Công dân Canada bị Trung Quốc bắt ’sửng sốt’ với Covid-19
Michael Kovrig, công dân Canada bị giam ở Trung Quốc gần hai năm qua, vô cùng ngạc nhiên khi nghe tin về đại dịch Covid-19 đang bùng phát toàn cầu.
Vina Nadjibulla, vợ của Michael Kovrig, hôm 11/10 cho biết đã liên lạc được với chồng qua hình thức thăm lãnh sự trực tuyến và cung cấp thông tin về thế giới bên ngoài cho anh sau nhiều tháng “bị cô lập” trong nhà giam ở Trung Quốc.
“Anh ấy rất ngạc nhiên khi được nghe thông tin về đại dịch Covid-19 và nhận xét rằng tất cả giống như bộ phim về xác sống”, Nadjibulla cho biết, thêm rằng dù bị giam giữ lâu, tinh thần, sự quyết tâm và thậm chí khiếu hài hước của chồng vẫn không đổi.
Nadjibulla nói thêm hiện mục tiêu của cô vẫn là làm mọi thứ có thể để đưa Michael Kovrig về nhà. Cô cũng gửi lời cảm ơn vì sự ủng hộ và đoàn kết của người dân Canada đối với chồng mình.
Người dân cầm ảnh của Michael Spavor (trái) và Michael Kovrig khi diễn ra phiên điều trần dẫn độ Mạnh Vãn Chu ở Tòa án tối cao Vancouver, Canada, tháng 3/2019. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Cùng Kovrig, Michael Spavor là công dân Canada khác cũng bị giam ở Trung Quốc gần hai năm. Giới chức Canada cuối tuần qua thông báo đã được liên lạc trực tuyến với hai công dân của mình kể từ lần liên lạc cuối hồi tháng một.
Theo Bộ Ngoại giao Canada, đại sứ nước này tại Trung Quốc Dominic Barton đã được quyền “tiếp cận lãnh sự trực tuyến” với Kovrig và Spavor hôm 9/10 và 10/10.
Kovrig và Spavor bị bắt ở Trung Quốc hồi tháng 12/2018 và bị truy tố tội gián điệp hồi tháng 6. Các nước phương Tây gọi đây là hành động trả đũa của Bắc Kinh sau khi chính quyền Canada bắt giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ.
Canada cũng gọi các vụ bắt công dân của Trung Quốc là “vô căn cứ”. Thủ tướng Justin Trudeau hôm 10/10 cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump và cảm ơn vì Washington đã tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực đưa hai công dân Canada về nhà.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên từng khẳng định cáo buộc gián điệp chống lại hai công dân Canada không liên quan đến vụ Ottawa bắt Mạnh Vãn Chu, thêm rằng không có cái gọi là “giam giữ tùy tiện” ở Trung Quốc.
Quan hệ Canada – Trung Quốc được cho là trở nên nghiêm trọng sau vụ bắt Mạnh Vãn Chu. Hai nước tiếp tục căng thẳng về nhiều vấn đề như luật an ninh Hong Kong và việc Trung Quốc tuyên tử hình hai công dân Canada vì tội buôn bán ma túy
Biểu tình phản đối biện pháp hạn chế ngăn Covid-19
Hàng trăm người ở Madrid tụ tập để phản đối yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang cùng các biện pháp hạn chế khác ngăn Covid-19.
Đám đông tập trung tại Plaza Colon, trung tâm thành phố Madrid, ngày 16/8 và hô vang khẩu hiệu "tự do". Người biểu tình giơ cao các tấm biểu ngữ như "Virus không tồn tại", "Khẩu trang giết người" và "Chúng tôi không sợ". Những người tham gia bao gồm người theo chủ nghĩa tự do và cả người phản đối tiêm chủng.
Pilar Martin, một bà nội trợ 58 tuổi, đến từ thành phố Zaragoza, miền đông bắc đất nước, cho biết bà đến Madrid để tham gia biểu tình vì tin rằng các chính phủ trên thế giới đang "phóng đại" ca nhiễm nhằm hạn chế sự tự do của người dân.
"Họ buộc chúng tôi đeo khẩu trang, muốn chúng tôi ở nhà mà thực tế là bị 'nhốt'. Rõ ràng họ liên tục lừa chúng tôi bằng cách nói về những đợt bùng phát. Tất cả chỉ là dối trá", Martin cho hay.
Hàng trăm người Tây Ban Nha tập trung biểu tình tại trung tâm thành phố Madrid hôm 16/8. Ảnh: AFP.
Những video về cuộc biểu tình đã bị xóa trên các trang mạng xã hội như Facebook và YouTube vì bị phát hiện có những tuyên bố sai lệch như "đeo khẩu trang có thể gây hại" hay "vaccine đã giết chết hàng triệu người".
Nhiều người tham gia biểu tình không đeo khẩu trang dù đây là quy định bắt buộc tại các nơi công cộng trên khắp Tây Ban Nha, đất nước đã chứng kiến các ca nhiễm nCoV tăng nhanh trở lại sau khi dỡ hạn chế từ ngày 21/6.
Cuộc biểu tình diễn ra hai ngày sau khi chính phủ Tây Ban Nha công bố những hạn chế mới nhằm ngăn nCoV lây lan như đóng cửa các vũ trường, cấm hút thuốc ở nơi công cộng và giữ khoảng cách tối thiểu hai mét khi có thể.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 21,8 triệu người nhiễm và hơn 770.000 người chết. Tây Ban Nha là vùng dịch lớn thứ mười thế giới với hơn 358.000 ca nhiễm và hơn 28.600 ca tử vong.
Vì sao thế giới vẫn bị động trước đại dịch? Nguy cơ nCoV lây qua thực phẩm đông lạnh lớn đến đâu? 19 Tây Ban Nha phong tỏa thị trấn 32.000 dân vì Covid-19 Cuộc chiến khẩu trang trong đại dịch cúm năm 1918 21 Ca nCoV Tây Ban Nha tăng vọt sau một tháng 'yên bình'
New Zealand hoãn bầu cử do Covid-19 Thủ tướng New Zealand Ardern tuyên bố lùi cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra thêm 4 tuần, tới ngày 17/10, sau khi tái xuất hiện các ca nhiễm nCoV. "Quyết định này sẽ cho tất cả các bên có thời gian vận động tranh cử trong 9 tuần tới và cũng giúp Uỷ ban Bầu cử đủ thời gian để đảm bảo...