Công nghệ kỹ thuật số giúp Trung Quốc linh hoạt hơn trong cuộc chiến chống COVID-19
Sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền các thành phố Trung Quốc.
Song cũng thúc đẩy họ xây dựng các thành phố thông minh hơn với điện toán đám mây, công nghệ mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến khác.
Mạng 5G được giới thiệu tại Hội chợ ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
Theo giới chức thành phố Đồng Lăng, miền Đông tỉnh An Huy của Trung Quốc, dự án Cyber Brain of City do công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc iFlytek Co., Ltd phát triển, đã được ứng dụng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, giúp các cơ quan hữu quan tự động nhận được thông tin của những người từ nơi khác đến hoặc trở về Đồng Lăng, giám sát tình trạng của những người đang thực hiện cách ly tại nhà, và ngăn việc tụ tập đám đông.
He Xiujuan, một giám sát viên ở chợ nông sản tại thành phố Đồng Lăng đã nhận được một tin nhắn nhắc nhở cô rằng có ai đó đã vào chợ mà không đeo khẩu trang. Tin nhắn trên được gửi cho cô từ một ứng dụng thuộc dự án Cyber Brain of City. Cô He Xiujuan cho biết: “Các camera được lắp trong khu chợ sẽ ghi lại hình ảnh của những người không đeo khẩu trang. Hệ thống này sau đó sẽ phân tích và gửi cho chúng tôi những bức ảnh. Với sự hỗ trợ của ứng dụng này, chúng tôi có thể xác định vị trí và kịp thời ngăn không cho những người không đeo khẩu trang vào chợ, qua đó tránh nguy cơ lây nhiễm chéo”.
Bà Zhang Ping – 74 tuổi, sống một mình ở Đồng Lăng, cho biết bà thấy rõ sự hiện diện của các công nghệ kỹ thuật số trong cuộc sống thường nhật. Ở nơi bà sống, một hệ thống hoạt động theo thời gian thực tế do Cyber Brain of City hỗ trợ đã mang đến cho người cao tuổi cảm giác an toàn hết sức tuyệt vời, dù dịch bệnh hoành hành. Hệ thống này sẽ ghi lại và phân tích dữ liệu của những người già neo đơn dựa trên những so sánh hình ảnh và hoạt động của họ ở thời điểm hiện tại và trong thời gian trước đó, đồng thời sẽ tự động thông báo tới cơ quan hữu quan nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường. Bà Zhang Ping cho biết: “Nếu tôi không đi ra ngoài trong một thời gian dài, nhân viên y tế cộng đồng sẽ đến tận nhà kiểm tra xem mọi thứ có ổn không”.
Video đang HOT
Tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) – miền Đông Trung Quốc, dự án City Brain – do tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba phát triển để giúp cải thiện phương thức quản lý thành phố – cũng đã cho thấy những ứng dụng tuyệt vời trong bối cảnh dịch bệnh.
Với phiên bản 3.0 mới được cập nhật, City Brain hoạt động trong 48 lĩnh vực, bao gồm giao thông công cộng, quản lý đô thị, chăm sóc sức khỏe và quản trị cơ sở.
Mã y tế được xem như “giấy chứng nhận” cho tình trạng sức khỏe của mỗi người, cũng là một phần quan trọng của dự án City Brain ở Hàng Châu.
Với các công nghệ kỹ thuật số mới nhất được áp dụng rộng rãi, việc tiếp cận các dịch vụ của chính phủ cũng trở nên dễ dàng hơn khi Trung Quốc phát triển các giải pháp thông minh hơn để điều hành những thành phố của mình.
Vào ngày 8/4, khi thành phố Vũ Hán – nơi khởi phát dịch COVID-19 – dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau nhiều tháng áp dụng, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc (Hubei) đã chứng kiến số lượng khách truy cập tăng vọt trên nền tảng dịch vụ chính phủ điện tử. Rất đông người dân đã lên mạng để đặt lịch đăng ký kết hôn, tăng 300% so với con số trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tỉnh An Huy cũng tăng số lượng các dịch vụ trên chính phủ trực tuyến lên con số 1.122, trong khi tỷ lệ dịch vụ trực tuyến cũng gia tăng tới 95,7%. Theo giới chuyên gia, dịch COVID-19 đã khiến các dịch vụ của chính phủ và các dịch vụ công cộng chuyển sang hình thức kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy cải thiện quản trị đô thị bằng các công nghệ kỹ thuật số.
Thanh Phương
Tranh cãi quản lý dữ liệu riêng tư trong đại dịch Covid-19
Virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 đang mở ra môt vấn đề gây nhiều tranh cãi, đó là cơ chê kiêm soát dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
Người dùng smartphone có thể mất quyền riêng tư khi bị kiểm soát
Những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain hay giao thức trực tuyến đã được triển khai theo nhiều cách khác nhau để phòng chống Covid-19. Nhưng quan trọng nhất là cách thức smartphone và các thiết bị cá nhân khác đã được sử dụng để quản lý cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Đây là đại dịch đầu tiên mà mọi người có thể truy cập thông tin từ smartphone của mình. Ở đó, mọi người kết nối với các luồng thông tin cập nhật về sự lây lan của căn bệnh cũng như các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, Covid-19 cũng cho chúng ta thấy cách smartphone được sử dụng làm hệ thống giám sát để hỗ trợ việc quản lý và kiểm soát người dân, như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang thực hiện.
Kết quả là, các dữ liệu này đã được chứng minh hỗ trợ hiệu quả cho công tác "lần theo đầu mối liên lạc" của các quốc gia, cung cấp chi tiết về hành trình di chuyển và tiếp xúc xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi virus, từ đó kiểm soát tốt hơn. Ví dụ tại Singapore dựa trên dữ liệu các ứng dụng phổ biến giúp người dùng chia sẻ phương tiện đi lại, còn tại Đài Loan kết hợp chức năng theo dõi của điện thoại di động với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế, nhập cư và hải quan để hạn chế sự lây lan của virus. Ngoài ra còn có sự ra đời nhanh chóng của các ứng dụng mà những công dân trong vùng dịch được yêu cầu sử dụng khi các biện pháp hạn chế đi lại và cách ly bắt đầu được áp dụng.
Tất cả điều này sẽ sử dụng dữ liệu cá nhân và các ứng dụng theo dõi để đối phó với dịch Covid-19 dẫn đến những cân nhắc nghiêm túc về mức độ minh bạch thông tin đối với cuộc sống của người dùng smartphone. Đặc biệt khi tại Trung Quốc, ứng dụng "Mã số Sức khỏe Alipay" được Alibaba phát triển yêu cầu người dân cài đặt trên điện thoại để đánh giá rủi ro và tình trạng cách ly của mỗi người, từ đó cho phép họ rời khỏi nhà hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay không.
Smartphone đang được sử dụng làm công cụ giúp các quốc gia kiểm soát dịch Covid-19
Vấn đề là "Mã số Sức khỏe Alipay" cũng chia sẻ dữ liệu với cảnh sát, thông báo cho các cơ quan chức năng về tình trạng cách ly và hành trình di chuyển của từng cá nhân. Chưa rõ độ chính xác của công nghệ ra sao nhưng nó có thể xem là tiền đề của các hình thức giám sát và kiểm soát, gây ra các vấn đề liên quan đến quyền con người và quyền công dân.
Nếu đây được coi là các hình thức quản lý xã hội khả thi trong tương lai, thì cần phải xem xét cách thức quản lý chặt chẽ những dữ liệu này, và những ai mới có thể đọc được thông tin. Tại châu Âu, cách thức này cho đến nay khá chắp vá và ít nhận được sự phối hợp từ mọi người. Hơn nữa, những người ủng hộ quyền riêng tư cảnh báo rằng có sự đánh đổi giữa lợi ích đối với sức khỏe cộng đồng và hoạt động giám sát kỹ thuật số mà Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU) luôn tìm cách ngăn chặn để bảo mật sự riêng tư.
Công nghệ kỹ thuật số có thể đóng một phần quan trọng trong việc quản lý tức thời tình trạng khẩn cấp hiện nay, nhưng một khi đại dịch lắng xuống, sẽ còn nhiều câu hỏi cần được đặt ra về những dữ liệu đang bị kiểm soát này.
Nội dung trên dựa trên phân tích được đưa ra bởi hai giáo sư đến từ Đại học Monash (Úc), gồm Mark Andrejevic thuộc Ngành nghiên cứu truyền thông và báo chí, Khoa Xã hội; và Neil Selwyn thuộc Khoa Giáo dục.
Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github Trong khi cấu hình của PS5 còn chưa được công bố cụ thể thì mã nguồn GPU đã bị đưa lên Github cho bàn dân thiên hạ nghịch ngơm. Thứ Năm vừa qua, AMD đã phải đưa ra phát ngôn chính thức về sở hữu trí tuệ bị đánh cắp hồi tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiết về việc cái gì...