Công nghệ giáo dục: Chìa khóa làm chủ thế giới
Giáo dục gắn liền với công nghệ (hay EdTech) là khái niệm không còn mới nhưng chỉ thực sự được chú trọng trong một năm qua, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ khiến các trường phải đóng cửa.
Công nghệ giáo dục mở ra cơ hội học tập cho mọi trẻ em trên thế giới.
Chuyển động cùng thời đại
Trước khi Covid-19 xuất hiện, hầu hết các trường phổ thông, cao đẳng và đại học không có điều kiện triển khai hoạt động học từ xa. Giáo viên, giảng viên không được đào tạo, nhà trường thiếu thiết bị giảng dạy và chương trình học không phù hợp với hình thức online. Các trường không sẵn sàng để thay đổi.
Đại dịch khiến trường học đóng cửa nhưng giáo dục thanh, thiếu niên là không thể bỏ ngỏ. Để có thể tiếp tục duy trì chương trình học cho trẻ em, hầu hết cơ sở giáo dục phải áp dụng công nghệ vào giảng dạy. Trong một số trường hợp, đây là bước tiến khó khăn do nhà trường hoặc học sinh không đủ điều kiện đáp ứng hình thức học online.
Nhưng trong quá trình chuyển đổi suốt một năm qua, các chuyên gia chứng kiến nhận thức, tư duy của phụ huynh, học sinh trên toàn thế giới đã thay đổi rõ rệt. Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao hệ thống giáo dục vẫn duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống sau khi dần quen với học online.
Thực tế không thể tránh khỏi là các thế hệ tương lai sẽ gắn liền với công nghệ. Khi thành phố thông minh, Internet Vạn vật (IoT) ngày càng phát triển, giáo dục cần bắt kịp, thậm chí là gắn liền với công nghệ. Nếu không, trẻ em thiếu nền tảng về công nghệ sẽ bị tụt lại phía sau.
Ông Roger James Hamilton, CEO của Tổ chức giáo dục toàn cầu Genius Group đánh giá hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới cần phải tiến bộ và chuyển động cùng thời đại. Trẻ em đã bỏ lỡ nhiều điều vì đại dịch như việc học trực tiếp, tương tác với bạn bè, thói quen đến trường.
Nhưng các em cũng đạt được một số kỹ năng tưởng như không thể làm được như kỹ năng tiếp thu kiến thức, thông tin mới; kỹ năng sử dụng máy tính; kỹ năng quản lý công nghệ. Đây là những “bí kíp” giúp các em làm chủ thế giới trong tương lai.
Việc phát triển những kỹ năng này đồng thời củng cố chúng giúp mở ra nhiều cánh cửa học tập. Trẻ em bị bệnh, phải nằm viện; trẻ em không có tiền đến trường; trẻ em phải đi làm cùng bố mẹ đều có thể học qua màn hình máy tính. Như vậy, việc học là rất rộng mở và không bị cản trở bởi bất kỳ hoàn cảnh nào.
Video đang HOT
Trẻ em được trau dồi kỹ năng công nghệ từ học trực tuyến.
Học tập suốt đời
Từ sự phát triển chóng mặt của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ tự động hóa, các lĩnh vực truyền thống, thủ công hay dịch vụ khách hàng đang cắt giảm số lượng lớn người lao động, thay thế bằng máy móc.
Vì vậy, nhiều phụ huynh đề xuất trường học phải trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng làm việc trong thế giới tự động hóa. Một trong những kỹ năng các em cần có là học tập suốt đời, sẵn sàng trau dồi những kỹ năng mới để vượt qua mọi thử thách.
Khái niệm học tập suốt đời đang thay đổi hệ thống giáo dục. Giáo dục không chỉ gói gọn trong phạm vi nhà trường, trong độ tuổi nhất định. Giờ đây giáo dục gắn liền với các danh từ như từ xa, online, linh hoạt, bất tận.
Phụ huynh, học sinh đang dần nắm bắt khái niệm này. Sự thay đổi nhận thức của học có thể chứng kiến trên toàn cầu. Tỷ lệ nhập học mẫu giáo, tiểu học và trung học giảm.
Tại Vương quốc Anh, niềm tin vào hệ thống giáo dục truyền thống đã bị lung lay từ thất bại của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Học sinh phổ thông không phải tham gia thi lấy chứng chỉ GCSE, A-Level mà điểm số được quyết định bởi giáo viên, nhà trường. Nhưng hầu hết học sinh đều không hài lòng với điểm số được cho và chính phủ đã phải tìm cách xoa dịu dư luận.
Kết quả, nhiều tổ chức giáo dục tư nhân mọc ra, cung cấp nền giáo dục cá nhân hóa, hiệu quả hơn với chi phí thấp. Tự đổi mới chính mình, các tổ chức này cũng đang tạo ra cuộc cách mạng giáo dục mới.
Các trường đại học cũng nhanh chóng bắt kịp xu thế này. Trường Đại học Harvard, Đại học Cambridge hay Đại học Stanford đã tổ chức các khóa học trực tuyến với chi phí thấp, phạm vi toàn cầu và thu hút số lượng lớn sinh viên đăng ký.
Thế hệ tương lai đang phải đối mặt với đầy rẫy khó khăn như suy thoái tài chính, suy thoái kinh tế hay thiếu việc làm, từ đó, nâng cao nhu cầu cách mạng giáo dục.
Phụ huynh, học sinh khắp thế giới đang đòi hỏi sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, hướng tới giáo dục ảo. Những đứa trẻ được trang bị tốt về mặt công nghệ sẽ làm chủ tương lai.
Covid-19 đã tồn tại hơn một năm nhưng gần đây, các chuyên gia mới bắt đầu đánh giá những chuyển biến giáo dục được tạo nên từ đại dịch. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính 1,7 tỷ sinh viên rời khỏi trường đại học trong năm 2020, chiếm 90% số lượng sinh viên trên toàn cầu. Trong đó, 600 triệu em không có ý định học lại. Số liệu của WB cũng cho thấy khoảng 10 triệu sinh viên không thể đi học do cha mẹ mất việc hoặc tài chính gia đình bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều cơ hội học tập tại Trường Cao đẳng Cần Thơ
Năm 2021, trường tuyển 2.270 sinh viên cho 23 ngành nghề bậc cao đẳng; trong đó có 1 ngành sư phạm Giáo dục mầm non (GDMN).
Những ngày qua, Trường Cao đẳng Cần Thơ (CCT) nhận được nhiều câu hỏi của thí sinh, phụ huynh liên quan đến tuyển sinh 2021. ể cung cấp thêm thông tin, TS Hồ Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường CCT, cho biết:
Năm 2021, trường tuyển 2.270 sinh viên cho 23 ngành nghề bậc cao đẳng; trong đó có 1 ngành sư phạm Giáo dục mầm non (GDMN). Các ngành giáo dục nghề nghiệp, gồm: Bảo vệ môi trường đô thị, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng, Hệ thống thông tin, Tin học ứng dụng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Việt Nam học, Công nghệ may, Dịch vụ pháp lý, Quản trị văn phòng, Tiếng Anh, Marketing, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính tín dụng, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quản trị mạng máy tính, Thiết kế trang web. Trường có 3 nghề trọng điểm quốc gia: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Tin học ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Hiện trường đang nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (KXT) đợt 1 từ nay đến 30-7-2021; với 4 hình thức: Tại trường THPT; trực tuyến tại website của trường (tuyensinh.cdct.edu.vn); trực tiếp tại Trung tâm liên kết đào tạo - Tuyển sinh của trường (cổng B) và phiếu KXT qua đường bưu điện. Trường sẽ xét tuyển đợt bổ sung nếu chưa đủ chỉ tiêu.
Xin ông cho biết nét mới tuyển sinh năm nay?
- Năm nay, trường được phép mở rộng đối tượng tuyển sinh ngành GDMN. Ngoài đối tượng tuyển sinh đào tạo giáo viên mầm non theo nhiệm vụ UBND thành phố giao, trường có thể đào tạo theo đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu theo nhu cầu đào tạo của các tỉnh khác; hay thí sinh được doanh nghiệp tài trợ hay tự đóng học phí để học theo nhu cầu doanh nghiệp/cá nhân. Bộ Giáo dục và ào tạo sẽ phân bổ chỉ tiêu dựa trên năng lực của trường, cũng như nhu cầu cần nhân lực của địa phương.
Ví dụ, ngành GDMN tuyển 240 chỉ tiêu, nếu như trường nhận nhiệm vụ đào tạo cho TP Cần Thơ 100 chỉ tiêu thì 140 chỉ tiêu còn lại, trường có thể nhận đặt hàng/đấu thầu đào tạo cho các tỉnh khác hoặc cho doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu. iều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong tuyển sinh, vừa tạo cơ hội cho thí sinh yêu thích ngành này.
Từ năm học 2021 trở đi, chương trình sư phạm GDMN của trường được đổi mới theo hướng hiện đại và cập nhật; tập trung đào tạo phát triển năng lực nghề giáo viên mầm non, đồng thời chú trọng phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng sống... nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các trường mầm non hiện nay.
Một buổi trao đổi góp ý chương trình đào tạo, giải quyết việc làm giữa Ban Giám hiệu Trường CCT và doanh nghiệp.
Người học tại trường có những lợi thế gì, thưa ông?
- Sinh viên có 4 lợi thế khi học tại Trường CCT. Một là, thời gian học chỉ 2,5 năm (riêng ngành GDMN học 3 năm), vừa đủ để sinh viên có nghề phù hợp, kiến thức vững vàng, thành thạo kỹ năng nghề và đáp ứng với thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể học liên thông lên đại học từ 1,5 đến 2 năm để được cấp bằng kỹ sư hoặc cử nhân đại học.
Hai là, sinh viên được học tập, nghiên cứu trong môi trường an toàn, lành mạnh, hiện đại; với đội ngũ thầy cô giáo tâm huyết với nghề. Trường có 205 giảng viên, viên chức; trong đó hơn 80% giảng viên có trình độ sau đại học. Thứ ba, Trường CCT là đơn vị công lập nên học phí phù hợp. Với các nghề thuộc khối kỹ thuật là 4 triệu đồng/học kỳ; các nghề thuộc khối kinh tế, dịch vụ pháp lý và Tiếng Anh là 3,3 triệu đồng/học kỳ.
Riêng ngành GDMN, sinh viên được miễn học phí theo Nghị định 116 của Chính phủ, mỗi sinh viên học ngành sư phạm còn được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng, đồng thời được hưởng đầy đủ những quyền lợi, chính sách theo quy định.
Bốn là, cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp cao, bởi chương trình đào tạo mỗi ngành nghề đều có gắn kết với doanh nghiệp; thời gian thực hành, thực tập và thực tế nghề nghiệp chiếm tới 70% tổng thời gian đào tạo.
Theo khảo sát hàng năm, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 85%, đặc biệt một số nghề có việc làm đạt 100% như: Công nghệ may, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Tin học ứng dụng, Xây dựng, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh, ngành GDMN...
Trước thềm tuyển sinh 2021, ông có lời khuyên nào dành cho thí sinh?
- Các thí sinh nên đăng ký ngành học yêu thích và phù hợp sức học, khả năng kinh tế của gia đình; tham khảo thông tin nhu cầu lao động của ngành dự định chọn, tham khảo chuẩn đầu ra, tỷ lệ sinh viên có việc làm của ngành/trường dự định chọn và điểm chuẩn của ngành trong vài năm gần đây để ưu tiên nộp KXT; chọn tổ hợp tốt nhất để đăng ký dự tuyển.
Thí sinh cố gắng học thật tốt để có nhiều lợi thế hơn khi xét tuyển vào ngành nghề đào tạo của trường. Sau khi chọn đúng ngành nghề, thí sinh mới có thể phát huy hết năng lực của bản thân và tiếp thu những kiến thức hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn ông!
Quy định tổ chức dạy học trực tuyến: Tạo cơ sở pháp lý, tăng cơ hội học tập Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Lần đầu tiên, việc dạy học trực tuyến được cụ thể hóa với những quy định cụ thể về điều kiện, trách nhiệm của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Từ diễn viên triển vọng phim 18+ đến niềm hi vọng mới của vũ trụ siêu anh hùng
Hậu trường phim
12:57:15 05/05/2025
Tạ Đình Phong thú nhận tình yêu vĩ đại với Vương Phi trong đêm concert, Trương Bá Chi phản ứng
Sao châu á
12:51:51 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ hoảng hốt sợ bị công an bắt
Phim việt
12:18:58 05/05/2025
Đoạn video 1 phút 48 giây nổi da gà về Hoà Minzy
Nhạc việt
12:13:18 05/05/2025
Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất
Thế giới số
12:06:31 05/05/2025
Apple cảnh báo khẩn tới người dùng iPhone tại 100 quốc gia
Đồ 2-tek
12:04:55 05/05/2025
Bảng giá xe BYD tháng 5/2025: Ưu đãi lên tới 221 triệu đồng
Ôtô
12:04:19 05/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Nhiều nhân chứng hiện trường lên tiếng
Pháp luật
11:52:38 05/05/2025
Lộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mới
Thế giới
11:48:24 05/05/2025