Công bố Chương trình đào tạo hệ Đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ
Sáng ngày 7/8, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Chương trình đào tạo hệ Đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ và Triển khai công tác đào tạo năm học 2019 – 2020. Hội nghị do GS.TS. Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng chủ trì.
Tham dự Hội nghị có TS. Đỗ Quế Lượng – Phó Hiệu trưởng thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ nhiệm các Khoa cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị và phòng ban chức năng trong trường.
GS.TS. Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Huy Thuyết
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm mục đích điều chỉnh cơ cấu chương trình cho phù hợp yêu cầu đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nội dung một số học phần cho sát với yêu cầu mới của thị trường lao động trong xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư để xây dựng cơ sở pháp lý cho quy trình quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua đó, góp phần khẳng định thương hiệu cũng như uy tín của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Trước đó, căn cứ Quyết định số 1055/QĐ-BGH-ĐT ngày 25/01/2019 của Hiệu trưởng ban hành Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Phòng Quản lý Đào tạo đã hướng dẫn các Khoa xây dựng Chương trình đào tạo cho 27 ngành; thành lập 27 Hội đồng thẩm định (bao gồm 1 Phó Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, 2 phản biện); gửi văn bản xin ý kiến các thành viên các thành viên trong Hội đồng khoa học Trường theo 4 tiểu ban (kinh tế và quản lý, kỹ thuật, ngôn ngữ, sức khỏe) và nhận được sự nhất trí của các thành viên Hội đồng.
Hội nghị có sự tham gia của Ban Chủ nhiệm Khoa, đại diện lãnh đạo các đơn vị, phòng ban chức năng trong toàn trường. Ảnh: Huy Thuyết
Hội nghị đã thông qua một số nội dung chính sau: Số lượng tín chỉ tối đa đối với khối ngành kinh tế và quản lý là 137 tín chỉ (TC); Khối ngành Ngôn ngữ là 145 TC; Khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật cấp bằng Kỹ sư là 155 TC, cấp bằng Cử nhân là 145 TC, riêng ngành Cử nhân Quản lý Công trình Đô thị là 137 TC. Đối với phần kiến thức giáo dục đại cương, nhà trường bố trí 19 TC đối với tất cả các ngành.
Về phần kiến thức bổ trợ, đối với khối kinh tế, quản lý, ngôn ngữ được bố trí 32 TC, trong đó: môn Ngoại ngữ là 20 TC; môn Tin học là 10 TC; môn Kỹ năng giao tiếp là 02 TC. Đối với khối ngành công nghệ kỹ thuật và sức khỏe, môn Ngoại ngữ bố trí 12 TC; môn Tin học là 10 – 14TC; môn Kỹ năng giao tiếp sẽ được bố trí theo nhu cầu sử dụng của từng ngành.
Tại Hội nghị, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cũng được trình bày cụ thể, giúp Chủ nhiệm các Khoa, đại diện lãnh đạo các đơn vị, phòng ban chức năng trong trường hiểu rõ hơn các nhóm kiến thức sẽ được triển khai trong thời gian tới. Trong đó:
Nhóm kiến thức cơ sở: Chỉ bố trí các học phần bắt buộc, không bố trí học phần tự chọn. Các học phần trong nhóm này đều là học phần tiên quyết đối với các học phần nằm trong kiến thức ngành và chuyên ngành
Nhóm kiến thức ngành có hai loại học phần là bắt buộc và tự chọn. Phòng Quản lý Đào tạo hướng dẫn các khoa xây dựng các học phần tự chọn chiếm khoảng 10 – 15% tổng số tín chỉ của phần kiến thức ngành. Riêng các ngành thuộc khối sức khỏe, do đặc thù của ngành nên tạm thời chưa bố trí học phần tự chọn. Trong nhóm kiến thức ngành, các học phần tự chọn, đồng thời là các học phần tương đương có thể thay thế lẫn nhau khi sinh viên chuyển đổi ngành học hoặc khi phải thi lại để tích lũy cho đủ số tín chỉ cần thiết.
Nhóm kiến thức chuyên ngành: Phòng Quản lý Đào tạo hướng dẫn các khoa xây dựng mỗi ngành nên có ít nhất 02 chuyên ngành cho sinh viên lựa chọn, trong đó mỗi chuyên ngành chỉ nên bố trí 10 – 12 TC. Tuy nhiên do đặc thù của ngành nên một số ngành chỉ bố trí 01 chuyên ngành như: Ngân hàng, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Đồ họa, Quản lý Tài nguyên và môi trường, Y đa khoa, Điều dưỡng và Răng Hàm Mặt.
Nhìn chung, chương trình đào tạo của các ngành về cơ bản vẫn lấy khung chương trình ban hành năm 2016 làm cơ sở, không thay đổi tên chuyên ngành đào tạo khác với mã ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trừ trường hợp đổi tên 01 chuyên ngành “Quản lý kinh doanh” thành “Quản trị kinh doanh” theo như Bộ phê duyệt vào năm 2016. Đồng thời, chương trình đào tạo của 27 chuyên ngành bảo đảm tính khoa học, tính kế thừa, sát với yêu cầu của thị trường lao động và theo đúng quy chế đào tạo theo tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thu Hương
Theo baonhandao
'Chọn ngành theo ý mẹ, tôi chỉ cố kiếm lấy cái bằng Đại học'
Liệu những vị phụ huynh - chứng kiến cảnh con mình chật vật, chán nản khi bằng lòng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ - có cảm thấy mình đã sai vì ép con quá mức?
Video đang HOT
Ngày nộp đơn đăng ký nguyện vọng thi đại học, Hà Trang (26 tuổi, Hà Nội) không mấy đắn đo khi chọn Học viện Ngân hàng.
Trang gọi đó là quyết định, mục tiêu từ bé đã "đóng đinh" sẵn trong đầu vì đơn giản "cả nhà theo ngành đó, sau này đi làm còn có người giúp đỡ, chứ ở cái ngưỡng tuổi 18, mình cũng chẳng rõ bản thân cần hay muốn gì".
Đỗ vào đúng chuyên ngành gia đình mong muốn, nhưng 4 năm đại học của Trang không suôn sẻ như những gì cô mường tượng. Từ học kỳ đầu tiên, cảm giác hứng thú đi học đã biến mất hoàn toàn.
"Hai năm đầu, mình chỉ cố gắng qua môn, điểm số lúc nào cũng ở mức trung bình, đến trường lấy niềm vui gặp gỡ bạn bè là chính. Cái ngành ngân hàng với mình chán ngắt, khô khốc quá, học chả vào đầu được mấy", Trang nhớ lại.
9X cho hay vì kỳ vọng của mẹ quá lớn, cô cũng không nuôi suy nghĩ thi lại đại học, theo đuổi ngành khác. "Thôi thì học cố cho có cái bằng", Trang đã trải qua 4 năm học hành với quan niệm ấy.
Như một kịch bản quen thuộc của những người theo học ngành cha mẹ chọn hộ, Trang "đầu quân" về công ty mẹ sau khi ra trường. Có chỗ làm khi vừa mới tốt nghiệp được coi là may mắn trong mắt nhiều người, nhưng với Trang, cơn "khủng hoảng" mới chỉ thật sự bắt đầu khi cô bước chân vào công việc.
"Nhiệm vụ của mình liên quan đến sổ sách, hàng ngày xoay quanh bởi vô vàn con số. Công việc đòi hỏi cả tốc độ lẫn sự chính xác, bởi chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng đủ kéo cả dây chuyền liên quan hỏng theo", cô nói.
Mặt khác, việc bước chân vào ngân hàng lớn nhờ người thân quen biết cũng khiến Trang gặp phải không ít sự "quan tâm", soi mói từ đồng nghiệp xung quanh. Thời gian đầu vào làm, "Con của mẹ A thì chắc giỏi lắm đây" là câu nói Trang nghe nhiều nhất, khiến cô hãnh diện thì ít mà lo lắng thì nhiều.
"Mình áp lực đến mức làm việc như cái máy, từ bỏ tất cả các niềm vui khác, thậm chí khó chịu, cáu bẳn với người xung quanh. Khi về đến nhà, đầu óc mệt mỏi cũng chẳng thể giãi bày quá nhiều tại vì tất cả đều cho rằng làm ngân hàng lắm tiền mà còn kêu ca", Trang kể.
Nhiều người trẻ hối hận khi chọn theo ngành nghề mà gia đình mong muốn.
"Gắng gượng học theo mong muốn của mẹ, làm mẹ hãnh diện nhưng bản thân nhận được những gì" là câu hỏi xuất hiện thường trực trong tâm trí Trang vào giai đoạn mà cô miêu tả là "gắng vượt qua mỗi ngày, chứ không phải sống". Nhìn bạn bè xung quanh được thỏa sức vẫy vùng với đam mê, Trang không tránh khỏi cảm giác ghen tỵ.
Đến một ngày, cảm thấy không thể chịu đựng thêm, Trang nói với mẹ về quyết định nghỉ làm, tự đi theo con đường riêng.
"Có thể công việc kia cho mình mức lương ổn định, lại có gia đình đằng sau sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng nghĩ đến cảnh chôn vùi cả sự nghiệp vào đống con số, sổ sách, mình không làm được. Cũng may là mẹ nhận ra con gái đã quá chán nản nên không phản đối", cô cho biết.
Hiện tại, Trang đang tự quản lý việc kinh doanh thời trang riêng, khối lượng công việc nhiều, thu nhập chưa cao nhưng cô cảm thấy đáng vì được làm điều mình thích. Cô thừa nhận nhiều lúc cảm thấy có lỗi vì làm mẹ buồn lòng nhưng "không sao, mình đang sống cuộc đời mình".
Khi được hỏi ý kiến về chuyện học hành, đi làm của con cũng theo mô típ "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy", Trang thẳng thắn bày tỏ: "Là người từng cố chiều lòng theo kỳ vọng của phụ huynh nên mình hiểu, ban đầu cảm thấy mọi thứ đều ổn, cái gì cũng được sắp đặt, cứ tuân theo quỹ đạo của nó thôi. Nếu cảm thấy chán có thể cố, nhưng đâu thể cố cả đời".
"Mình của năm 18 tuổi có thể không hình dung nổi năm 22 tuổi ra trường hay nhiều năm sau đó bản thân sẽ muốn gì, làm nghề gì, nhưng suy cho cùng, tại thời điểm chọn ngành học đại học, vẫn nên quan tâm sở thích, khả năng nằm ở đâu để không tốn công sức và thời gian sau này", Trang đúc kết.
Không ít người trẻ rơi vào trường hợp giống Trang, lựa chọn ngành nghề theo định hướng, nguyện vọng của cha mẹ để rồi hối hận giữa chừng, loay hoay với cảm giác chán chường mà không thể thoát ra.
"Cha mẹ khó có cái nhìn đầy đủ"
Trên thực tế, xu hướng cha mẹ can thiệp và quyết định thay việc chọn ngành đại học của con cái đang tăng cao hơn bao giờ hết, South China Morning Post trích dẫn ý kiến các chuyện gia trong một bài viết về can thiệp của cha mẹ đối với lựa chọn trường học và nghề nghiệp của con cái.
"Tùy từng quốc gia, các bậc phụ huynh lại có những kỳ vọng khác nhau", nhà tâm lý học Scarlett Mattoli nói.
Bà Jullianna Yau, giám đốc của một tổ chức giáo dục, nhấn mạnh: "Tại châu Á, các nghề nghiệp phổ thông như bác sĩ, luật sư hay kỹ sư thường được xã hội đề cao và tôn trọng. Do quan niệm in sâu, bố mẹ luôn muốn con cái theo học những ngành này".
Tuy nhiên, các chuyên gia kết luận: Việc "thao túng" con trẻ trong các quyết định liên quan tới cuộc đời chúng dễ làm nảy sinh xung đột gay gắt giữa hai thế hệ. Khi còn nhỏ, con cái có chiều hướng gật đầu nghe theo mọi lời chỉ bảo, nhưng khi lớn lên, mọi chuyện khác đi rất nhiều.
Chuyện cha mẹ "thao túng" con cái khi chọn ngành học hay nghề nghiệp tương lai là thực trạng phổ biến. Ảnh: Emilio Rivera.
Chuyên gia giáo dục người Anh Alan Smithers nhấn mạnh điều quan trọng mà cha mẹ có thể làm là giúp con tìm ra được thiên hướng để phát triển, thay vì cấm cản mọi mơ ước.
"Một sự thực đáng buồn là cha mẹ khó có cái nhìn đầy đủ về những thứ diễn ra ở trường học và cả thế giới rộng lớn ngoài kia. Vì vậy, đừng tự đặt ra đích đến mà hãy hỗ trợ con trong hành trình khám phá bản thân", vị chuyên gia đánh giá.
Nếu cha mẹ có thể chấp nhận sự thật rằng những đứa trẻ sẽ đi theo con đường khác với mình và để con tự do lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích, chính họ cũng sẽ bớt căng thẳng hơn về tương lai của con, bà Mattoli nói thêm.
Bà Carol Wilson, người từng có kinh nghiệm giảng dạy tại nhiều trường quốc tế trên thế giới, cho hay lựa chọn của đứa trẻ phần nào ảnh hưởng đến gia đình, nhưng việc tác động thái quá lên con tạo ra các hệ quả tiêu cực hơn cha mẹ nghĩ.
"Câu chuyện không chỉ dừng lại ở mức khó làm tốt được thứ chúng không thích, mà vì bộ mặt việc làm ở tương lai ngày càng thay đổi. Những đứa trẻ đang ngồi trên nhà trường sẽ gia nhập lực lượng lao động vào giữa thế kỷ 21, khi các yêu cầu và mức lương của mỗi ngành nghề sẽ rất khác nhau. Sự tác động của công nghệ và Internet có thể tác động vào cuộc sống theo những cách mà các vị phụ huynh không thể nghĩ tới được", bà Wilson đúc kết.
"Theo đuổi đam mê là viển vông"
Trên thực tế, dựa vào lý lẽ "cha mẹ luôn mong những điều tốt nhất cho con", nhiều phụ huynh tự cho mình quyền định đoạt tất cả thay vì tự hỏi đâu mới là điều con cái cần.
"Con chưa ra đời, chưa va vấp như vợ chồng tôi mấy chục năm nên làm sao hiểu được nỗi niềm bậc cha mẹ. Những câu nói kiểu 'theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn' là những lời viển vông, 100 người nói may ra được 1 người làm được", người cha tên Đức Thịnh (60 tuổi) thẳng thắn nói.
Khi người con gái lớn mới đặt chân vào cấp 3, ông đã tuyên bố thẳng con bé buộc phải đi theo hướng gia đình chỉ. Theo đó, những sở thích khác chỉ là nhất thời, không thể đảm bảo tương lai bằng việc "quen ông này làm ở đây, bà kia là phụ trách chỗ nọ, có gì mở lời họ còn xin cho".
"Cá không ăn muối cá ươn, nên gia đình tôi sẽ để con theo học những ngành nghề phù hợp với truyền thống của nhà hoặc chí ít phổ thông để đủ sống. Chừng nào học phí vẫn do chúng tôi chi trả và con cái vẫn sống ở mái nhà này thì quyết định của bố mẹ vẫn là trên hết", ông nói thêm.
Một câu hỏi khác được đặt ra: Liệu những vị phụ huynh - chứng kiến cảnh con mình chật vật, chán nản khi bằng lòng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ - có cảm thấy mình đã sai vì ép con quá mức?
"Con có bất mãn cũng đành chịu. Vì chúng tôi trải đời hơn và biết con cần cái gì. Có thể lúc này cháu chưa thấu được, chưa hiểu lòng bố mẹ nhưng hy vọng sau này khi có gia đình, con cái riêng, con sẽ hiểu được suy nghĩ và việc làm của chúng tôi", người bố khẳng định.
Cũng có quan điểm tương tự nhưng không đến mức gay gắt như câu chuyện trên, cô Thanh Tâm (52 tuổi) khẳng định "làm phụ huynh, ai cũng muốn con cái được tự do thoải mái". Song, với cương vị là người đã theo con trong suốt thời gian dài, cô cho biết nếu cảm thấy niềm yêu thích khó giúp con tự lo cho bản thân, cô sẽ cố gắng định hướng lại.
"Ít nhất vẫn nên có tấm bằng đại học ở những ngành cơ bản như tài chính, ngân hàng hay truyền thông. Nếu chẳng may sau này theo đuổi đam mê bất thành thì con vẫn có khả năng xoay xở, kiếm việc làm khác", người mẹ cho hay.
"Buông tay" cho con là rất khó, nhưng vẫn nên làm
Theo quan điểm của chuyên gia giáo dục Julianna Yau, việc "buông tay", "thả cửa" cho con cái có thể rất khó khăn với nhiều gia đình. "Tuy nhiên, điều này lại phần nào giúp chúng nhìn nhận ra tiềm năng, cũng như tự mình trải qua nhiều thử thách trước khi đạt được điều mong mỏi", bà Yau phân tích.
Song, không phải đam mê nào cũng dễ theo đuổi và các quyết định ở tuổi 18 nhiều khả năng sai lầm. Trong trường hợp này, thay vì phản ứng gay gắt, cha mẹ nên bình tĩnh giảng giải trước về tính chất khốc liệt hay khả năng thất bại, để con lường được những khó khăn sẽ gặp.
Dù lo lắng đến mấy, cha mẹ nên biết "buông tay" để con tự do chọn lựa hướng đi của mình. Ảnh: Daily Sun.
Anh Võ Trung Hiếu (Trưởng phòng Marketing của công ty truyền thông) có nhiều năm được mời tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh cuối cấp.
Tiếp xúc, trò chuyện với nhiều thế hệ học sinh, anh phần nào hiểu được vì sao có nhiều bạn trẻ loay hoay khi đứng trước lựa chọn quan trọng của cuộc đời.
"Phần lớn những bạn mình từng giúp đỡ khá mù mờ về ngành học mình muốn hướng tới. Lý do chính là các bạn chưa hiểu được bản thân, không có mục tiêu nghề nghiệp dẫn đến chọn ngành không phù hợp", anh nói.
Anh cho rằng ngành nghề lựa chọn dù ở trường đại học hay khi bước chân ra thực tế chỉ là tương đối. Người chọn nghề hay nghề chọn người vốn là câu hỏi khó trả lời nên để xác định được ngành học phù hợp không phải chuyện dễ.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng chuyên ngành ở đại học hỗ trợ rất nhiều cho công việc và cuộc sống tương lai.
"Mỗi ngành học có những đặc thù rất khác nhau, nếu hiểu mạnh yếu của bản thân, biết mình cần gì, muốn làm gì, khi đó chọn được ngành phù hợp sẽ rút ngắn quãng đường đi rất rất nhiều", anh phân tích.
Võ Trung Hiếu cũng nhận định dù chọn ngành nào cũng chỉ mang tính chất thời điểm. Bản thân anh cũng từng lựa chọn ngành học mình đam mê là công nghệ thông tin và có cơ hội làm việc nhiều năm trong các tập đoàn công nghệ lớn nhưng hiện tại lại rẽ sang một hướng khác hoàn toàn.
"Nhiều bạn trẻ luôn mong muốn tìm được ngành phù hợp nhưng không hiểu được rằng đại học chỉ là chặng đường chứ không phải đích đến. Nó cũng chỉ để phục vụ cho những mục tiêu khác trong cuộc sống tương lai", anh Hiếu nhận định.
Theo Zing
"Chất lượng đào tạo sinh viên y khoa và dược học luôn được đặt lên hàng đầu" Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đã khẳng định: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế...