‘Công chúa’ Huawei chính thức được tự do sau 3 năm bị giam lỏng, lập tức thuê bao nguyên chuyến bay về Trung Quốc
“Công chúa” Huawei chính thức được tự do, lập tức bay về Trung Quốc.
Tờ Bloomberg đưa tin, gần ba năm sau khi bị bắt tại sân bay Vancouver, Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei là Mạnh Vãn Chu đã rời Canada trên chuyến bay đến Trung Quốc vào chiều thứ sáu.
Theo đó, bà Mạnh đã đạt được một thỏa thuận để chấm dứt các cáo buộc hình sự của phía Mỹ đối với mình và khởi hành trên một chuyến bay thuê bao của hãng Air China đến Thâm Quyến – nơi đặt trụ sở chính của Huawei.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận với các công tố viên liên bang, bà Mạnh, 49 tuổi, thừa nhận đã lừa dối HSBC Holdings Plc về hoạt động kinh doanh của Huawei với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia đó. Bà sẽ không phải đối mặt với sự truy tố nào nữa và có thể được bãi bỏ các cáo buộc chống lại bà ấy vào tháng 12/2022 nếu tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.
Tuy nhiên, một bản cáo trạng lớn hơn đối với Huawei vẫn đang chờ xử lý. Ban đầu, với các cáo buộc gian lận ngân hàng, âm mưu và gian lận điện tử, bà Mạnh – con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi phải đối mặt với án 30 năm tù giam nếu bị kết án ở Mỹ.
Bộ Tư pháp Canada cho biết việc thừa nhận của bà Mạnh “xác nhận điểm mấu chốt của các cáo buộc của chính phủ trong việc truy tố vụ gian lận tài chính này – rằng bà Mạnh và các nhân viên Huawei đã tham gia vào một nỗ lực phối hợp để đánh lừa các tổ chức tài chính toàn cầu, chính phủ Mỹ và công chúng về các hoạt động của Huawei ở Iran”.
Phía Huawei dĩ nhiên phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc này.
Những người ủng hộ bà Mạnh đã tụ tập bên ngoài tòa án ở Vancouver hôm thứ Sáu và hô vang “Không có tội!” Sau phiên điều trần, bà Mạnh đã dành những cái ôm cho các đồng nghiệp khi rời phòng xử án trong tiếng vỗ tay.
Phía Mỹ cho biết họ sẽ theo đuổi vụ kiện chống lại công ty.
Trước đó bà Mạnh đã bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ vào ngày 1/12. Sau nhiều ngày bị giam giữ cùng những phiên xử kéo dài cuối cùng tòa án Canada đã đồng ý thả bà Mạnh với số tiền bảo lãnh lên tới 7,5 triệu USD cùng một vài điều kiện đi kèm. Đầu tiên, bà Mạnh phải đeo thiết bị định vị tại chân, ngoài ra sẽ luôn có 5 vệ sỹ theo sát trong quá trình bà này được “giam lỏng” tại căn nhà ở Canada.
Kể từ đó, cuộc sống của bà Mạnh diễn ra êm đềm tại biệt thự trị giá hơn 4 triệu USD của gia đình ở Canada. Bà Mạnh thường chụp ảnh bên ngoài dinh thự của mình trong những bộ váy áo chỉn chu, bên cạnh đó là chiếc vòng định vị ở chân. Với nó, bà sẽ chỉ được đi lại thoải mái trong vòng 260 km2 tại Vancouver cho tới 11 giờ đêm.
Thời gian bị giam lỏng, bà Mạnh chia sẻ nhận được rất nhiều sự ủng hộ. “Ở mỗi phiên tòa, có hàng dài người xếp hàng bên ngoài. Sự ủng hộ nhiệt tình của họ khiến trái tim tôi trở nên ấm áp”, bà Mạnh viết. Bà còn chia sẻ biết được rằng ngay cả những người giao đồ ăn cũng viết những lời động viên trong hóa đơn khi họ chuyển đến cho nhân viên Huawei.
Mỹ sẽ có thêm hành động chống lại Huawei nếu cần
Chính quyền Washington tiếp tục nhấn mạnh Huawei Technologies là mối đe dọa an ninh quốc gia trên nhiều cơ sở.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo
Theo Reuters, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 23.9 cho biết sẽ có thêm hành động chống lại Huawei nếu cần thiết, sau khi các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đề nghị chính phủ phải thực hiện thêm một số bước để hạn chế hãng viễn thông Trung Quốc. Chính quyền Washington cũng tích cực vận động các nước khác không sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G.
Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Huawei với chính phủ và quân đội Trung Quốc, Mỹ cho rằng điều này khiến công ty dễ bị "áp lực của Bắc Kinh trước yêu cầu tham gia vào hoạt động gián điệp". Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, bà Raimondo nói "sẽ không mềm lòng" và "các nhà lập pháp đảng Cộng hòa không nên lo lắng".
Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã thêm Huawei vào Danh sách Thực thể hồi tháng 5.2019. Theo bà Raimondo, danh sách này "là công cụ thực sự mạnh mẽ trong hộp công cụ của chúng tôi, và chúng tôi sẽ sử dụng nó ở mức nhiều nhất có thể để bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ".
Tháng 11.2020, Huawei cho biết đang bán đơn vị điện thoại thông minh giá rẻ Honor Device cho một tập đoàn. Tháng trước, một nhóm gồm 14 nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã yêu cầu Bộ Thương mại thêm Honor Device vào Danh sách Thực thể, vì cho rằng đơn vị này được tách ra "để trốn tránh các chính sách kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, được quyền tiếp cận các loại chip bán dẫn và phần mềm mà nó có lẽ sẽ bị chặn nếu việc thoái vốn không diễn ra".
Bà Raimondo lưu ý, Bộ Thương mại Mỹ vẫn tiếp tục thêm các công ty khác vào Danh sách Thực thể. Trong tháng 6.2021, đã có 5 công ty Trung Quốc được bổ sung vào danh sách vì bị cho là liên quan đến việc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương.
Huawei đặt cược vào thị trường mới nổi khi tương lai ở phương Tây mờ mịt Huawei Technologies đang tập trung vào các thị trường mới nổi để phục hồi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, khi cuộc tẩy chay do Mỹ dẫn đầu tiếp tục làm mờ triển vọng của công ty ở thị trường phương Tây. Huawei vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông Theo Nikkei, tháng...