Công nghệ số thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản
Hiện nay, với sự phát triển của số hóa và công nghệ thông tin, các hoạt động hành chính, dịch vụ, thương mại cũng dần chuyển đổi để thích hợp bước tiến của khoa học và xã hội.
Đặc biệt là số hóa và công nghệ thông tin có thể giúp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết với người tiêu dùng nhanh nhất, bỏ qua các chướng ngại về không gian, tiết kiệm thời gian cho sản xuất và tiêu thụ hiệu quả.
Nâng cao chất lượng để tăng cường giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Giảm nhiều chi phí
Theo nhận xét của đại diện một số hợp tác xã nông nghiệp, chuyển đổi số, liên kết nền tảng số là xu thế tất yếu, phù hợp trong bối cảnh cả nước đang hướng tới nền kinh tế nông nghiệp hiện đại; trong đó, hợp tác xã và người sản xuất là trọng tâm không thể đứng ngoài cuộc.
Thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có hơn 25.000 hợp tác xã; trong đó, có 17.000 hợp tác xã nông nghiệp. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã sau thu hoạch trong thời gian nhanh nhất, tránh thất thoát và thiệt hại kinh tế do tiêu thụ chậm trễ là điều cần thiết của các nhà quản lý, lãnh đạo hợp tác xã. Hơn nữa, để người tiêu dùng nắm bắt thông tin và chất lượng sản phẩm nhanh nhất, các nhà sản xuất, hợp tác xã không thể sử dụng phương tiện quảng bá, chào mời truyền thống như trước mà phương diện quảng bá phải rộng rãi nhất, nhanh nhất đến người tiêu dùng mới đạt hiệu quả cao.
Ông Phạm Văn Lơ, Giám đốc Hợp tác xã nhãn Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ chia sẻ, hợp tác xã phát triển trồng nhãn với quy mô lớn tại Cần Thơ, sản lượng trung bình từ 350 – 400 tấn/năm theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng khâu tiêu thụ lại chưa ổn định. Chính vì vậy, hợp tác xã Nhơn Nghĩa không thể sử dụng phương thức bán hàng truyền thống mà bắt buộc phải tìm đến nền tảng số, thương mại điện tử mới có thể tiêu thụ nhanh chóng hàng hóa khi vào vụ thu hoạch rộ. Khi bán hàng trên nền tảng số và thương mại điện tử, sản phẩm của Hợp tác xã Nhơn Nghĩa sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều khách hàng và đầu ra mạnh hơn.
Không riêng Hợp tác xã Nhơn Nghĩa, nhiều hợp tác xã khác cũng bắt đầu tìm đến nền tảng số và thương mại điện tử liên kết để tiêu thụ hàng hóa. Ông Nguyễn Sơn Hà, Giám đốc Hợp tác xã Long Tuyền, thành phố Cần Thơ thông tin, đơn vị đã thực hiện ký kết với nhiều đơn vị cung cấp nền tảng số để cung ứng sản phẩm rau, củ, trái cây các loại ra thị trường. Đây là kênh bán hàng hữu ích, nhanh chóng để người tiêu dùng nhận được hàng hóa của hợp tác xã với thời gian nhanh nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thưởng thức được độ tươi ngon, chất lượng nhất mà họ mong muốn.
Đặc biệt, khi liên kết với nền tảng số, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng đã có hệ thống logistic đủ lớn để giao hàng, hợp tác xã đỡ được chi phí vận chuyển rất lớn. Nhiều đơn hàng nhỏ nhưng gom chung lại thành số lượng lớn, giá trị đôi khi sẽ tăng cao hơn, giá thành sẽ giảm đi, cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều hưởng lợi.
Tạo thói quen mua sắm mới
Video đang HOT
Tiêu thụ nông sản thông qua nền tảng số và thương mại điện tử vốn không còn xa lạ với người tiêu dùng. Hình thức này đang dần trở thành một thói quen của người tiêu dùng hiện nay. Đây là điều kiện thuận lợi để gắn kết chặt chẽ người tiêu dùng với người sản xuất, doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí khác.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương, thương mại điện tử và nền tảng số đã giúp cho nhiều địa phương tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, vừa tránh được điểm rơi của mùa vụ (thời điểm thu hoạch rộ, khó tiêu thụ với giá cao), vừa giúp người tiêu dùng ở nơi xa cũng có thể tiếp cận được sản phẩm ưa thích. Vì vậy, hiện nay các cơ sở sản xuất, hợp tác xã tại nhiều địa phương trên cả nước đã không còn xa lạ với hình thức thương mại điện tử và nền tảng số.
Khi nền tảng số hình thành, thói quen mua sắm của nhiều người dân cũng dần thay đổi. Chị Nguyễn Thị Thủy, giáo viên tiểu học tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, từ khi biết được nền tảng số và thương mại điện tử, chị có thể “đi chợ” qua các kênh này, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, cân bằng giữa công việc hiệu quả hơn.
Hơn nữa, với các nền tảng số, khách hàng còn nhận được nhiều chương trình khuyến mãi và chiết khấu mà khi mua trực tiếp không được nhận, chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo tươi ngon như mua trực tiếp. Không chỉ riêng chị Thủy mà những giáo viên đồng nghiệp khác cũng mua sắm với phương thức này ngày càng nhiều hơn.
Nói về sự tiện dụng và thuận lợi của nền tảng số đối với người tiêu dùng lẫn người sản xuất, bà Lê thị Thanh Hồng, Giám đốc phát triển chiến lược Grabmart (Grab Việt Nam) chia sẻ, nền tảng số là không gian để người sản xuất kết nối với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Vì vậy, người sản xuất cần thêm nhiều kiến thức và thông tin hơn nữa về cách sử dụng nền tảng số để có thể tiêu thụ hàng hóa hiệu quả nhất và người tiêu dùng nhận được sản phẩm ngon nhất của người sản xuất. Điều này cũng là cách giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trong “cuộc chiến” của khoa học và thời gian.
Ông Trần Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh, việc chuyển đổi số, nhất là thông qua các nền tảng số để nông dân tiếp cận thị trường là phương pháp hiệu quả để nông dân làm chủ không gian thị trường cũng như làm chủ được công nghệ. Đồng thời, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc tiêu dùng các sản phẩm nông sản.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy định để xuất khẩu sầu riêng bền vững sang Trung Quốc
Tại hội nghị trực tuyến Triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức chiều 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Cơ hội chỉ thật sự mở ra khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác".
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, tất cả các bên liên quan đều phải thể hiện trách nhiệm của mình để đưa nông sản Việt vươn ra thế giới, trong đó cần tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất; xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.
"Xây dựng mã số không chỉ cho thị trường xuất khẩu mà còn cho thị trường trong nước. Doanh nghiệp hãy là người hành cùng nông dân để xây dựng mã số vùng trồng", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Sầu riêng của Việt Nam chính thức được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước được ký kết, cùng với 51 vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phê duyệt.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, số lượng này có thể tăng lên sau khi hồ sơ của các vùng trồng và cơ sở đóng gói khác được tiếp tục gửi để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt. Tuy nhiên, số lượng cũng có thể giảm xuống, thậm chí mất thị trường xuất khẩu nếu các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã được cấp mã số không được kiểm soát chặt chẽ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa, vi phạm quy định nhập khẩu của Trung Quốc. Thêm vào đó, việc gian lận mã số cũng có thể xảy ra.
Qua đợt kiểm tra của cơ quan chức năng Trung Quốc vừa qua, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, vẫn có những đơn vị chưa bám sát thực tế nên chưa thông tin chính xác về tình hình sản xuất; chưa thực hiện chương trình giám sát dư lượng trên sầu riêng một cách bài bản. Vườn trồng sầu riêng chưa có biện pháp giám sát sinh vật gây hại, chưa ghi chép đầy đủ tình hình sinh vật gây hại, vệ sinh vườn chưa đảm bảo, không thực hiện giám sát dư lượng, chưa có kho hóa chất, thu hoạch không đảm bảo vê sinh, nhân sự chưa được tập huấn...
Với nhà đóng gói, có cơ sở chưa có vườn trồng liên kết; nhà xưởng không đảm bảo phân khu, vệ sinh; biện pháp làm sạch sinh vật gây hại chưa phù hợp. Nhân sự chưa được tập huấn, thiếu quy trình, vật liệu đóng gói không đạt, chưa ghi chép hồ sơ đầy đủ...
Bởi vậy, đợt kiểm tra vừa qua có 5 tỉnh chưa có mã số vùng trồng được phê duyệt là An Giang, Gia Lai, Đăk Nông, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung báo cáo về kế hoạch các quy trình từ sản xuất đến đóng gói sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Để duy trì và tiếp tục nâng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, Cục Bảo vệ thực vật và các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục hướng dẫn các vùng trồng và cơ sở đóng gói hoàn thiện hồ sơ đăng ký, khắc phục để gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.
Các đơn vị kiểm dịch thực vật kiểm soát chặt chẽ các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại cửa khẩu đảm bảo các lô hàng xuất khẩu tuân thủ đúng quy định của Trung Quốc.
Các cơ quan quản lý địa phương cần tiếp tục bám sát, đồng hành cùng các vườn trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng để kịp thời hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh; cập nhật và cung cấp những quy định mới nhất liên quan đến sầu riêng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giám sát tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói, đào tạo họ thành lực lượng nòng cốt trong giám sát, thiết lập vùng trồng theo yêu cầu của Trung Quốc.
Ngoài ra, hệ thống thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mở rộng thị trường và quảng bá hình ảnh sản phẩm sầu riêng của Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất khẩu phối hợp với các cơ sở đóng gói, các vùng trồng đã được cấp mã số phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Trung Quốc, không chỉ khi được kiểm tra mà phải luôn duy trì việc đáp ứng về giám sát dư lượng, kiểm soát sinh vật gây hại trong suốt quá trình sản xuất.
"Doanh nghiệp không gian lận mã số, sử dụng mã số khi chưa được phép, trộn hàng từ vùng không được cấp mã số dẫn đến mất uy tín của hàng sầu riêng Việt Nam, thậm chí mất thị trường", bà Hương nhấn mạnh.
Cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo, các vùng trồng sầu riêng cần hạn chế trồng xen với các loại cây trồng khác, giúp cho việc kiểm soát lây nhiễm chéo sinh vật gây hại từ các loại cây trồng khác, nhất là ruồi đục quả. Thông qua đó, số lượng các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đạt chuẩn sẽ được nâng cao.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chia sẻ tại hội nghị, ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, tỉnh có 15.000 ha sầu riêng; trong đó có 9.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng vụ này đạt khoảng 100.000 tấn. Với giá hiện nay, sầu riêng sẽ cho giá trị hơn 8.000 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau cà phê.
Đắk Lắk có 23 mã số vùng trồng/51 mã số cả nước được công nhận với diện tích 1.500 ha. Tỉnh phấn đấu vụ sầu riêng năm 2023 sẽ có khoảng 50-60% diện tích đang cho thu hoạch được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Vũ Đức Côn cho biết, ngành sẽ đặc biệt quan tâm đến việc quản lý mã số vùng trồng, tránh việc mạo danh mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của tỉnh cũng như của cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đơn vị đang nỗ lực hoàn thiện các hướng dẫn để sớm có lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tiếp tục tăng Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Lào đạt 1,076 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt 414,5 triệu USD, tăng 1,37%; kim ngạch nhập khẩu đạt 662 triệu USD, tăng 50,7%. Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu tại...