Công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng đột biến sau giãn cách
Trong suốt thời gian vừa qua, doanh nghiệp trong mảng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và công nghệ thông tin gần như không bị ảnh hưởng và vẫn đang tiếp tục “ nóng” về nhu cầu tuyển dụng sau giãn cách.
Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin rất nhiều. trong ảnh là Sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM thời điểm chưa có dịch – Đ.N.T
Đó là thông trong báo cáo “Thị trường lao động trong làn sóng Covid-19 thứ 4 – năm 2021: Thực trạng và hướng đi” của VietnamWorks ngày 6.10, dựa trên khảo sát từ 400 doanh nghiệp trong các lĩnh vực du lịch, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, kiến trúc, y tế, giáo dục… và 1.200 người lao động.
Công nghệ thông tin tuyển dụng đột biến
Bà Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc Nhân sự tại Navigos Group, cho biết làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 này đã có sức tác động mạnh mẽ hơn so với các đợt dịch năm 2020. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực ngành nghề ít hoặc gần như không bị ảnh hưởng và có nhu cầu tuyển dụng nhiều sau đợt giãn cách.
Báo cáo trên cho thấy khi được hỏi về thời gian mà hoạt động tuyển dụng trở lại bình thường sau giãn cách xã hội, hơn 56,7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ tuyển dụng ngay lập tức. Trong đó, tại cả TP.HCM và Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong thời điểm này vẫn là lớn nhất.
Công nghệ thông tin là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 – G.K
Video đang HOT
Bà Lương Tú Anh, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần BPO Mắt Bão, một công ty chuyên cung ứng nhân sự cho các doanh nghiệp, thông tin trong thời gian tới các doanh nghiệp thương mại điện tử và logistics đặt hàng rất nhiều, có đơn vị tăng đột biến nhu cầu, cần tuyển hàng trăm nhân sự chỉ trong vòng một tháng sau giãn cách và có kế hoạch tuyển trong nhiều thời điểm khác nhau. Trong đó, vị trí lập trình viên vẫn được tìm nhiều nhất.
Thạc sĩ Văn Chí Nam, Phó khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, lý giải: “Có thể nói đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhất. Dù dịch căng thẳng, các dự án phần mềm, cách dịch vụ công nghệ thông tin vẫn “chạy” bình thường. Khác với hoạt động lĩnh sản xuất, kinh doanh, xây dựng…, nhân viên trong lĩnh vực CNTT hoàn toàn có thể làm việc tại nhà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì thế, doanh nghiệp vẫn phát triển bình thường và cần tuyển dụng nhiều ở các vị tri như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kiểm thử phần mềm…”.
Bên cạnh đó, thạc sĩ Nam cho rằng trong thời đại ngày nay, tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đều ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển nên người học ngành nghề này ra không bao giờ lo thiếu việc. “Sinh viên công nghệ thông tin của trường và nhiều trường khác ngay từ năm 4 đã được doanh nghiệp tuyển dụng, cho thấy nhu cầu nhân lực ngành này đang rất “nóng”, thạc sĩ Nam chia sẻ.
Sau công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được coi là lĩnh vực có hoạt động ổn định trong dịch và tiếp tục tuyển dụng. Theo bà Nguyễn Thị Thu Kha, phòng Tuyển dụng của Ngân hàng HD, cho hay trong thời điểm dịch, các ngân hàng vẫn hoạt động bình thường, vì vậy việc tuyển người vẫn diễn ra ở một số đơn vị. Chẳng hạn ngân hàng HD sắp tới mở rộng chi nhánh và phát triển mạng lưới nên đang cần tuyển các vị trí như giao dịch viên, chuyên viên, trưởng bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp…
Du lịch, giáo dục, sản xuất cắt giảm lương và nhân sự nhiều nhất
Theo bà Phạm Thị Hoài Linh, có khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi dịch xảy ra. Trong đó, đa số là các doanh nghiệp trong mảng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và công nghệ thông tin. Lý do là những lĩnh vực này có khả năng duy trì hoạt động tốt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, không bị ảnh hưởng và tác động quá nhiều.
Doanh nghiệp về du lịch chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 – N.D
“Đợt dịch lần thứ 4 này có tác động lớn nhất đến các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch và giáo dục đào tạo. Có đến 25% đơn vị có quy mô nhân lực từ 10 – 50 đến 301 – 500 người thuộc các lĩnh vực này đã dừng hoạt động. Trong đó, khó khăn nhất là các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn, du lịch bị ách tắc doanh thu, gồng gánh chi phí để duy trì do tình trạng giãn cách kéo dài. Nhiều doanh nghiệp đến từ ngành bất động sản, xây dựng, kiến trúc, chế biến, sản xuất cũng gặp khó khăn nên người lao động bị cắt giảm từ 25 – 50% lương và phúc lợi”, bà Hoài Linh nhìn nhận.
Cũng theo khảo sát này, đợt dịch lần thứ 4 này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 87% người lao động. Trong số 1.200 người lao động được hỏi về tình trạng hiện nay, có đến 41,5% người lao động cho biết mình đã thôi việc và chưa có việc làm mới, phần lớn do nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự của công ty. Gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.
Bà Linh cho rằng, thị trường việc làm và tuyển dụng trong thời gian sau giãn cách và trong thời gian tới được dự báo sẽ là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của các ứng viên trên đường đua tìm kiếm việc làm. Vì vậy, để được nhận, ứng viên cần phải nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bạn trẻ có chuyên môn tốt, thích ứng linh hoạt với những thay đổi liên tục, sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Thí sinh kết thúc thi đánh giá năng lực với tâm lý nhẹ nhàng
Sáng nay 28.3, có 68.385 thí sinh đến các điểm thi để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, đạt 97.94% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Thí sinh vui vẻ trò chuyện, trao đổi sau khi kết thúc buổi thi - MỸ QUYÊN
Thí sinh trong lúc chờ đợi chuẩn bị mở nêm phong đề thi - MỸ QUYÊN
Ngay sau khi kết thúc 2,5 tiếng dự thi bài thi đánh giá năng lực, các thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nộp bài với tâm trạng hết sức thoải mái, vui vẻ. Nhiều nhóm học sinh nán lại để cùng trao đổi và chia sẻ tình hình làm bài của mình.
Thí sinh Nhữ Quốc Anh, Trường THPT Sương Nguyệt Anh, TP.HCM cho biết: "Tất cả các kiến thức trong đề thi đều khá dễ chịu, trong đó, môn văn là nhẹ nhàng nhất nhưng môn hoá thì tương đối khó. Em dự đoán mình được khoảng 800 điểm". Được biết, Quốc Anh dự định xét tuyển vào ngành logistics và công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Thí sinh nộp bài thi - MỸ QUYÊN
Trong khi đó, Trần Đức Minh, Trường THPT Nguyễn Du, vui vẻ cho hay so với đề thi mà Minh tham khảo ở các anh chị năm trước thì kiến thức xã hội trong đề thi năm nay có phần dễ hơn. "Tuy nhiên em thấy những câu thuộc môn hóa, sinh lại tương đối khó nên có khoảng 20 câu là em đánh lụi. Em dự kiến xét ngành cơ khí và quản lý công nghiệp của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và ngành marketing của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM", Minh chia sẻ.
Phún Phượng Thuỷ Tiên, Trường THPT Nguyễn Du, cũng cũng nhìn nhận đề khá nhẹ nhàng, trong đó kiến thức các môn xã hội dễ và các môn hóa, lý, sinh hơi khó. Tiên lý giải có lẽ do mình học khối D và xét ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh tế Luật và ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên sẽ "ăn" điểm ở những môn như tiếng Anh, văn học và toán. "Em nghĩ mình được khoảng 800 điểm", Tiên nhận định.
Một nhóm thí sinh trao đổi sau buổi thi - MỸ QUYÊN
Một nhóm thí sinh khác đến từ trường THPT Nguyễn Du cười nói khá vui vẻ vì hầu hết đều làm được bài. Đỗ Quốc Hưng cho rằng kỳ thi này không quá áp lực so thi tốt nghiệp THPT vì bài thi theo hình thức trắc nghiệm, kiến thức tổng hợp nhẹ nhàng. "Hơn nữa nếu điểm thấp em vẫn còn có thể xét bằng học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT nên em đi thi với tâm lý cũng rất thoải mái", Hưng bày tỏ.
Ninh Duy Anh, thí sinh đến từ Trường THPT Việt Đức, mặc dù học khối tự nhiên nhưng vẫn cho rằng kiến thức hoá, sinh khó vì những câu hỏi liên quan đến kiến thức bên ngoài nhiều hơn là những gì đã học trong sách giáo khoa. Duy Anh dự định sẽ đăng ký bằng kết quả thi đánh giá năng lực vào ngành luật thương mại của Trường ĐH Kinh tế luật với mức điểm dự kiến mình được là từ 700 đến 800 điểm.
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức nhằm để tuyển sinh một phần chỉ tiêu của 70 trường ĐH, CĐ sẽ diễn ra vào sáng 28.3. Với 69.794 thí sinh tham dự, kỳ thi này được tổ chức tại 21 cụm thi, 65 điểm thi ở 7 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Đắk Lắk. Trong đó, TP.HCM là địa phương có nhiều thí sinh dự thi nhất với trên 50.600 người, tại 14 cụm thi với gần 1.500 phòng thi và trên 3.800 cán bộ coi thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2022: Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi Trước băn khoăn của dư luận về phương án thi tốt nghiệp THPT 2022 giao hoàn toàn cho địa phương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ( Bộ GD-ĐT) vừa cho biết, Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi. Tối 5/10, Bộ GD-ĐT phát đi thông báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022. Trong đó cho biết,...