Công bố tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các trường ĐH, CĐ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 (các tiêu chí này thay thế cho điểm sàn các năm trước đây).
Tiêu chí mới thay thế điểm sàn giúp thí sinh có nhiều cơ hội vào đại học – Ảnh: Vũ Thơ
Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định: Đối với các trường, các ngành không quy định môn thi chính, tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào là các mức điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số) cho từng khối thi.
Căn cứ vào kết quả thi đại học, cao đẳng của thí sinh trong cả nước, Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào đề xuất Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo xem xét công bố một số mức (3 hoặc 4 mức) điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào đại học và mức điểm tối thiểu xét tuyển vào cao đẳng.
Đối với trường, ngành quy định môn thi chính, tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số môn chính (tổng điểm 3 môn thi, trong đó có 1 môn thi chính nhân hệ số 2) vào trường hay vào từng ngành của trường.
Video đang HOT
Nguyên tắc xác định điểm chuẩn xét tuyển trong trường hợp này là giá trị trung bình của điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính không được thấp hơn giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào đại học hoặc cao đẳng đã được Bộ công bố và trường đã lựa chọn (các điểm trung bình này được làm tròn với 2 số lẻ).
Bộ GD-ĐT yêu cầu: Trước ngày 20.5, các trường công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo Bộ GD-ĐT môn thi chính được nhân hệ số 2 đối với từng ngành của trường.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố các mức điểm xét tuyển để vào đại học, cao đẳng: Đối với các trường, ngành không quy định môn thi chính: xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hay vào từng ngành của trường. Điểm chuẩn xét tuyển này không được thấp hơn mức điểm xét tuyển vào đại học, cao đẳng mà Bộ đã công bố và trường đã lựa chọn.
Đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính: xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính theo nguyên tắc nêu ở mục 2 của công văn này.
Các trường đại học, cao đẳng tổ chức xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đạt mức từ mức điểm chuẩn xét tuyển trở lên (điểm chuẩn xét tuyển cơ bản hoặc điểm chuẩn xét tuyển có tính hệ số của môn chính) theo các quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Theo TNO
Bộ GD-ĐT họp bàn phương án xác định tiêu chí thay điểm sàn
Chiều 24.3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến xây dựng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào bằng điểm thi thay thế điểm sàn cũ với sự tham dự của đại diện các trường ĐH, CĐ trong và ngoài công lập tại TP.HCM.
Thí sinh xem điểm thi trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 - Ảnh: Đ.N.Thạch
Tại cuộc họp, Bộ đã giới thiệu với các trường 5 phương án như sau:
Phương án 1: Sẽ phân tầng theo đổng điểm ba môn thi. Theo đó, điểm sàn này được tính trên cơ sở phổ điểm và đảm bảo nguồn tuyển vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với mỗi khối thi, xác định ba mức điểm sàn (cao, trung bình và thấp), trong đó điểm môn ưu tiên theo ngành đào tạo và được nhân hệ số. Theo đó các trường sẽ dựa trên đặc thù ngành đào tạo để xác định khối thi và môn ưu tiên cùng hệ số ưu tiên cho từng ngành cụ thể.
Phương án 2: Phân nhóm, tổng điểm ba môn theo khối thi được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi và ngưỡng điểm tối thiểu với môn chính của từng ngành.
Phương án 3: Kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi. Trong đó, điểm sàn là tổng điểm 3 môn được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm tổng 3 môn thi theo khối thi. Đối với mỗi khối thi có 3 mức điểm sàn (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn. Điểm tối thiểu theo từng môn thi tương ứng với ngành đào tạo được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi, đối với mỗi môn thi có 3 mức trên để các trường lựa chọn. Trường chỉ được được xét tuyển thí sinh có tổng điểm 3 môn theo khối thi không thấp hơn điểm sàn theo quy định của trường, không có môn nào bị 0 điểm hoặc các thí sinh có điểm các môn theo từng ngành đào tạo đạt từ ngưỡng xét tuyển trở lên, không có môn nào bị 0.
Phương án 4: Điểm sàn xác định theo đặc thù vùng miền chia theo khu vực tuyển sinh gồm miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ. Trên cơ sở thống kê điểm của thí sinh thi vào trường trong khu vực theo khối thi, chia nhóm kết quả theo từng khối thi, các trường tùy theo khả năng tuyển sinh của mình xác định nhóm tuyển sinh phù hợp.
Phương án 5: Tính theo ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị bằng phương pháp chia phổ điểm 3 môn thành 4 mức, các trường tùy theo khả năng tuyển sinh ưu tiên gọi thí sinh trúng tuyển theo các ngưỡng khác nhau.
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết các phương án này chưa phải là phương án chính thức Bộ đưa ra lấy ý kiến, mà là tập hợp các phương án trên cơ sở đề xuất của chuyên gia và đại diện một số trường Bộ đưa ra để lấy ý kiến các đại biểu tham dự hội nghị. Cuộc họp đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các trường, trên cơ sở các ý kiến này Bộ sẽ chính thức đưa ra các phương án để lấy ý kiến rộng rãi của dư luận xã hội trước khi chọn phương án cuối cùng.
Theo TNO
5 phương án xây dựng tiêu chí thay điểm sàn Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 23/3 cho biết đã đưa ra 5 phương án xây dựng các tiêu chí đảm bảo chất lượng vào ĐH, CĐ năm 2014, thay cho tiêu chí điểm sàn duy nhất. Thí sinh thi đại học năm 2013 Thong Tin tuyen sinh 2014 - Thông tin chính xác nhấtNhững điều cần biết tuyển sinh ĐH CĐ....