Công khai phương án tuyển sinh trước ngày 15/1
Ngày 7/1, Bộ GDĐT đã có công văn gửi các trường ĐH, CĐ trong cả nước yêu cầu các trường công khai phương án tuyển sinh trước ngày 15/1.
Theo đó, bộ yêu cầu các trường cần ghi rõ là tham gia kỳ thi chung do Bộ GDĐT tổ chức hoặc tổ chức tuyển sinh riêng.
Ngoài ra, các trường phải đăng ký rõ tên ngành, mã ngành đào tạo trình độ đào tạo; Khối thi hoặc khối xét tuyển tương ứng của từng ngành; Vùng tuyển sinh; Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014 (chỉ tiêu của từng ngành, tổng chỉ tiêu từng trình độ và tổng chỉ tiêu của trường).
Thí sinh tham dự kỳ thi đại học năm 2013
Các thông tin khác như: Điều kiện tuyển sinh các ngành năng khiếu, môn thi năng khiếu, hệ số môn năng khiếu (nếu có); số chỗ trong ký túc xá; mức học phí tính theo tháng… cũng phải được công khai.
Theo TNO
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT: Không giới hạn hình thức thi tuyển
Đánh giá những thành tựu cũng như những tồn tại trong những năm qua, Bộ GD&ĐT tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới công tác tuyển sinh ĐH, CĐ.
Hội nghị tập trung thảo luận về quy định tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục ĐH. Phát biểu sau khi ghi nhận ý kiến từ đại diện lãnh đạo các trường ĐH, CĐ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết với quy định mới này, Bộ không giới hạn hình thức thi tuyển đối với các trường. Các trường được phép đề xuất các hình thức thi tuyển, có thể là thi kết hợp với xét tuyển, phỏng vấn...
Trường thi riêng có thể tổ chức hai lần/năm
Đánh giá những thành tựu cũng như những tồn tại trong những năm qua, Bộ GD&ĐT tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới công tác tuyển sinh ĐH, CĐ.
Theo đó, với quy định về tự chủ tuyển sinh ở các trường, Bộ cho biết do xuất phát điểm và quá trình phát triển của các trường không đồng đều và sự đa dạng của giáo dục ĐH, hơn nữa tuyển sinh là vấn đề nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nên việc thay đổi phải được kiểm soát. "Các trường phải thực hiện chuyển đổi một cách có trật tự, phải có đề án cụ thể. Việc chuyển đổi phải trải qua quá trình chuẩn bị, có thời gian quá độ, đảm bảo cho các trường chuẩn bị chu đáo, học sinh sẵn sàng" - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Cụ thể, trong giai đoạn quá độ (2014-2016), Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ các trường chưa đủ năng lực tự chủ tuyển sinh hoặc chưa chuẩn bị kịp phương án tự chủ tuyển sinh. Sau năm 2016, chủ trương tất cả các trường sẽ phải tự chủ tuyển sinh. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng nêu rõ quan điểm, việc chuyển đổi phải đảm bảo tinh thần "Chu đáo, chắc chắn, cẩn thận nhưng không trì trệ", trong quá trình quá độ này, các trường được phép lên phương án về hình thức thi tuyển cho trường mình có thể thi kết hợp với xét tuyển, phỏng vấn...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (bên trái) trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: V.THỊNH
Như vậy, trong thời gian quá độ sẽ cùng lúc tồn tại hai cách thức tuyển sinh, một số trường có phương án tuyển sinh riêng (được Bộ GD&ĐT chấp thuận) có thể tổ chức kỳ thi riêng, những trường khác chưa đủ điều kiện hoặc chưa được thông qua phương án sẽ vẫn thi theo hình thức ba chung như hiện nay. Bộ GD&ĐT cũng đặt ra yêu cầu không để phát sinh hiện tượng các tổ chức, cá nhân là cán bộ, giáo viên của nhà trường trục lợi trong tổ chức luyện thi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch...
Với quy định mới này, các thí sinh có thể có thêm cơ hội tham dự được nhiều đợt thi hơn. Các trường có phương án tuyển sinh riêng có thể tổ chức tuyển sinh hai lần/năm.
Các trường vẫn lo ngại
Phát biểu trong phần thảo luận, nhiều đại biểu là lãnh đạo các trường ĐH, CĐ đã thể hiện sự đồng tình cao đối với đề án tự chủ tuyển sinh của Bộ. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường vẫn bày tỏ quan điểm trong thời kỳ quá độ vẫn sẽ thực hiện tuyển sinh theo hình thức ba chung theo các mốc thời gian khác nhau. Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết năm 2014 trường vẫn thi ba chung, tạo nền tảng để thay đổi dần từ năm 2015. Năm 2016, trường sẽ thực sự thay đổi hoàn toàn phương án tuyển sinh.
Trong khi đó, phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân cũng khẳng định năm tới trường vẫn thi ba chung. Tuy nhiên, để tiến tới năm 2017 thi riêng, đại biểu này đề xuất Bộ nên có một ngân hàng đề chung để các trường sử dụng, tránh tình trạng chênh lệch. Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định Bộ nên duy trì ba chung nhưng cần nới mở, mềm dẻo và tiên tiến hơn. Theo ông Sơn, năm 2014 ĐH Quốc gia vẫn thi chung và dự kiến đến năm 2015 trường sẽ tuyển sinh riêng.
Ngày 10-3, công bố các trường tuyển sinh riêng
Theo kế hoạch, sau ngày 28-12, Bộ GD&ĐT sẽ công bố quy định về nội dung của đề án tuyển sinh riêng lên website của Bộ tại địa chỉ: http://www.moet.gov.vn và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bất kỳ phương án thi riêng nào Bộ cũng cân nhắc kỹ, nếu không phù hợp sẽ không cho áp dụng.
Tiếp đó, đến ngày 10-2-2014, các trường ĐH, CĐ phải nộp phương án tuyển sinh về Bộ GD&ĐT. Những phương án này sẽ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để lấy ý kiến đóng góp trong toàn xã hội. Đến ngày 10-3, Bộ GD&ĐT sẽ công bố danh sách các trường ĐH, CĐ tuyển sinh riêng. Những thông tin này sẽ được Bộ GD&ĐT đưa vào nội dung quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.
Giáo dục phải hướng đến chuẩn quốc tế
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mang đến hội nghị chiếc ổ cắm điện và chia sẻ câu chuyện khiến ông trăn trở. Phó Thủ tướng hồi tưởng lại trước đây đi nước ngoài phải sử dụng chiếc ổ cắm này. Ngày đó, những vật dụng này rất quý và phải mua ở nước ngoài nhưng hiện nay Việt Nam đã có thể tự sản xuất. Ông cũng lấy ví dụ từ chiếc USB nhỏ bé nhưng rất tiện dụng, có thể mang đi làm việc khắp nơi. Qua câu chuyện này, Phó Thủ tướng chia sẻ giáo dục phải hướng đến chuẩn quốc tế, vì lợi ích lớn lao của đất nước. Vì vậy, theo ông điều khó nhất là cần nhận thức được giáo dục nước ta đang ở đâu, điểm mạnh, yếu là gì để có phương hướng đổi mới phù hợp.
Từ chiếc ổ cắm điện, Phó Thủ tướng chia sẻ những trăn trở của mình về giáo dục.
Theo Phó Thủ tướng, với điều kiện hiện nay, không cách nào khác, giáo dục và đào tạo cần quyết liệt, đi trước một bước. Trong đó, giáo dục ĐH mang lại nhiều kỳ vọng nhất. Đối tượng của giáo dục sát với đầu ra của xã hội nhất, làm sao để các trường ĐH, CĐ đào tạo cử nhân, thạc sĩ ra trường có việc làm ngay, được doanh nghiệp trong và ngoài nước chấp nhận.
Cùng với thi cử phải đột phá đổi mới quản lý giáo dục và trước hết ngay từ Bộ GD&ĐT. Nguyên tắc xuyên suốt là không để học sinh chịu thiệt thòi bởi các cháu xứng đáng có quyền lựa chọn cơ sở giáo dục tốt.
Theo TTVN