Công nghệ chế biến khô bò từ phổi heo và hóa chất
Phổi heo dùng để làm khô bò đang bốc mùi thum thủm, đầy ruồi nhặng bu bám. Bà Rương cho biết những phổi heo này mua ở các chợ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch…
Tin tức trên báo Kiến thức, sau nhiều ngày theo dõi, ngày 30/10, đoàn liên ngành huyện Bình Chánh bất ngờ kiểm tra địa chỉ 148C/6 ấp 3, xã An Phú Tây do bà Thạch Thị Sa Rương thuê để chế biến khô bò trái phép.
Đoàn kiểm tra ghi nhận nơi đây là khu đất chật chội, đầy rác rến, nước đọng. Bên trong khu vực sản xuất, nồi nhôm, thau nhựa dơ dáy để đầy trên nền đất. Gần đó, một thau nhựa màu đỏ cáu bẩn đựng đầy khô bò thành phẩm. Không chỉ vậy khô bò còn nằm rơi vãi trên nền đất.
Thấy một nồi nhôm to đang sôi sùng sục, một thành viên trong đoàn kiểm tra đi tới và mở nắp. Một mùi hôi bốc lên, tỏa ra chung quanh khiến mọi người bịt mũi. Sau khi xem kỹ, nhân viên ghi nhận thứ đang được luộc trong nồi nhôm là phổi heo. Tìm xung quanh lại thấy một thau đựng đầy phổi heo chưa luộc đang bốc mùi thum thủm, đầy ruồi nhặng bu bám. Bà Rương cho biết những phổi heo này mua ở các chợ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Phổi heo, nguyên liệu để làm khô bò đang được luộc chín và bao chất bảo quản in toàn tiếng nước ngoài, không chứng từ. (Ảnh do Thú y huyện Bình Chánh cung cấp)
Điều đáng quan tâm là đoàn kiểm tra thu được nhiều chai nhựa đựng một loại nước đen, thơm mùi thịt bò. Cạnh đó là một bao nhỏ in tiếng nước ngoài, bên trong đựng thứ bột màu trắng. Một chiếc nồi nhôm cạnh bên chứa một thứ nước sền sệt màu đen còn bốc khói.
Cách chế biến khô bò được bà Rương mô tả: Pha màu, hương bò (loại nước đựng trong chai nhựa) với chất bảo quản (đựng trong bao nhỏ) rồi nấu lên. Phổi heo sau khi luộc được nhúng vô nồi nước gồm màu, hương bò và chất bảo quản để thơm mùi bò và sử dụng được lâu. “Màu, hương bò và chất bảo quản tôi mua lại của người quen nên không có giấy tờ, chứng từ. Khô bò thành phẩm tôi bỏ mối cho mấy người bán gỏi đu đủ và tiểu thương trong chợ với giá khoảng 30.000 đồng/kg” – bà Rương nói.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận tổng cộng 47 kg khô bò thành phẩm, 31 kg phổi heo đang luộc và 27 kg phổi heo tươi. Bà Rương không đưa ra bất kỳ giấy tờ, chứng từ liên quan hoạt động sản xuất khô bò. Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu khô bò thành phẩm, hương bò, chất bảo quản để xét nghiệm. Tuy nhiên, sau đó bà Rương thừa nhận hành vi sai phạm và tự nguyện làm đơn xin tiêu hủy toàn bộ khô bò thành phẩm, phổi heo, hương bò và chất bảo quản. Bà Rương cũng chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy.
Trước đó, thông tin trên báo Người lao động, khoảng giữa tháng 8/2014, Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh – TP HCM phối hợp với lực lượng công an và UBND xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh kiểm tra nhà không số, cạnh địa chỉ D19/13 tổ 19 Ấp 4 xã Tân Kiên, đã phát hiện “lò” chế biến khô bò đen không phép trong điều kiện rất mất vệ sinh.
Video đang HOT
Khô bò đen được chế biến từ phổi heo trong điều kiện mất vệ sinh. (Ảnh: Người lao động)
Chủ hàng là ông Sơn Chiều (quê Trà Vinh) khai đã hoạt động chế biến thực phẩm tại đây khoảng 1 tháng nay, mỗi tuần giao từ 40 – 50 kg thành phẩm khô bò đen dạng xá cho các mối sỉ tại Bình Tây (quận 6) với giá 40.000 đồng/kg.
Khô bò đen này sau đó được bán lẻ lại cho cho các điểm bán bánh tráng trộn địa bàn TP. Đây hiện là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều người.
Ông Sơn Chiều cho biết nguyên liệu để làm ra khô bò chủ yếu là phổi heo và các phế phẩm động vật khác. Tất cả đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Các công đoạn sơ chế, chế biến được làm trực tiếp trên nền nhà tạm bợ không đảm bảo vệ sinh. Phổi heo trong quá trình chế biến được phơi dọc hàng rào quanh nhà, mặc cho ruồi nhặng bám đầy bề mặt.
Chưa hết, khi ra thành phẩm, “khô bò đen” không thùng chứa đựng mà để trực tiếp trên nền nhà có nhiều động vật (chó, gà) qua lại.
Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, bản thân phổi heo không tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều cholesterol. Sử dụng phổi heo biến chất để chế biến thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, thêm hóa chất không rõ nguồn gốc càng dễ có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng, thậm chí nguy hại đến gan, thận.
Trên báo Người lao động, TS-BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam – Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cũng cho biết, các loại “đặc sản” bình dân như “khô bò đen” có điểm chung là giá rất rẻ. Ai cũng biết là những nguyên liệu như tôm, thịt bò, heo, mực đều đắt tiền. Do đó, một là, người sản xuất dùng nguyên liệu giả; hai là, hàng thật nhưng là loại phế thải.
Để xử lý các nguyên liệu này, người ta phải dùng rất nhiều loại hóa chất độc hại ở tất cả các công đoạn sản xuất như ngâm, tẩy, rửa, tẩm ướp, bảo quản. TS-BS Ký nhấn mạnh bí quyết của những món ăn này chính là các loại gia vị tạo cảm giác thèm ăn, càng ăn lại càng thấy ngon. Gia vị, phụ gia có loại được phép dùng, có loại cấm nhưng chắc chắn những nơi sản xuất không đăng ký sẽ dùng loại cấm để tiết giảm chi phí và đều là những chất độc hại cho người dùng.
Khi ăn các loại “đặc sản” vỉa hè này, nếu bị tiêu chảy là may vì độc chất được tống ra ngoài. Còn không, chúng sẽ được tích tụ trong cơ thể, đến một ngày bùng phát ra thì không thể cứu chữa được vì ung thư, suy gan, thận mạn tính…
“Trước đây, các loại “đặc sản” bình dân thường chỉ đắt hàng ở các khu công nghiệp, trường học, nơi có thu nhập thấp, nay đến dân công sở có kiến thức nhất định cũng ghiền” – TS-BS Ký nói.
AN NHIÊN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cận cảnh thịt gà 'siêu rẻ' chảy nhớt vì hóa chất 'có độc'
Những miếng thịt gà mềm như bún, có dấu hiệu chảy nhớt vì hóa chất... được bày bán một cách vô tư trong các chợ đầu mối.
Điều đặc biệt là, những mặt hàng này bán rất đắt khách, người ra người vào mua tấp nập bởi giá cả rất "phải chăng", nhưng họ đâu biết đằng sau chế biến gà "độc" khiến nhiều người phải kinh hoàng...
Thịt gà giá rẻ bất ngờ
Các chợ đầu mối thường được dân nghèo, sinh viên rất ưa chuộng bởi giá cả rẻ hơn gấp nhiều lần ở các chợ cóc hoặc các cửa hàng. Xuất hiện tại chợ thương mại - thực phẩm Dịch Vọng Hậu vào buổi sáng sớm, PV tận mục sở thị không khí bán hàng tấp nập, đông đúc của chợ đầu mối. Người mua kẻ bán tấp nập, nhưng điều đặc biệt, không bao giờ có tiếng kì kèo giá cả, bởi tất cả những mặt hàng từ rau củ quả cho đến các thực phẩm khô đều có bảng giá đặt sẵn trước mặt. Trong khu chợ, gian hàng bán thịt gà, rau củ là tấp nập hơn cả. Đặc biệt những người bán thịt gà chào mời với những câu cửa miệng rất ấn tượng "mua thịt gà đi em, thịt gà giá rẻ bất ngờ".
Thịt gà giá rẻ tại các chợ đầu mối.
Trong vai một người đi đặt mối mua thịt gà cho quán hàng cơm sắp mở, PV tiếp cận những người bán thịt gà đang thoăn thoắt cắt cắt, chặt chặt những miếng thịt gà vàng ươm cho khách hàng.
Được bày trên những chiếc bàn gỗ mục, bẩn, đặt trên những miếng bìa cartoon là thịt gà "giá rẻ bất ngờ" được người bán chào mời. Những miếng da gà ngả màu vàng ruộm, thịt trắng bệch, sờ vào có dấu hiệu chảy nhớt và đặc biệt thịt gà mềm như bún được người bán chào mua rất ngọt.
Chị Nguyễn Thị T., còn được gọi là T. "chanh" là một người bán thịt gà lâu năm tại chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu. Khi PV hỏi tin tức về việc nhập thịt gà bán cho hàng ăn sắp mở, chị đon đả: "Em mua thịt gà của chị là chuẩn rồi, nhà chị nhập thịt cho nhiều trường tiểu học, kể cả dân công sở, văn phòng cũng mua thịt của chị về để chế biến đấy". Được biết, khách hàng của chị T. chủ yếu là sinh viên, công nhân và những người có thu nhập thấp ở khu vực xung quanh quận Cầu Giấy.
Ngoài ra, chị còn nhập thịt gà cho những hàng cơm, bếp cơm văn phòng và một vài trường học trên địa bàn. Khi thấy PV, chị chào mời mua thịt với giá 3.000 đồng/1 lạng. Thắc mắc tại sao thịt gà lại có giá rẻ bèo đến vậy, chị T. cho biết vì bán cho người nghèo, nên chị chỉ bán với giá đó. Hơn nữa, muốn bán hàng cho nhanh. Khi PV đề nghị được đổ buôn với số lượng lớn phục vụ cho cửa hàng cơm nhà mình, chị T. cho hay: "Nếu lấy với số lượng lớn, chị lấy với giá 40 (40 nghìn đồng/1kg)".
Sợ PV nghi ngờ về giá bán cao hơn giá bán lẻ, chị cho biết : "Thịt đó là thịt ngon hơn thịt này, còn thịt này thì giá 30, chị chỉ bán cho sinh viên, người nghèo quanh đây thôi. Nếu em muốn mở hàng ăn, lấy loại 40 là chuẩn, đấy là giá chị bán cho em, chứ chị nhập vào với giá 45 cơ". Vừa nói, chị vừa lấy cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay, sờn cũ rồi lật từng trang giấy rồi đưa cho PV xem. Mỗi ngày chị nhập nhiều loại thịt khác nhau như cổ, cánh gà, đùi gà với giá khác nhau, trong đó thịt giá 40, 45, 50... (nghìn/kg).
Chị T. chia sẻ, thịt gà mà chị bán được nhập từ những lò mổ trực tiếp, chứ không phải thịt gà Trung Quốc đông lạnh như những hàng khác. Nhưng vì sao giá lại rẻ đến bất ngờ như vậy, chị T. không sao lý giải được. Nhìn sang bên phía những gian hàng bên cạnh, những miếng thịt gà mềm như bún, chảy nhớt, chị T. vừa nói nhỏ với PV, vừa đưa mắt canh chừng: "Nhà chị bán thịt gà còn chất lượng hơn khối mấy nhà bên cạnh, em nhìn xem, thịt gà của họ nhìn rất bẩn, phân thành nhiều loại khác nhau như lườn, ức, cánh gà, đùi gà. Họ trộn thịt gà thải của Trung Quốc với thịt gà công nghiệp mình để bán cho người nghèo đấy em ạ, mấy người thấy thịt càng rẻ, càng ham, họ không phân biệt được đâu là thịt gà thải, đâu là gà công nghiệp đâu". Nhưng khi PV hỏi về dấu kiểm định chất lượng thì chị T. liền lảng tránh ngay sang vấn đề khác.
Không chỉ có chợ Dịch Vọng Hậu, chợ đầu mối Đền Lừ (Hoàng Mai) cũng là khu chợ lớn, tập trung rất nhiều hàng hóa từ khắp mọi nơi đổ về, cung cấp thực phẩm cho một khu vực dân cư rộng lớn, đông đúc. Thực phẩm ở đây cũng rất rẻ, đặc biệt là lúc vãn chợ. Thịt gà ở đây cũng cùng chung tình trạng với những chợ thực phẩm đầu mối khác với những miếng thịt gà vàng ruộm, nhão nhoét và chảy nhớt được để trên những tấm phản gỗ nhìn rất mất vệ sinh.
Chế biến riêng cho thịt gà giá rẻ
Vì thịt gà giá rẻ nên cũng phải có cách chế biến riêng cho ngon, hợp khẩu vị người ăn mà không có mùi hôi. Khi PV hỏi nên chế biến thịt gà này theo cách gì, chị T. nhanh nhảu : "Thịt này em chỉ có thể rang sả ớt, hoặc rán lên cho kỹ, như thế nó mới át mùi, những hàng cơm cũng thường chế biến theo cách đó, khi ăn vào ai biết được thịt nào ngon, thịt nào không".
Chị T. cũng cho biết thêm, khoảng 5h - 6h sáng, chợ bắt đầu tấp nập người mua kẻ bán. "Chỉ cần ra tầm giờ này, muốn bao nhiêu cân thịt cũng có. Phải gọi điện trước để lấy hàng, rồi sẽ có người mang hàng ra tận cổng chợ, không phải lách cách vào chợ làm gì", chị T. nói. PV thắc mắc có loại thịt gà nào giá rẻ hơn không, chị T. cho hay ở chợ này, thịt gà giá 30 nghìn đồng/1kg là quá rẻ. Còn rẻ hơn gấp mấy lần thịt lợn. Đấy là những bí quyết được chị T. chia sẻ và bày cách cho PV một cách tận tình.
Không chỉ có thịt gà "chảy nhớt", chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu còn bày bán rất nhiều thịt gà đông lạnh các loại. Điều đặc biệt, những hộp thịt gà đông lạnh đều đã được rã đông và để ngoài trời một cách "rất tự nhiên". Chị N. một tiểu thương bán thịt gà đông lạnh đã từ nhiều năm nay cho biết: " Mình bán chủ yếu là đùi tỏi gà, hàng đông lạnh nên yên tâm về chất lượng, đặc biệt rẻ hơn rất nhiều so với thịt lợn, cá hoặc thịt bò". Khi PV hỏi về việc nếu đã rã đông rồi, lại bán không hết mà thời tiết nóng nực, liệu thịt có bị bốc mùi hay không. Chị N. vẫn tỉnh bơ: "Bán không hết thì lại bỏ thùng đá, thịt đông lạnh nên không lo".
Gà đông lạnh cũng có cách chế biến riêng, phải chuẩn chỉnh gia vị thì thịt ăn mới ngon và không có mùi. Chị N. cho hay, gà đông lạnh thường dùng để tẩm ướp rồi rán giòn, hoặc luộc sơ qua rồi ninh nhừ để ăn lẩu. Cũng có thể ướp với sả, tỏi, ớt rồi rang khô lên. Nhưng chị N. cũng nhấn mạnh, phải để thịt rã đông rồi mới chế biến, còn nếu chưa rã đông đến độ mềm hẳn thịt, thì nấu lên chắc chắn sẽ có mùi và thịt không chín hẳn bên trong. Thời gian rã đông tùy từng loại thịt, tuy nhiên đùi tỏi thì nên để từ 3 tiếng mới được.
Chị N. cũng cho hay, những cửa hàng cơm thường nhập thịt gà của chị để chế biến. Thịt rẻ nên bán mới có lãi. Chị nói: "Những cửa hàng cơm thường chỉ có món thịt gà chiên mắm, thịt gà rang tỏi ớt, hoặc xào khô với ớt ngọt, chứ có mấy nơi bán thịt gà luộc đâu, vì luộc là người ăn phát hiện ra mùi vị khác ngay".
Những loại gà kém chất lượng được bày bán một cách công khai ở các chợ đầu mối mà không hề có bất cứ sự quản lý nào của các cơ quan chức năng. Người dân thì cứ ham rẻ rồi mua mà không hề biết rằng "bệnh ngoài miệng chui vào", những thực phẩm bẩn mình ăn vào sẽ gây hậu quả trong tương lai tới sức khỏe của chính họ. Các cơ quan chức năng nói gì về việc bày bán công khai thịt gà bẩn tại các chợ đầu mối, người tiêu dùng vì sao biết gà bẩn mà vẫn mua một cách rất "nhiệt tình", gà bẩn được tuồn vào các chợ đầu mối bằng con đường nào? Đây là những câu hỏi cần được lý giải.
Theo_Người Đưa Tin
Hãi hùng chuối chín ép bằng thuốc diệt cỏ Để thu được lợi nhuận, một số người kinh doanh thường tẩm các loại hóa chất vào chuối để thúc chuối chín nhanh hơn. Điều này vô cùng nguy hại đến sức khỏe con người. Chuối chín đẹp do hóa chất Mới đây, thanh tra chuyên ngành của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương đã tiến hành tiêu hủy 200kg...