Cộng hoà Séc sẽ thắt chặt quy định sở hữu súng
Chính phủ Séc thắt chặt quy định về hữu súng thông qua các biện pháp như tiến hành kiểm tra tình trạng tâm thần trước khi cấp giấy phép dùng súng.
Ngày 7/12 Chính phủ Cộng hòa Séc đã thông qua sửa đổi bổ sung một đạo luật hiện hành với nhiều điều khoản thắt chặt việc sở hữu súng đạn trong cộng đồng.
Hiện trường một vụ xả súng ở Séc. Ảnh: Mirror.
Theo Đài phát thanh Séc, người sở hữu súng sẽ được cấp một giấy phép có thời hạn bị rút ngắn xuống còn 5 năm thay vì 10 năm như hiện nay. Người sở hữu súng sẽ phải qua một đợt khám y tế nghiêm ngặt để xác định xem có bị mắc các vấn đề về tâm thần hay không trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy phép.
Luật mới cũng cho phép cảnh sát có quyền tịch thu vũ khí của người được cho là không bình thường về mặt tâm thần và yêu cầu những người này phải trải qua một đợt khám y tế tâm thần.
Đạo luật mới này cần phải được Quốc hội thông qua và dự kiến sẽ có hiệu lực bắt đầu từ năm 2017.
Nó sẽ tác động tới khoảng 300.000 người hiện đang sở hữu súng các loại tại CH Séc, trong đó khoảng 60.000 người sử dụng súng vào các mục đích nghề nghiệp như quân đội hay cảnh sát. Số còn lại đăng ký sử dụng súng để đi săn, thi đấu thể thao hay tự vệ.
Việc thông qua những điều khoản mới này được cho là một biện pháp cần thiết nhằm quản lý tốt hơn việc sở hữu súng đạn trong cộng đồng.
Hồi tháng 2 năm nay một kẻ lạ mặt đã xả súng tại một nhà hàng ở một thị trấn miền Nam nước này làm 8 người thiệt mạng và một người bị thương nặng trước khi tự sát.
Người đàn ông 63 tuổi này có giấy phép sở hữu súng, chưa có tiền án hình sự, nhưng sau đó bị phát hiện có vấn đề về tâm thần./.
Video đang HOT
PV
Theo_VOV
12 nước có người dân thích đi làm nhất thế giới
Các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ hay Anh không hẳn là nơi có điều kiện làm việc hạnh phúc nhất trên thế giới. Các nước Bắc Âu mới là những gương mặt thống trị bảng xếp hạng này.
Người dân Bỉ - Ảnh: Reuters
Hãng quản lý thương hiệu Universum của Thụy Điển mới đây công bố báo cáo nghiên cứu Chỉ số lao động hạnh phúc toàn cầu, trong đó xếp hạng các quốc gia dựa trên mức độ hài lòng và sự trung thành của lực lượng lao động.
Công ty Universum đã khảo sát 250.000 người từ nhiều thị trường trên thế giới. Những người tham gia được yêu cầu đánh giá sự hài lòng của họ trong một số mặt, bao gồm việc liệu họ có muốn làm tiếp công việc hiện tại hay không, có muốn giới thiệu công việc cho bạn bè biết hay không và dự định bám trụ với nghề nghiệp trong bao lâu.
Kết quả cho thấy vùng Bắc Âu dẫn đầu bảng xếp hạng các nước có nhiều người thích đi làm nhất này. Phát hiện trên cho thấy những quốc gia giàu có không hẳn là những nơi có điều kiện làm việc hạnh phúc nhất. Mỹ và Anh thậm chí không lọt vào top 20 trong danh sách này, mà chỉ lần lượt đứng ở vị trí thứ 29 và 30.
Dưới đây là danh sách 12 quốc gia có số người lao động hạnh phúc với công việc họ có nhất thế giới, theo trang Business Insider. Nằm trong top 20 còn có một số nước khác như Hà Lan, Đức, Chile, Pháp, Canada...
Không chỉ có nghiên cứu của Universum cho thấy người Phần Lan hạnh phúc với công việc của họ, một báo cáo khác của Ủy ban châu Âu (EC) chỉ ra rằng chỉ có 4,7% dân số lao động của Phần Lan là không hài lòng với công việc của họ. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU)
Thụy Điển là nước đứng vị trí thứ 11. Quốc gia Bắc Âu này có một trong những sự cân bằng công việc và cuộc sống tốt nhất châu Âu. Tỷ lệ người dân hài lòng với việc làm cũng đang tăng
Nước Nga đối diện đợt cắt giảm nhân công lớn trong năm ngoái vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây, song vẫn hiện diện trong top 10 danh sách này. Elena Bazina, một nhà báo Nga viết mảng kinh tế cho hay nhìn chung, người Nga vẫn hài lòng với điều kiện làm việc của họ dù một số người chịu cảnh thất nghiệp, bị giảm lương
Dù người lao động Cộng hòa Séc cho hay họ ngày càng ít hài lòng với lương bổng, chuyện được đảm bảo rằng họ sẽ có công việc hiện tại đến suốt đời khiến họ hạnh phúc với nghề nghiệp của mình
Hy Lạp có thể gây ngạc nhiên khi đứng thứ 8 trong danh sách. Claudia Tattanelli, Giám đốc toàn cầu của hãng Universum, giải thích khó khăn kinh tế Hy Lạp khiến những người đang có việc làm cảm thấy rất mãn nguyện và cảm kích ông chủ của họ. Thêm vào đó, họ cũng không thấy có nhiều lựa chọn cho một công việc khác tốt hơn
Thụy Sĩ, quốc gia láng giềng của Pháp, liên tục nhiều năm liền đứng trong bảng xếp hạng các nước có người dân hài lòng khi đi làm nhất thế giới. Hãng tư vấn Institut của Đức cũng ca ngợi bầu không khí nơi công sở và cơ hội thăng tiến ở đất nước này
Không nhiều lời phàn nàn về công việc đến từ người lao động nước Áo. Người dân nước này thường chỉ được tuyển dụng làm theo hợp đồng, nhưng bù lại cho việc này là họ hưởng lương cao hơn
Nam Phi đứng thứ 5 trong danh sách. Đây là đất nước có dân số lao động hạnh phúc nhất ở châu lục này
Người lao động Đan Mạch xem hạnh phúc là yếu tố tiên quyết. Để giữ cho quyền lực trong doanh nghiệp dàn trải đều, các công ty với trên 35 nhân viên phải chừa chỗ trên Hội đồng quản trị cho các nhân viên bình thường được đảm bảo quyền hạn giống như các thành viên trong Hội đồng
Đứng thứ 3 trong danh sách là Costa Rica và một lần nữa, không phải chỉ có nghiên cứu của hãng Universum đánh giá cao mức độ hài lòng của người lao động nước này. Hãng Gallup and Meridian International trước đó cho biết sự phát triển của ngành du lịch và ngành công nghiệp xuất khẩu lương thực của Costa Rica tạo ra nguồn việc làm tốt và ổn định
Na Uy là một đại diện Bắc Âu khác, xếp thứ nhì trong danh sách. Trong chỉ số Better Life của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Na Uy được 9/10 điểm về mặt an ninh việc làm (khả năng một người sẽ được tuyển dụng làm việc cả đời) và thu nhập
Bỉ là nước có số dân trong độ tuổi lao động hạnh phúc nhất. Lao động nước này hiếm khi nghĩ đến chuyện đổi công việc khác và có tỷ lệ hài lòng với công việc cao nhất thế giới. Có được điều này là nhờ những doanh nghiệp độc lập ăn nên làm ra, được xây dựng dựa trên các giá trị truyền thống và xem cam kết lâu dài là một trong những nền tảng kinh doanh của họ
Thu Thảo
Ảnh: Reuters
Theo Thanhnien
Quốc hội Đức dự kiến thông qua tham gia chiến dịch chống IS ở Syria Đức có thể cần một quân đội lớn hơn để đáp ứng các sứ mệnh toàn cầu. Đó là nhận định mà Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đưa ra chỉ một ngày trước khi Quốc hội nước này bỏ phiếu quyết định tham gia chiến dịch chống IS ở Syria. Trong 2 năm qua, bà Ursula đã cho thấy...