Công khai mua bán luận văn
Hiện nay, nhiều người không cần mất thời gian mà chỉ bỏ tiền mua công trình nghiên cứu khoa học, thuê làm luận văn qua mạng.
Dịch vụ làm luận văn, đồ án thuê được rao bán công khai trên mạng nhiều năm qua. Đến hẹn lại lên, mỗi năm vào mùa thi, dịch vụ này lại sôi động trở lại. Trong vai sinh viên cần thuê người làm luận văn hộ, PV đã thâm nhập thị trường “ mua bán chất xám” này.
Có tiền là xong
Lên Google hoặc mục tìm kiếm của Facebook gõ “nhận làm đồ án”, kết quả cho ra hàng chục địa chỉ cụ thể để khách hàng lựa chọn. Càng gần mùa thi, những trang này có số lượng người truy cập càng nhiều. Trong đó, trang “Làm đồ án thuê” hơn 2 nghìn người tham gia; trang “Làm luận văn thuê” hơn 1 nghìn người tham gia…
Một dãy quán photocopy trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) chuyên nhận làm thuê các loại luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Ảnh: Tiền Phong.
“Đảm bảo đúng tiến độ về thời gian cũng như công việc bạn yêu cầu; bài viết không sao chép, đạo văn; chi phí thấp và hoàn tiền 100% nếu chất lượng bài thấp, uy tín – nhanh – chính xác – không phải sinh viên; cam kết sẽ giữ kín mọi thông tin của cá nhân…”, là những “quảng cáo” được nhiều trang web mời chào.
Nhập vai sinh viên đang cần làm đồ án, chúng tôi liên hệ với nhóm “Nhận làm đồ án” để yêu cầu thuê làm khóa luận tốt nghiệp, Long – Trưởng nhóm nhiệt tình tư vấn: “Chỉ cần bạn đưa đề tài, mình đảm bảo sẽ làm cho bạn từ A đến Z. Kinh phí làm đồ án, phụ thuộc vào độ khó của đề tài và thời gian cần hoàn thành. Nhóm mình gồm những cựu sinh viên xuất sắc đến từ các trường đại học (ĐH) hàng đầu tại Hà Nội sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó với giá hợp lý”.
Qua tìm hiểu, nhiều địa chỉ còn nhận làm bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Nhóm “Nhận làm thuê luận văn, báo cáo thực tập, đồ án tốt nghiệp” kiêm luôn cả khâu xin dấu từ các công ty.
“Giá trung bình một luận văn từ 6 đến 10 triệu đồng. Đặc biệt, mình có thể xin dấu xác nhận thực tập cho các bạn ở các công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp thương mại, sản xuất, khách sạn… Nếu xin dấu thì phải nộp thêm 600 nghìn đồng. Nhóm mình đảm bảo cung cấp và chế biến số liệu đầy đủ, chính xác”, một thành viên chia sẻ.
Được biết, để có được nguồn dữ liệu, những người buôn bán ở “thị trường” luận văn cũng phải đi cóp nhặt trên mạng và các diễn đàn, đặc biệt là các cửa hàng phô-tô cạnh các trường ĐH rồi lọc ra.
Video đang HOT
Để chất lượng đồ án và tiến độ công việc được đảm bảo, khi nhận đề tài, các dịch vụ này sẽ phân đoạn tiến độ và giao cho một người có kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. Sản phẩm được bàn giao theo lộ trình cụ thể để “khách hàng” tiện theo dõi và góp ý chỉnh sửa. Điểm chung là họ đều cam kết không để lộ thông tin cá nhân người thuê.
Loạn dịch vụ “ngầm”
Dịch vụ buôn bán kiến thức này không chỉ xuất hiện trên mạng, các quán phô-tô gần các trường ĐH, CĐ cũng đua nhau kinh doanh luận văn, đồ án… để tăng lợi nhuận. Không chỉ nhận làm thuê, các “sản phẩm trí tuệ” này còn được chủ quán bán dưới dạng các file word, chép ra đĩa hoặc lưu vào USB.
Ghé quán phô-tô cạnh trường ĐH Lao động và Xã hội, khi hỏi mua một file word báo cáo thực tập, chưa biết người mua cần chuyên ngành gì, chị chủ quán đáp: “Ở đây chị có báo cáo của 4 ngành: Kinh tế, Quản lý, Bảo hiểm và Công tác xã hội. Nếu chép file qua USB giá 1.000 đồng/trang, chép đĩa thêm 7.000 đồng”.
Tiếp tục vào một quán phô-tô trên đường Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy, Hà Nội), tại đây bán đầy đủ các thể loại từ bài tập cho đến luận văn thạc sĩ (được lưu trữ từ năm 2008).
“Giá bán từ 20 đến 30 nghìn đồng/quyển tùy theo độ dày, nếu bán theo file, hầu hết trên 30 nghìn đồng/file”, anh Lâm chủ cửa hàng nói. Ngoài ra, quán anh Lâm còn có dịch vụ cho thuê các loại “mặt hàng” này với giá 5 nghìn đồng/ngày nhưng phải đặt cọc 100% giá của quyển đó.
Tại quán phô-tô khu vực quận Cầu Giấy, trong vai người thuê viết luận án thạc sĩ, ngay lập tức nhận được sự tư vấn tận tình của chủ quán: “Nếu em làm trọn vẹn luận án thạc sĩ thì đắt lắm, thường 30-40 triệu đồng, với giá này em phải đặt cọc 5 triệu đồng. Còn giá khóa luận tốt nghiệp chỉ 15 triệu đồng. Nếu em thuê anh từ Tết, trong khoảng tháng 4 sẽ hoàn thành, vấn đề vì không phải copy và paste (dán) là xong”.
Thắc mắc về độ chính xác của nội dung, anh này đáp: “Chuẩn sao lại không! Anh chỉ nhận rồi tiếp tục đi thuê sinh viên hoặc thạc sĩ chuyên ngành làm chứ anh biết gì mà làm, khi hoàn thành chia một phần kinh phí cho họ”.
Theo Nguyễn Hoan/Tiền Phong
Căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Ai mua bán dầu mỏ với IS?
Trong khi Nga đưa ra các dữ liệu chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ buôn dầu với IS thì Ankara cũng dọa tung bằng chứng tố ngược lại.
Ngày 3/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết nước này có bằng chứng về việc Nga dính líu đến việc mua bán dầu mỏ trái phép với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, qua đó phản bác lại các cáo buộc của Nga nói rằng Ankara đang mua dầu mỏ của IS.
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Erdogan tuyên bố: "Chúng tôi có bằng chứng trong tay. Chúng tôi sẽ công bố với toàn thế giới".
Ông Erdogan cũng lên án Nga "làm trái đạo đức" khi cáo buộc gia đình của ông dính líu đến việc mua dầu mỏ của IS.
Tổng thống Tayyip Erdogan.
Trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang dừng ở mức dọa dẫm tung bằng chứng thì người Nga đã đi trước một bước khi đưa ra nhiều dữ liệu cho thấy cách thức Ankara giao dịch dầu mỏ với IS.
Theo đó, trong buổi thông tin báo chí ngày 2/12 tại Moscow, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã cung cấp các hình ảnh vệ tinh về hoạt động buôn bán dầu bất hợp pháp của IS tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Ông Anatoly Antonov còn cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cùng các thành viên trong gia đình có liên quan đến hoạt động giao dịch dầu trái phép với tổ chức IS.
Theo ông Anatoly Antonov, việc bán dầu mỏ là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho IS. Mỗi năm, tổ chức này kiếm được khoảng 2 tỷ USD, dùng để thuê các chiến binh thánh chiến trên khắp thế giới và trang bị vũ khí.
Ông này cũng chỉ đích danh Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng chính trong các cuộc giao dịch dầu mỏ bất hợp pháp với IS.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: "Theo các nguồn tin thu thập được, hoạt động giao dịch bất hợp pháp này có liên quan tới giới lãnh đạo chính trị cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan cùng gia đình ông này".
Bộ Quốc phòng Nga cũng cung cấp các bức ảnh vệ tinh cho thấy IS hiện vận chuyển 200.000 thùng dầu cho quốc gia thứ ba, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cáo buộc ông Erdogan cùng gia đình có các cuộc giao dịch ngầm với IS.
Theo báo cáo của người đứng đầu Trung tâm chỉ huy tác chiến Bộ Quốc phòng Nga Sergey Rudskoi, các cuộc không kích của Không quân Nga nhằm vào tổ chức IS tại Syria đã làm giảm một nửa nguồn thu bất hợp pháp của IS từ buôn lậu dầu mỏ, trong đó một phần lớn được bán sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Dầu mỏ từ các khu vực do IS kiểm soát tại Syria được vận chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ và đưa tới các nhà máy lọc dầu tại nước thứ ba qua cảng Dortyol và Iskenderun.
Hiện tại, Nga đã đình chỉ các cuộc đàm phán với Ankara về dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu. Đây là động thái mạnh mẽ tiếp theo của Moscow sau sắc lệnh trừng phạt kinh tế được Tổng thống Putin ký hôm 28/11.
Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Moscow đang áp đặt với Ankara sau sự cố máy bay Su-24 có thể khiến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ thực sự.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại vẫn còn chưa chịu tác động đầy đủ của cuộc khủng hoảng. Trong tương lai, theo hiệu ứng domino, cuộc khủng hoảng sẽ nhấn chìm các nhà xuất khẩu, nông dân, trung gian, đại lý bán thuốc và phân bón, các nhà sản xuất hạt giống, cây con, các công ty cung cấp nhà kính.
Những thị trường quan trọng nhất đối với sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ là Nga và Đức. Khoảng 10-12 triệu khách du lịch đến Antalya mỗi năm, 25% trong số đó là người Nga.
Về năng lượng, trong năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu khoảng 27 tỉ m3 khí, tương đương hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. Việc Nga tuyên bố ngừng đàm phán về Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến Ankara chắc chắn chịu thiệt. Tuy nhiên, Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Moscow đang tìm cách bán khí đốt để bổ sung vào ngân sách vốn đang co lại do giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải nhập siêu lên tới 25 tỷ USD hàng hóa các loại từ Nga. Kể từ đầu năm nay, Nga đã đầu tư trực tiếp vào Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 755 triệu USD, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng đầu tư vào Nga ít nhất là 55 triệu USD.
Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, trong năm ngoái, Ankara đã xuất khẩu lượng sản phẩm nông nghiệp trị giá khoảng 1,06 tỷ USD sang Nga. Trong khi đó, có khoảng 20% lượng rau Nga nhập khẩu là từ Thổ Nhĩ Kỳ.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
U60 "ôm" bánh rưỡi heroin đi xe máy Có 2 tiền án về tội danh liên quan đến ma túy, Tuân đóng cặp với Khôi, cũng từng ngồi tù 10 năm về ma túy, chuyên giao dịch "hàng trắng". Ngay những ngày đầu thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, CAQ Long Biên, Hà Nội phối hợp với phòng chức năng CATP và Bộ Công an đã...