Công nghệ Blockchain dự báo tương lai ngành tài chính
Với những đặc tính ưu việt như tính bảo mật cao và không thể tẩy xóa, giới công nghệ đánh giá Blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tài chính, ngân hàng, công nghiệp sản xuất, dịch vụ, chuỗi cung ứng, giáo dục.
Theo thông tin chia sẻ tại hội thảo “Blockchain: Tương lai khả thi cho quản lý tài chính” do đại học RMIT Việt Nam, Trung tâm Sáng tạo Công nghệ Blockchain RMIT (RMIT Blockchain Innovation Hub) và CPA Úc tổ chức ngày 1/8 tại Hà Nội, tiến sĩ Chris Berg đến từ Đại học RMIT Úc nhận định: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Blockchain đang ngày càng được biết đến là công nghệ có tiềm năng ứng dụng lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Blockchain đang được xem là một trong những phát kiến mang tính đột phá, là một trong những công nghệ tác động mạnh mẽ nhất được phát triển trong những năm gần đây.
Với những đặc tính ưu việt như tính bảo mật cao và không thể tẩy xóa, giới công nghệ đánh giá Blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tài chính, ngân hàng, công nghiệp sản xuất, dịch vụ, chuỗi cung ứng, giáo dục. Ngoài ra, Blockchain còn được ứng dụng trong các cơ quan chính phủ để quản lý dữ liệu về dân cư, phương tiện giao thông.
Lấy ví dụ cụ thể với lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ Blockchain cho phép quản lý dữ liệu, tài sản và đảm bảo an toàn trong giao dịch.
Công nghệ Blockchain với thuật toán phức tạp, bảo mật cao, cho phép vô hiệu hóa việc can thiệp sửa đổi dữ liệu, giúp làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau. Blockchain cũng loại bỏ yêu cầu sử dụng của một tổ chức trung gian (bên thứ 3), góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm chi phí trong các giao dịch.
Vì những lợi ích đó, công nghệ này đang được đẩy mạnh ứng dụng trong giao dịch liên ngân hàng, giúp đảm bảo an toàn ở mức cao hơn so với phương thức giao dịch truyền thống. “Blockchain là một trong những động lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain cũng là nền tảng để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tự động hóa, dữ liệu lớn.”, tiến sĩ Chris Berg nhấn mạnh tại hội thảo.
Cũng theo tiến sĩ Chris, công nghệ Blockchain xuất hiện trên thế giới khoảng 10 năm nay, tuy có nhiều ứng dụng hiệu quả nhưng đến nay thực tế công nghệ này vẫn đang ở trong giai đoạn đầu tiên ứng dụng và tiếp tục được hoàn thiện.
Video đang HOT
Dù vậy theo đánh giá của chuyên gia đến từ đại học RMIT, sự phát triển của Blockchain cũng chính là cơ hội cho Việt Nam tìm hiểu, khai thác và ứng dụng vào thực tế các lĩnh vực để tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong phát triển ngành sản xuất, tài chính. Do tiềm năng ứng dụng trong ngành tài chính rất lớn, Việt Nam có thể bắt tay vào nghiên cứu công nghệ Blockchain để tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong tương lai.
Theo đánh giá của tiến sĩ Chris Berg, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang quan tâm lớn đến công nghệ Blockchain ở cấp độ tối ưu hóa chuỗi cung ứng như ứng dụng để theo dõi luồng hàng xuất – nhập, giao dịch thương mại quốc tế vv.
Công nghệ Blockchain có những thiết kế, mục đích sử dụng khác nhau cho từng ngành, lĩnh vực, vấn đề đặt ra là phải tối ưu việc ứng dụng. Việt Nam tuy phát triển sau nhiều nước trong ứng dụng Blockchain nhưng có thể học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển hơn và áp dụng vào thực tế.
Ngoài ra công nghệ Blockchain sở hữu những tính năng bảo mật cao, có thể ngăn ngừa rủi ro về an ninh mạng tốt hơn nhiều các công nghệ cũ trước sự tấn công của hacker.
Cũng theo chia sẻ của tiến sĩ Chris Berg, thời gian qua đại học RMIT đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của Blockchain đối với hoạt động của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp… nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, chính phủ, các ngành kinh tế để phát huy những lợi thế cũng như tìm hiểu mặt trái của Blockchain trong ứng dụng.
Năm 2018, đại học RMIT đã ra mắt khóa học ngắn hạn đầu tiên trong chương trình đại học của Australia về chiến lược Blockchain tại cơ sở Melbourne, nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo Blockchain – một ngành đang nổi và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng.
“Dự kiến chúng tôi sẽ nhân rộng các khóa học ở trình độ đại học và sau đại học về Blockchain, hy vọng sẽ triển khai tại Việt Nam vào ngay đầu năm 2020″, tiến sĩ Chris Berg chia sẻ.
Theo GenK
Đưa trí tuệ nhân tạo vào dự báo, quản lý rủi ro ngành thuế, hải quan
Mục tiêu là nhằm đúc rút kinh nghiệm triển khai, phát triển nguồn nhân lực để áp dụng trong tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Tài chính...
Bộ Tài chính sẽ thử nghiệm áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong lĩnh vực Thuế và Hải quan để giải quyết các bài toán nghiệp vụ phức tạp như Quản lý rủi ro, chống gian lận thuế...
Bộ Tài chính vừa ban hành Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính. Theo đó, đơn vị này đã đưa ra lộ trình gồm hai giai đoạn, cùng các mục tiêu chính dựa trên các nhóm yếu tố chính về nhân sự, dữ liệu, công nghệ và cơ chế, chính sách.
Cụ thể, giai đoạn giai đoạn 1 từ năm 2019-2022 sẽ nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chế, chính sách và hạ tầng để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính theo kiến trúc Data Hub.
Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được ban hành nhằm quy hoạch, xây dựng, phát triển các thành phần thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trong một chỉnh thể thống nhất.
liệu tổng hợp về tài chính có khả năng cung cấp đầu ra là các dạng báo cáo, Dashboard, KPIs dự báo về quản lý tài chính nhà nước và tiếp tục mở rộng đối với các chủ đề dữ liệu quản lý thị trường tài chính, bảo hiểm...
Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính cho biết sẽ thử nghiệm áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong lĩnh vực Thuế và Hải quan để giải quyết các bài toán nghiệp vụ phức tạp như quản lý rủi ro, chống gian lận thuế...
Từ đó đúc rút kinh nghiệm triển khai, phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng áp dụng trong tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Tài chính.
Giai đoạn 2 từ năm 2023-2025, Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính được mở rộng phạm vi với dữ liệu đầu vào là dữ liệu bán cấu trúc hoặc dữ liệu phi cấu trúc.
Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy học trong xử lý dữ liệu lớn vào giải quyết các bài toán phức tạp liên quan tới nhiều nhóm, dòng nghiệp vụ như dự báo số thu ngân sách, quản lý rủi ro với thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.
Theo Bộ Tài chính, giai đoạn này đòi hỏi sự chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, mô hình phân tích và dữ liệu cũng như đội ngũ chuyên gia về khoa học dữ liệu, chuyên gia trong từng lĩnh vực để đảm bảo xây dựng được mô hình hiệu quả cao trong thực tiễn.
Được biết, Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính được ban hành nhằm quy hoạch, xây dựng, phát triển các thành phần thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trong một chỉnh thể thống nhất.
Đồng thời, các nguyên tắc chủ đạo sẽ được đưa ra để đảm bảo tính liên kết, tích hợp, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành tài chính.
Mô hình kiến trúc tổng thể của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính bao gồm các lớp thực hiện các chức năng từ việc cung cấp dữ liệu nguồn, tích hợp, thu nhận, chuẩn hóa, lưu trữ, phân tích, trực quan hóa dữ liệu tổng hợp từ các nguồn, đến việc phân phối sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, an toàn, kiểm soát chất lượng và thống nhất của dữ liệu.
Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính sẽ được cập nhật, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, đảm bảo khả năng mở rộng tính năng và kiểm soát đối với mô hình kiến trúc.
Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính sẽ hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử ngành tài chính, hướng tới xây dựng tài chính số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở.
Theo vneconomy
Doanh số chạm đáy, đã đến lúc Sony nhận thua và rút khỏi thị trường smartphone? Sony khiến tất cả bàng hoàng khi doanh số smartphone quý II/2019 chưa đầy 1 triệu, còn không bằng số điện thoại bán trong một tuần của Huawei. Sony còn lại gì nếu vẫn 'ngoan cố' gắn bó với thị trường này? Trong tuần vừa qua, một loạt các hãng điện thoại công bố kết quả kinh doanh quý II/2019. Các hãng phân...