Công khai giá sách giáo khoa và hỗ trợ học sinh khó khăn
Đầu năm học 2020-2021, năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Cần Thơ nghiêm túc thực hiện việc công khai thông tin danh mục, giá sách giáo khoa (SGK), đồng thời có nhiều giải pháp hỗ trợ học sinh khó khăn để các em an tâm đến trường.
Công khai thông tin danh mục, giá sách
Học sinh Trường TH Võ Trường Toản trong ngày khai giảng năm học mới.
Có con vào lớp 1 Trường Tiểu học (TH) Trần Quốc Toản trong năm học này, anh Nguyễn Hoàng Kiên, quận Ninh Kiều, cho biết: “Trên bảng thông báo của Trường có niêm yết danh mục SGK – Kết nối tri thức với cuộc sống, phụ huynh có thể tự mua hoặc đăng ký mua tại Trường. Vợ chồng tôi chuẩn bị sớm nên khi có danh mục sách đã chủ động tìm mua”. Theo anh Kiên, bộ sách có giá hơn 300.000 đồng, nếu tính luôn cả bộ vở bài tập, tổng cộng khoảng 500.000 đồng.
Ghi nhận tại các trường TH ở TP Cần Thơ, hầu hết trường đều niêm yết công khai thông tin về SGK, các loại sách tham khảo và cung cấp đầy đủ thông tin về giá để phụ huynh, người dân nắm rõ. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, các trường cũng đã triển khai vấn đề chọn SGK, giúp phụ huynh hiểu và trang bị đủ sách cho con. Theo cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường TH Nhơn Nghĩa 1, huyện Phong Điền, Trường lựa chọn bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, có giá bán khoảng 360.000 đồng (gồm cả sách Tiếng Anh). Thông qua các buổi họp, trường cũng thông tin về đơn vị cung cấp sách và giá cho phụ huynh học sinh. Theo cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường TH Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều), việc nhà trường chọn bộ sách “Chân trời sáng tạo” đã thông tin đến phụ huynh trước ngày đăng ký nhập học. Bộ sách có 10 cuốn, giá trọn bộ khoảng 336.000 đồng bao gồm sách Tiếng Anh (theo giá của Công ty Cổ phần Sách, thiết bị trường học TP Cần Thơ cung cấp).
Trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới ở lớp 1, bên cạnh chuẩn bị nguồn lực, ngành Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ chú trọng đến công tác tuyên truyền về sự đổi mới này. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố đã hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác truyền thông thông qua nhiều phương thức. Chẳng hạn, các cơ sở giáo dục thiết kế các sản phẩm truyền thông: pano, áp-phích, Cổng thông tin điện tử của trường,… phù hợp với đối tượng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới tại các cổng trường, góc phụ huynh; qua đó góp phần đưa chủ trương của ngành đến với nhân dân, tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện.
Về SGK lớp 1, đến ngày 4-5-2020, 100% các cơ sở giáo dục TH trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình lựa chọn sách. Có khoảng 25% trường chọn bộ sách Cánh Diều, khoảng 75% trường chọn các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; Cùng học để phát triển năng lực. Đại diện Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết: Các trường đã hướng dẫn, tư vấn phụ huynh trong việc chọn, trang bị sách cho học sinh. Phụ huynh có thể mua SGK tại các nhà sách hoặc có thể nhờ nhà trường mua hộ theo đúng giá bìa… Ngoài ra, Sở còn chuẩn bị một số SGK, giúp các trường giải quyết những trường hợp đặc biệt mà đến ngày nhập học, học sinh chưa kịp trang bị sách.
Hỗ trợ học trò khó khăn
Video đang HOT
Từ đầu năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã ban hành văn bản số 2282/SGDĐT-GDTH chỉ đạo về việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo trong trường TH. Đồng thời yêu cầu các Phòng GD&ĐT khẩn trương chấn chỉnh, thực hiện nghiêm các nội dung về SGK và tài liệu tham khảo đã được quy định tại Điều lệ trường TH. Sở chỉ đạo mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Phụ huynh, học sinh tự mua theo nhu cầu thực tế và tuyệt đối không bắt buộc.
Đối với bộ SGK lớp 1 năm học 2020-2021, thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt gồm 8 môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và 1 môn học tự chọn là Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh), trường TH phải tổ chức công khai, thông tin kịp thời để học sinh và phụ huynh biết, đảm bảo tất cả học sinh đều có SGK phục vụ nhu cầu học tập trong năm học mới. Trường hợp phụ huynh không có khả năng mua SGK do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường có thể sử dụng tủ sách dùng chung cho học sinh mượn để học.
Theo lãnh đạo các địa phương, ngành Giáo dục đã chủ động tìm giải pháp nhằm đảm bảo không để học sinh thiếu SGK khi đến trường. Các trường học trang bị sách ở thư viện để những em hoàn cảnh khó khăn chưa mua sách có thể mượn sách để sử dụng. Ngoài ra, các chi hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh vận động xã hội hóa để mua thêm sách tặng cho học sinh nghèo, khó khăn…
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết: Đến nay, ngành chưa ghi nhận trường hợp học sinh khó khăn nào mà không có sách đến trường. Các địa phương cũng đảm bảo nhu cầu sách cho cán bộ giáo viên và học sinh theo danh mục sách mà nhà trường đã chọn.
Học sinh lớp 1 cần những sách bổ trợ nào?
Chúng tôi thấy, ngoài bộ sách giáo khoa bắt buộc (8 cuốn) thì học sinh lớp 1 rất cần thêm một số sách bổ trợ như vở bài tập Toán, tiếng Việt và vở tập viết.
Quy định bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục 2018 có tám cuốn bắt buộc gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mĩ thuật và 1 môn học tự chọn là môn Ngoại ngữ 1 (cụ thể là tiếng Anh).
Ảnh minh họa: Lã Tiến / GDVN.
Thế nhưng không ít trường tiểu học không công bố rõ điều này cho phụ huynh nắm với mục đích để bán sách một cách nhập nhèm. Vì thiếu thông tin, phụ huynh không phân biệt được đâu là sách bắt buộc phải mua, đâu chỉ là sách tham khảo, luyện tập.
Bởi thế, không ít phụ huynh đã dính vào "ma trận" sách giáo khoa và sách bổ trợ để phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ mua về cả đống sách đôi khi không dùng đến.
Ngày 8/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo bằng văn bản gửi ngành giáo dục các địa phương yêu cầu "Tuyệt đối không ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo".
Với chỉ đạo này, chắc rằng bộ sách giáo khoa lớp 1 ở nhiều trường không thể lên đến hơn 20 cuốn sách giáo khoa và sách bổ trợ như chúng ta đã thấy.
Có phải tất cả sách bổ đều không nên dùng? Học sinh lớp 1 dùng sách bổ trợ nào là phù hợp nhất?
Bài viết sẽ phản ánh ý kiến của một số giáo viên dạy lớp 1 tại Bình Thuận để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn.
Trước hết, chúng tôi những giáo viên đang giảng dạy tại các trường tiểu học của Bình Thuận khẳng định rằng nhiều trường học trong tỉnh đều bán sách giáo khoa lớp 1 nhưng chỉ hoàn toàn là sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không bán kèm sách bổ trợ, vở bài tập.
Bởi thế, việc chúng tôi đăng ý kiến của giáo viên lớp 1 không nhằm mục đích quảng cáo cho các nhà xuất bản bán sách bổ trợ mà căn cứ vào tình hình thực tế dạy học hơn 1 tuần nay để phản ánh thực trạng của việc học sinh không dùng một số vở bài tập.
Tất cả các môn học khác không cần dùng vở bài tập nhưng môn Toán và tiếng Việt lại rất cần
Đó là lời khẳng định của một giáo viên có thâm niên dạy lớp 1 lâu năm và năm học nào lớp của cô giáo Yến chất lượng học sinh đều rất tốt.
Cô Yến cho biết, học sinh lớp 1 đã bước sang tuần học thứ 2 nhưng rất khó khăn cho việc dạy và ghi nhớ kiến thức của các em vì không có vở bài tập Toán, vở bài tập tiếng Việt và vở tập viết
Theo cô Yến thì học sinh lớp 1 rất cần những cuốn vở bổ trợ này (đặc biệt trong thời gian đầu năm học).
Bởi vì, sau khi học lý thuyết, học sinh cần thực hành trực tiếp trên bài làm để giáo viên chấm, sửa bài đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của các em.
Ví như trong vở bài tập Toán sẽ có những mô hình có sẵn để cho các em nhìn vào đếm, điền số cho phù hợp, thực hiện phép tính cho nhanh... Vở bài tập tiếng Việt thì điền, nối âm, vần, nối các mô hình...vở tập viết để rèn cách cầm bút, các nét cong, nét khuyết, biết cách ô, cách dòng...
Sau khi thực hành trên vở bài tập, vở tập viết, giáo viên mới hướng dẫn học sinh viết, và trình bày vào vở trắng. Bởi, mới vào lớp 1 nhiều em chưa biết cầm bút, chưa biết cách ô, cách dòng nên giáo viên phải cầm tay hướng dẫn một cách tỉ mỉ. Những học sinh này chưa được rèn trong vở tập viết mà viết ngay vào vở trắng sẽ rất khó khăn.
Cô Mai giáo viên lớp 1 tại La Gi cũng đồng quan điểm, cô cho rằng chương trình mới học sinh làm việc nhóm nhiều nên việc thực hành trên vở bài tập Toán, tiếng Việt cũng sẽ đỡ mất thời gian. Một tiết học chỉ có từ 35 đến 40 phút, học sinh một lớp khoảng 35 em, cô chỉ dành cho mỗi em khoảng 1 phút.
Không có vở thực hành, học sinh lại chưa quen thao tác mà phải viết ngay vở trắng sẽ rất khó khăn cho các em còn làm mất nhiều thời gian để triển khai các hoạt động khác.
Từ thực tế, chúng tôi thấy, ngoài bộ sách giáo khoa bắt buộc (8 cuốn) thì học sinh lớp 1 rất cần thêm một số sách bổ trợ như vở bài tập Toán, tiếng Việt và vở tập viết.
Thấy gì qua đợt tập huấn bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều tại các cơ sở giáo dục? Cánh Diều là một trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được Bộ GD &ĐT phê duyệt để cho học sinh lớp 1 học trong năm học tới. Không chỉ cung cấp kiến thức nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, bộ sách Cánh Diều còn bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt đẹp và...