Công nghệ AI, cánh tay phải đắc lực đưa Grab phủ sóng Đông Nam Á
Trí tuệ nhân tạo ( Artificial Intelligence), hay gọi tắt là AI, từ lâu đã không còn là một chủ đề chỉ được thảo luận bởi các chuyên gia công nghệ nữa.
Hiện tại, AI đã dần trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc và kinh doanh, mà còn cả cách chúng ta mua sắm, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, kể cả việc chúng ta đi lại, tham gia giao thông.
Một công nghệ mới xuất hiện, thì dường như đó chỉ là phần mở đầu của một câu chuyện mà thôi. Công nghệ AI đang ngày càng cho thấy được khả năng ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á, một khu vực gồm những đất nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam, họ đang phải đối mặt với các vấn đề như nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình trạng tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn, cũng như cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư đúng mực.
Nhìn nhận được vấn đề này, McKinsey & Company đã phác thảo một bản báo cáo, trong đó bao gồm những phương hướng mà AI có thể đóng góp vào trong một xã hội mới đang dần hình thành ở Đông Nam Á, có thể kể đến như giáo dục và chăm sóc sức khỏe từ xa cũng như phát triển y học trong tương lai gần.
Tiềm năng cho sự phát triển của AI là vô cùng lớn và Grab hiểu điều đó.
Grab đang đi trên con đường của cộng nghệ mới
Grab có thể biết đến như một ứng dụng gọi xe đang rất phổ biến tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, đóng một vai trò lớn trong việc tiếp tục ứng dụng công nghệ vào đời sống. Và là kẻ đang dẫn đầu cuộc chơi trong thị trường tiềm năng này. Khi mà tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp chiếc áo xanh Grab Bike trên mọi nẻo đưởng của những thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.
Ông Foo Wui Ngiap, người đứng đầu mảng AI
Foo Wui Ngiap, người đứng đầu mảng AI của Grab cho biết: “Chúng tôi tin rằng AI là một chìa khóa mới để thay đổi cuộc sống của hàng triệu người Đông Nam Á, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.”
Grab đang nỗ lực trở thành một công ty hàng đầu khu vực, khi mà họ được biết đến với các dịch vụ hướng tới người tiêu dùng, chẳng hạn như gọi xe công nghệ, giao đồ ăn và thanh toán qua ví điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận ra được sức mạnh của công nghệ AI đang ẩn chứa bên trong những sản phẩm này.
Hình ảnh quen thuộc trên đường phố Sài Gòn
Có thể lấy một ví dụ, bạn đang sử dụng ứng dụng gọi xe của Grab, hệ thống này phân tích, ai là người phù hợp nhất để đón bạn. Người lái xe gần bạn nhất không phải là sự lựa chọn hàng đầu, có thể tài xế đó sắp kết thúc một ngày làm việc của mình, và anh ấy muốn nghỉ ngơi. Điểm đến của bạn lại quá xa với địa chỉ nhà của anh ấy, từ đó khả năng hủy bỏ cuốc cũng rất cao.
Foo nói thêm rằng, hệ thống đã phân tích dựa trên hơn 50 thuộc tính của mỗi tài xế, như thời gian đi xe cuối cùng, địa chỉ nhà, thời gian làm việc trong ngày,… Dựa vào những điều đó để tìm người phù hợp nhất với tuyến đường của bạn.
Video đang HOT
Thực tế thì bắt đầu từ năm ngoái, Grab đã cho triển khai một tính năng sử dụng công nghệ AI, hỗ trợ tối đa cho các tài xế có thể hoàn thành càng nhiều công việc càng tốt, xét theo giữa vị trí hiện tại và nhà của họ.
Cách hoạt động này cũng được áp dụng trên hầu hết những dịch vụ của ứng dụng Grab. Ví dụ, hệ thống sử dụng các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NNTN) để đánh giá những phản hồi của khách hàng theo tỉ lệ, và giúp họ có thể khám phá các dịch vụ mong muốn một cách nhanh chóng. Nó cũng phân tích dữ liệu hành vi và thu nhập, để điều chỉnh mức lương phù hợp cho các đối tác tài xế, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể trang trải cho cuộc sống hằng ngày, bớt đi gánh nặng về những hóa đơn thanh toán, cũng như hỗ trợ chi phí nhiên liệu.
Grab đã hoàn thành tốt điều này với “hàng trăm nghìn cuốc xe hoàn thành và hàng triệu giao dịch được thực hiện trong mỗi giây” theo lời anh Foo.
Một mục đích lớn hơn cho các quốc gia trong khu vực
Tuy nhiên, để thay đổi cuộc sống, cung cấp dịch vụ tuyệt vời là chưa đủ. Chúng tôi muốn sử dụng AI để giải quyết các vấn đề đang tồn tại ở Đông Nam Á, để tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống cho 650 triệu người ở đây, ông Foo nhấn mạnh.
Cuối cùng, Grab có bốn lĩnh vực trọng tâm chiến lược cho AI trong 12 tháng tới, bao gồm khắc phục các sự cố tắc nghẽn giao thông và xây dựng một hệ thống tốt hơn về các con đường trong khu vực. Đồng thời cải thiện về chính sách hoạt động, giải quyết những vấn đề liên quan đến bảo vệ người dùng trên hệ sinh thái Grab, giúp họ có những chuyến đi an toàn hơn, ngoài ra còn tăng tính cá nhân hóa và ưu đãi cho từng thị trường. Grab sẽ là cây cầu mang các nước Đông Nam Á gần lại với nhau hơn.
Các mục tiêu kinh doanh của công ty sẽ đi đôi với các chính sách này. Lấy ví dụ, dữ liệu mạng lưới đường bộ mà công ty thu thập từ các đối tác tài xế của mình, ước tính lên tới 320 triệu km mỗi ngày, được sử dụng để cải thiện bản đồ, và cũng có thể được dùng để giảm tắc nghẽn giao thông, thông qua việc gợi ý những con đường khác nhau, giảm thiểu ùn tắc ở những đoạn đường lớn. Bằng cách này, Grab đã phát hiện ra hơn 750 km đoạn đường hoàn toàn mới, điều này mới chỉ riêng ở Jakarta mà thôi.
Sự tối ưu hóa giữa cung và cầu trên thị trường, không chỉ mang đến thời gian vận chuyển nhanh hơn. Điều đó cũng góp phần làm lượng xe lưu thông trên đường được giảm bớt, đồng thời mang lại mức độ hài lòng cao nhất cho mỗi người dùng.
AI cũng sẽ được sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và tài xế, làm việc dưới sự giám sát theo thời gian thực của hệ thống, có thể phát hiện ra những tín hiệu dị thường, như vị trí của tài xế khác hoàn toàn với chuyến đi đã định sẵn. Công ty sẽ đầu tư mạnh vào sự an toàn, khi đó có thể hạn chế tối đa những sự cố ngoài ý muốn.
Đối với việc là cầu nối giữa các nước trong khu vực, khó khăn lớn nhất là sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và những vấn đề đó không được giải quyết tốt bởi những công cụ phiên dịch lớn hiện nay, và Grab đang tích cực làm việc với các đối tác nghiên cứu AI để giải quyết vấn đề.
Ông Foo đã rất tự tin khi nói về điều đó. Trước tiên, với 40 Terabyte dữ liệu được tạo ra mỗi ngày, không ai hiểu khu vực này tốt hơn Grab, ông tuyên bố. Thứ hai, ông cam kết phát triển các công nghệ mới phù hợp với nhất với mỗi quốc gia trong khu vực, phục vụ tốt nhất cho khách hàng tại thị trường đó.
Cuối cùng, với lượng dữ liệu khổng lồ này, ông cũng muốn sử dụng để thu hút nhiều hơn đối tượng khách hàng mới thông minh và tiềm năng, hoặc có thể sử dụng để tạo ra lợi ích chung cho sự phát triển của cả khu vực Đông Nam Á sau này.
Hành động để mang AI tiến gần hơn với Đông Nam Á
Năm nay, Grab đã đầu tư hơn 100 triệu đô la Mỹ để phát triển hệ thống AI, áp dụng trên tất cả lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược. Công ty dự kiến sẽ tăng số tiền này lên 50% vào năm 2020 khi năm 2019 sắp kết thúc, một chiến lược mới để mang AI ra mọi ngõ ngách trong đời sống hằng ngày. “Chúng tôi muốn xây dựng một team ăn ngủ cùng AI, hít thở với AI”, ông Foo nói.
Nói về vấn đề nhân sự, công ty đưa tất cả khoảng 2.000 nhân viên công nghệ và kỹ thuật của mình trải qua đào tạo về trí tuệ nhân tạo, cũng như thành lập một nhóm 300 người nghiên cứu chuyên sâu về AI và khoa học dữ liệu trong toàn tổ chức, lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Grab muốn tất cả mọi người đều được trang bị cách chủ động trong suy nghĩ, tạo ra nhiều cách để thúc đẩy AI trong công việc hơn nữa. Có thể tóm tắt như thế này: “Hãy để AI xuất hiện trong những điều nhỏ, những điều nhỏ đó có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.”
Ngoài ra, công ty đã hợp tác với Microsoft, khai thác khả năng nhận diện khuôn mặt của gã khổng lồ công nghệ Mỹ để tăng cường tính năng xác minh cho cả tài xế và khách hàng. Công nghệ này còn được sử dụng để tăng cường khả năng xử lý NNTN, tập trung cải thiện khả năng phân tích tình cảm giữa tài xế và khách hàng.
Grab cũng đang hợp tác chặt chẽ với các trường đại học để thành lập các phòng thí nghiệm, các chương trình cố vấn và thực tập để xây dựng đội ngũ khoa học dữ liệu và AI tài năng ở Đông Nam Á. Ông Foo đã nhấn mạnh rằng, sự phát triển của những tài năng trẻ chính là chìa khóa để AI có thể mang lại nhiều thành công lớn hơn trong khu vực.
Các nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist) hiện nay đang còn rất ít, ngay cả trong các trung tâm về AI lớn trên thế giới, và điều này còn nghiêm trọng hơn ở các nước Đông Nam Á. Công ty đã thành lập các trung tâm R&D (Nghiên cứu và phát triển) từng địa phương, được đặt tại các thành phố như Singapore, Jakarta, Kuala Lumpur, và Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, vì họ thấy tiềm năng đáng kể để phát triển tài năng của khu vực theo thời gian. Đó được coi như một nước đi dài hạn của Grab để phát triển trong khu vực.
Mặc dù rất dễ đi lạc khi mà có rất nhiều cách đem AI vào thực tế, thế nhưng Grab vẫn tập trung vào một mục tiêu to lớn nhất vào lúc này, mang AI trở thành một phần của Đông Nam Á.
AI chưa bao giờ được Grab xây dựng vì lợi ích của nó, và trong cho chiến lược của họ, AI không phải là mục tiêu cuối cùng, mục tiêu của họ là giải quyết những vấn đề lớn đang còn tồn đọng ở Đông Nam Á này.
Theo Thế Giới Di Động
Kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025
Theo báo cáo mới nhất vừa được Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Mảng taxi công nghệ của Grab tăng trưởng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 vừa được Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố ngày 3/10, nền kinh tế số của khu vực này được dự đoán sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Cũng theo báo cáo trên, để đạt được mục tiêu đó, kinh tế số của Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng trưởng 200% trong 5 năm tới từ mức ước tính 100 tỷ USD trong năm nay.
Báo cáo thường niên nói trên đã nâng triển vọng năm 2025 của nền kinh tế số Đông Nam Á từ mức dự báo 240 tỷ USD được đưa ra trước đó, sau khi khu vực kinh tế này đã tăng trưởng gấp ba lần chỉ trong bốn năm qua, khi người dùng Internet có xu hướng sử dụng điện thoại để làm mọi việc, từ các thao tác với tài khoản ngân hàng đến chơi điện tử và mua vé máy bay.
Báo cáo cho biết tốc độ tăng trưởng này đã vượt qua mọi dự đoán, và phần lớn người dân đều có khả năng tiếp cận với Internet, cũng như lòng tin của người tiêu dùng với các dịch vụ số đã cải thiện đáng kể.
Hơn 37 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty trực tuyến của Đông Nam Á trong bốn năm qua, phần lớn trong số đó được "bơm" vào các công ty thương mại điện tử như nhà bán lẻ thời trang Zilingo và các startup "kỳ lân" trong mảng gọi xe như Grab và Go-Jek.
Chỉ riêng mảng dịch vụ gọi xe đã có giá trị 13 tỷ USD, gấp bốn lần con số năm 2015 và được dự đoán sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2025.
Với hai "đầu tàu" Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực, Việt Nam trở thành thị trường đón nhận nguồn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực, với 600 triệu USD đầu tư từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2019. Số lượng các thương vụ đầu tư ít hơn, nhưng giá trị cao hơn trong năm 2019.
Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 5%/năm kể từ năm 2014 của Đông Nam Á đã khiến khu vực này vượt xa mức trung bình của thế giới và trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nhiều bởi căng thẳng thương mại với Mỹ.
Bên cạnh đó, số người dùng Internet ở các quốc gia có tên trong báo cáo, bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines, đã tăng từ 260 triệu người bốn năm trước lên 360 triệu người.
Trong đó, năm 2019, Việt Nam có 61 triệu người dùng Internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), nhưng chỉ 1 trong 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự hiện diện trực tuyến.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều "cơn gió ngược" đối với đà tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á, trong đó rõ nét nhất là các nguy cơ đến từ các quy định và tình trạng thiếu lao động chất lượng cao.
Cơ quan Quản lý cạnh tranh của Malaysia ngày 3/10 đã đề xuất mức phạt hơn 86 triệu ringgit (20,53 triệu USD) đối với Grab vì vi phạm luật cạnh tranh của nước này khi áp dụng các điều khoản hạn chế các tài xế taxi.
Grab có một tháng để kháng cáo trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra. Trong khi đó, Singapore trong tuần này đã thi hành một điều luật yêu cầu các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter cải chính hoặc dỡ bỏ các thông tin mà chính phủ cho là sai.
Nền kinh tế số cũng đang "vật lộn" với sự thiếu hụt lao động, khi nhu cầu đối với nhân lực công nghệ chất lượng cao vượt xa nguồn cung. Kể cả Singapore, nước vốn có giới hạn chặt chẽ đối với lao động nước ngoài, cũng cho biết sẽ chiêu mộ nhân tài từ các nước khác trong nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế số.
Theo Bnews
Grab hay Go-Jek sẽ thắng trong cuộc đua 'siêu ứng dụng' ở Đông Nam Á? Grab không giấu tham vọng trở thành 'siêu ứng dụng' thống trị thị trường Đông Nam Á, nhưng đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội từ Go-Jek. Kể từ khi ra đời tại một nhà kho ở ngoại ô Kuala Lumpur (Malaysia) hồi năm 2012, Grab đã mở rộng hoạt động tới 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Hãng khẳng...