo manh mối tìm thấy kho báu Từ những 'cục đá' lạ tìm thấy bên trong khúc gỗ, các chuyên gia đã khai quật được kho báu với hàng chục nghìn bảo vật, trị giá hơn 11.000 tỷ đồng. Khúc gỗ và những "cục đá" kỳ lạ Ngày 20/4/2005, một công trình dẫn nước của thị trấn Giang Khẩu, huyện Bành Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, được thực hiện tại...