Công bố tốp 20 trường ĐH Mỹ luyện nhân tài Nobel
Không có gì đáng ngạc nhiên khi ĐH Harvard luôn là trường dẫn đầu về số lượng giải Nobel. Tuy nhiên, mọi người sẽ bất ngờ khi biết ĐH Yale lại có số người chiến thắng ít hơn cả ĐH Chicago và ĐH New York.
Dưới đây là bảng xếp hạng 20 trường ĐH có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất. Xếp hạng được thực hiện bởi công cụ so sánh Find The Best.
Để có được con số chính xác, Find The Best cho biết họ chỉ tính điểm cho những trường mà nơi người được nhận giải Nobel tốt nghiệp. Theo cách giải thích đó, ĐH Columbia (New York, Mỹ) sẽ nhận thêm được 1 điểm cho giải Nobel của Tổng thống Barack Obama nhưng ĐH Occidental ở Los Angeles sẽ không được tính do tổng thống đã chuyển khỏi trường đó trước khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Theo TNO
Ba chuyên gia Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2013
Giải Nobel Kinh tế 2013 đã được trao cho ba chuyên gia người Mỹ vào ngày 14.10 nhờ nghiên cứu giúp cải thiện việc dự đoán giá tài sản trong dài hạn, đồng thời giúp giải quyết các tình huống khẩn cấp của các quỹ đầu tư chỉ số chứng khoán.
Ba chuyên gia đoạt giải Nobel Kinh tế 2013 - Ảnh: AFP
Ủy ban Nobel cho rằng công trình nghiên cứu cả ba chuyên gia người Mỹ - Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller - "đã đặt nền tảng cho sự hiểu biết về giá tài sản".
"Không có cách nào dự đoán được giá của cổ phiếu và trái phiếu của vài ngày hoặc vài tuần tới. Nhưng chắc chắn có thể thấy trước được hướng đi chung của những giá cả này trong giai đoạn dài hơn, chẳng hạn như trong 3 hoặc 5 năm", Ủy ban Nobel đánh giá.
"Diễn biến của giá tài sản đóng vai trò quan trọng cho các quyết định về tài chính, chẳng hạn như tiết kiệm, mua nhà và các chính sách kinh tế quốc gia. Việc định giá sai có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, và như đợt suy thoái kinh tế mới đây đã cho thế, các khủng hoảng đó có thể gây tổn hại cho toàn bộ nền kinh tế", Ủy ban Nobel nhận định.
Ông Fama (sinh năm 1939) và ông Hansen (60 tuổi) đều là giáo sư của Đại học Chicago (Mỹ) còn ông Shiller (67 tuổi) là giáo sư của Đại học Yale.
Giải thưởng Nobel Kinh tế là giải thưởng không hề nằm trong di chúc của nhà khoa học Alfred Nobel, nên nó luôn được trao cuối cùng trong mùa giải Nobel hằng năm.
Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đã lập ra giải thưởng Nobel Kinh tế vào năm 1968, và giải Nobel Kinh tế đầu tiên được công bố vào năm 1969. Còn các giải Nobel lĩnh vực khác, nằm trong di chúc của Nobel, được trao kể từ năm 1901.
Người Mỹ thống lĩnh danh sách những người đoạt giải Nobel Kinh tế, trong vòng 10 năm, trong số 20 người đoạt giải này có 10 người Mỹ.
Hồi năm 2012, hai học giả Mỹ Alvin Roth và Lloyd Shapley đoạt giải Nobel Kinh tế nhờ vào công trình về mô hình vận hành các thị trường đảm bảo cân bằng cung và cầu.
Theo AFP, các nhà quan sát nhận định rằng các công trình Nobel Kinh tế khó mà áp dụng vào thực tế bởi vì những rào cản chính trị.
Những người đoạt giải Nobel năm 2013 sẽ được trao giải tại một buổi lễ tổ chức long trọng ở thành phố Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 10.12 tới.
Do khủng hoảng kinh tế, số tiền thưởng cho mỗi giải Nobel đã giảm từ 10 triệu kronor xuống còn 8 triệu kronor (1,25 triệu USD).
Phúc Duy - Hoàng Uy
Theo TNO
Nobel Hòa bình trao cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học Ngày 11.10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Hòa bình 2013 thuộc về Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) vì những nỗ lực nhằm loại bỏ vũ khí hóa học trên thế giới của tổ chức này. Trụ sở OPCW tại Hà Lan - Ảnh: AFP Ông Thorbjoern Jagland, Chủ tịch Ủy ban Nobel, cho biết OPCW được trao giải...