Công nghệ thông minh là trợ thủ đắc lực giúp ngành du lịch tăng tốc
Ngành du lịch là ngành được hưởng lợi ích lớn của sự phát triển công nghệ. Đầu tiên và không thể phủ nhận, điện thoại thông minh chính là phương thức tiếp nhận thông tin sống còn đối với mỗi du khách.
Ngành du lịch ngày càng lệ thuộc vào công nghệ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi các rào cản về mặt địa lý đã không còn là trở ngại lớn nhất với ngành du lịch nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng. Bản thân các doanh nghiệp, khách hàng đã đang và sẽ còn thu được nhiều lợi ích hơn nữa từ việc kết hợp những giải pháp công nghệ này vào hoạt động kết nối và kinh doanh của mình.
Và để minh chứng cho điều đó tháng 8/2018, Travelport – một tổ chức chuyên về cung cấp giải pháp công nghệ kết nối các đối tác trong lĩnh vực du lịch tại Anh Quốc đã thực hiện một cuộc khảo cứu với hơn 16.200 câu trả lời từ 25 quốc gia khác nhau với nhiều nước từ Châu Á, Âu và Mỹ La Tinh.
Điện thoại thông minh tạo nhiều cơ hội cho ngành du lịch
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, nhân tố tác động mạnh rất lớn đến quyết định du lịch của du khách toàn cầu đó chính là công nghệ. Công nghệ giúp du khách rút ngắn thời gian từ việc lên ý tưởng cho một chuyến đi, thao tác và trải nghiệm trong thời gian nhanh nhất có thể.
Đầu tiên và không thể phủ nhận, điện thoại thông minh chính là phương thức tiếp nhận thông tin sống còn đối với mỗi du khách. Theo báo cáo có 68% du khách đặt vé và tìm kiếm thông tin qua điện thoại cá nhân, 67% người được hỏi theo dõi và lên lịch trình du lịch bằng điện thoại và 64% sử dụng công cụ báo tin (alert trên điện thoại ) cho một cuộc du hành.
Trong số đó có đến hơn 50% những người tham gia khảo sát cho biết, họ đã đặt và thanh toán một phần hay toàn bộ lịch trình của chuyến bay bằng điện thoại thông minh. Riêng thị trường Trung Quốc thì đạt con số tuyệt đối, 100% những người được hỏi đã trả lời họ đều thực hiện mọi giao dịch trên điện thoại thông minh của mình.
Theo bà Fiona Shanley, Giám Đốc Tiếp Thị của Travelport thì “ngày nay hầu hết mọi người trong chúng ta đều khá lệ thuộc vào một chiếc điện thoại, cũng không lấy làm ngạc nhiên khi 80% các du khách cảm thấy lo âu nếu bị mất hoặc thất lạc một chiếc điện thoại thông minh bên người khi đến thăm một địa danh nào đó. Và điều đó chỉ rõ ra cơ hội để các ứng dụng điện thoại phục vụ cho ngành du lịch có nhiều “đất diễn”. Các ứng dụng đó không đơn thuẩn chỉ quản lý một phần của chuyến đi mà nó còn cung cấp những chức năng cao cấp hơn như tìm kiếm bằng âm thanh hay hệ thống quét biometric – thông tin sinh trắc học các nhân.
Tìm kiếm bằng âm thanh lên ngôi
Lấy ví dụ như hệ thống tìm kiếm bằng âm thanh – Voice search. Trong những năm gần đây công cụ tìm kiếm bằng âm thanh được cho là một công nghệ mới. Tuy nhiên voice search đã được thích ứng khá nhanh từ những người thích và đam mê du lịch chuyên nghiệp. Hơn 50% những người tham gia nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng giọng nói để tìm kiếm thông tin cho chuyến du lịch của mình để tiết kiệm thời gian sao cho nhanh nhất có thể. Con số này đã tăng 3% so với báo cáo năm 2017 của chính đơn vị này ( 2017 Global Digital Traveler Research).
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ thì có đến 70% khách du lịch sử dụng công cụ tìm kiếm bằng âm thanh. Trong khi đó Nhật Bản và một số nước thuộc khối liên minh Châu Âu thì việc sử dụng công cụ tìm kiếm âm thanh lại đi xuống, con số chỉ chiếm khoảng 40%.
Các App đã thay đổi cách du khách trải nghiệm du lịch
Bên cạnh đó công nghệ mang đến trải nghiệm từ nhà đến những địa danh mới. 90% khách du lịch họ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại đã được tải sẵn tại nhà khi đi du lịch, các ứng dụng phổ biến bao gồm các app thanh toán, bản đồ, danh sách website có mã chiết khấu, ứng dụng đặt khách sạn, mua vé thăm quan online…
Video đang HOT
Về mặt giải trí 50% du khách quốc tế sử dụng các ứng dụng như Netflix hay iTunes như họ đang ở nhà trong khi đi du lịch. Điều đó cho thấy thói quen sử dụng công nghệ rất khó có thể thay đổi và qua đó cũng cho thấy đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có thể khai thác hiệu quả tại nơi du khách sinh sống và nâng cao nguồn thu ngay cả khi họ đi nước ngoài. Điều đó có nghĩa dù họ có ở bất cứ nơi đâu cũng có thể truy xuất và tìm kiếm đượcc thông tin cần thiết.
Và cuối cùng một điều không thể phủ nhận 67% du khách sẽ từ chối hoặc e ngại nghỉ tại bất cứ khách sạn nào có tính phí Internet wifi. Việc cung cấp miễn phí tín hiệu Internet wifi gần như là một tiêu chuẩn cơ bản nhất khi lựa chọn khách sạn bên cạnh vị trí và giá thành cho mỗi điểm đến.
Theo ITC News
Trong nhóm bạn khi đi du lịch, luôn có một đứa lúc nào cũng trông uể oải, chán chường đúng kiểu "đây là đâu và tôi là ai?"
Hãy thử nhìn lại xem trong nhóm chuyến đi du lịch cùng bạn, có kiểu người nào như anh chàng dưới đây không nhé!
Đi du lịch cùng bạn bè luôn là một lựa chọn thú vị. Tuy vậy, ở đâu thì cũng có người này người kia, và trong một nhóm bạn khi đi du lịch sẽ luôn có những kiểu người khác nhau mà hầu như tín đồ xê dịch nào khi ngẫm lại cũng đã từng gặp phải.
Có một kiểu người luôn lên kế hoạch, các bạn chẳng bao giờ phải lo việc gì vì từ khách sạn, lịch trình, phương tiện đến ăn gì, uống gì bởi nó đều sắp xếp cẩn thận trước hết rồi mà. Rồi có một kiểu người, đi đâu cũng được chỉ cần có đồ ăn. Với những đứa thế này thường dễ chiều, đến đâu cũng được, phong cảnh thế nào cũng được, thậm chí đi với ai cũng được luôn, miễn là luôn có thứ để nó ăn cho no bụng. Và còn 1 kiểu nữa, đó là người thường xuyên đứng ngoài mọi cuộc chơi, luôn tỏ ra uể oải dù là hoạt động nào, nhiều khi nó chỉ đi để ngắm bạn bè chơi hay sao ý!
Mới đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau bộ ảnh có tên gọi "Mệt quá Sài Gòn ơi!" mô tả đúng kiểu người bạn luôn uể oải trong mọi cuộc chơi nói trên. Chủ nhân của bộ ảnh này là cậu bạn có tên Chính Nghĩa, từng gây bão một thời với bộ ảnh "Khóc trôi cả Đà Lạt".
Anh chàng Nguyễn Hoàng Chính Nghĩa (phải), sinh năm 1996, sinh viên năm cuối ngành Du Lịch.
Cùng "đồng đội" Đào Duy Huy (sinh năm 2002) đang là học sinh phổ thông.
Ghé thăm các gian hàng quà lưu niệm bên trong chợ Bến Thành.
Dinh Độc Lập.
Bitexco.
Bitexco, Kho bạc nhà nước nhìn từ Cầu Mống.
Chia sẻ về bộ ảnh, Chính Nghĩa cho biết: " Ý tưởng khởi nguồn từ cái cách mà mỗi nhóm bạn đều có một đứa đi du lịch đi chơi lúc nào cũng mệt mỏi, nhưng theo hướng tích cực nhất, là mệt vậy thôi vẫn ham vui, vẫn đi cùng, vẫn chụp ảnh, vẫn hào hứng dù khuôn mặt rất chi là "thiếu sức sống". Đồng thời, mình muốn gửi gắm tới mọi người là Sài Gòn cũng có rất nhiều điểm đến, rất nhiều điều mới lạ mà ngay cả những người sống, học tập ở Sài Gòn cũng chưa khám phá hết. Thế là mình làm album này".
Khi được hỏi về những kỉ niệm đang nhớ trong quá trình thực hiện, anh chàng nói thêm: " Có vài điều đáng nhớ chắc là ánh nhìn của mọi người và cả người nước ngoài trước những dáng và biểu cảm "mệt mỏi". Có người cười, có người còn hỏi thăm mình có mệt lắm không nữa. Đặc biệt, một tấm chụp ở chợ Bến Thành có cảnh nhóc Huy Đào bế mình, thế là mấy chị mấy cô tiểu thương ở chợ cũng đòi được Huy bế, mình và Huy mắc cười gần chết. Vậy mà vui lắm á!".
Phố đi bộ.
Bưu điện thành phố.
Nhà hát thành phố.
Đường sách thành phố.
Diamond Plaza.
Bến xe bus.
Bùi Viện.
Bến Bạch Đằng.
Landmark 81.
Lăng Ông Bà Chiểu.
Siêu thị Emart.
Hồ con rùa.
Chung cư cũ và mớ dây điện.
Công Viên Thỏ Trắng.
Quán cafe đậm chất Sài Gòn.
"Bộ ảnh chụp ngốn hết của mình ba ngày. Hai ngày chụp chính và một ngày chụp bổ sung thêm vài nơi nữa. Có nhiều điểm tiếc quá mà không đủ thời gian để đi hết như khu quận 2, Thủ Đức nè, khu người hoa Quận 5 nè...", Chính Nghĩa chia sẻ thêm.
(Ảnh: Nguyễn Hoàng Chính Nghĩa)
Theo Helino
Ứng dụng công nghệ, hướng đi tất yếu của ngành du lịch Công nghệ, trí tuệ nhân tạo giúp ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, kích thích tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Trong 3 năm qua, du lịch Việt Nam đạt tốc độ phát triển kỷ lục, nhưng đó chỉ là nhất thời. Ngành du lịch khó có thể giữ được mức tăng trưởng 2 con...