Công bố 4 bản mẫu SGK chương trình giáo dục mới
Trong số 5 bản mẫu SGK lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới qua vòng 2 thẩm định, NXB Giáo dục Việt Nam có 4 bản mẫu.
Sáng nay, 8/11, tại Hà Nội, NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức hội thảo NXB Giáo dục Việt Nam với nhiệm vụ đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông”.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện giáo viên, các nhà quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước tại 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra).
Trong khuôn khổ hội thảo, ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Giáo dục Việt Nam đã giới thiệu các bản mẫu SGK do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn.
Theo đó, có 4 bản mẫu SGK của NXB Giáo dục Việt Nam đã qua 2 vòng thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia gồm: bộ SGK kết nối tri thức với cuộc sống; Bộ SGK Chân trời sáng tạo; Bộ SGK cùng học để phát triển năng lực; Bộ SGK vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Đây là 4 bản mẫu nằm trong số 5 bản mẫu SGK đã qua 2 vòng thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia, đang chờ Bộ GD&ĐT hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để công bố trước dư luận. Bản mẫu SGK còn lại thuộc về 2 NXB là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TPHCM.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Thái cũng cho biết, ngoài SGK giấy, NXB Giáo dục Việt Nam còn phát triển đồng bộ SGK điện tử, các tư liệu, tài nguyên số để hỗ trợ giảng dạy dành cho giáo viên.
Được biết, dự kiến trong tháng 11 này, Bộ GD&ĐT sẽ công bố các bộ SGK đạt yêu cầu.
Theo Tiền phong
SGK lớp 1 của TP HCM có thể dùng trong năm tới
Bộ sách giáo khoa của TP HCM sẽ giảm tải theo hướng tăng tự học, giảm thuộc lòng, không gây quá tải cho học sinh
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, bộ sách giáo khoa (SGK) khi được Bộ GD-ĐT thẩm định là bộ SGK mà học sinh (HS) cả nước có thể sử dụng chứ không còn là sách riêng của TP HCM. Bộ sách do cán bộ, giáo viên của TP HCM phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn.
Dạy HS hiểu và biết vận dụng
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết theo Luật Giáo dục, UBND mỗi tỉnh, thành sẽ quyết định chọn bộ sách nào dùng cho địa phương mình. Tại TP HCM, trên cơ sở tham mưu của Sở GD-ĐT TP, UBND TP sẽ thành lập hội đồng thẩm định và quyết định chọn bộ sách nào cho HS TP HCM. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã thẩm định xong bộ sách lớp 1, nếu UBND TP thẩm định và lựa chọn, có thể sử dụng ngay từ năm học tới.
Học sinh lớp 1 tại TP HCM chuẩn bị sách giáo khoa dịp khai giảng năm học mớiẢnh: NGUYỄN THUẬN
Cũng theo lãnh đạo sở này, SGK của TP HCM không đặt nặng việc học thuộc lòng. Yêu cầu chung là chú trọng dạy để HS hiểu và làm; kết hợp giữa dạy chữ và dạy người; rèn luyện khả năng tự học và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Trên cơ sở đó, SGK chỉ chọn lọc các kiến thức cần thiết, thực tiễn và hiện đại, tăng cường rèn luyện phương pháp tự học, hoạt động nhóm, tăng cường rèn luyện các trải nghiệm gắn với việc tập luyện, giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống và xã hội ngay từ nhà trường.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy tích hợp, liên môn, trong bộ SGK mới, nội dung chương trình chi tiết được sắp xếp theo các chủ đề, chủ điểm, có tính đến sự tích hợp nội môn và liên môn. Từ đó, số lượng bài học giảm, nội dung chương trình cũng giảm tải, nhẹ nhàng. Việc biên soạn SGK mới theo hướng không quy định cụ thể từng tiết mà phân bố thành từng chủ đề thực hiện trong một số tiết còn giúp GV chủ động hơn trong giảng dạy để phù hợp với thực tiễn lớp học, sự phát triển công nghệ thông tin và khả năng tiếp cận kiến thức của HS.
Tác giả biên soạn còn tâm tư
Ông Phạm Ngọc Tiến, Phó Phòng Trung học Sở GD-ĐT TP HCM - người tham gia biên soạn bộ sách khoa học tự nhiên của TP, cho biết trước đây nhóm biên soạn dựa theo dự thảo chương trình phổ thông tổng thể do Bộ GD-ĐT công bố để hình thành, dự kiến cấu trúc từng môn học. Vì vậy, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình khung chi tiết chính thức vào cuối năm 2018, lập tức TP bắt tay vào biên soạn sách. Nội dung vẫn theo quy định của chương trình, theo định hướng kiến thức, gắn với thực tiễn cuộc sống. Sách không nặng về truyền đạt kiến thức mà tổ chức hướng dẫn cho HS học và hình thành kiến thức.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, cho đến nay, mới chỉ có bộ SGK lớp 1 do Sở GD-ĐT TP HCM phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn là hoàn chỉnh. Riêng ở khối THCS, chưa hoàn thành bản thảo, mới chỉ những bài riêng lẻ do các tác giả tự biên soạn và chưa ghép với nhau. Khối THPT chưa tiến hành biên soạn. Theo một thành viên tham gia biên soạn sách, cho đến thời điểm này, mặc dù có sự tham gia của đội ngũ giáo viên
TP HCM nhưng NXB Giáo dục Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ biên chính và chi phối, can thiệp rất nhiều vào nội dung sách. Điển hình là chịu trách nhiệm nội dung chính ở từng cấp học vẫn là các giảng viên của Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, Trường ĐH Cần Thơ chứ không phải là các giáo viên trực tiếp quản lý hoặc tham gia giảng dạy bậc tiểu học.
Chính sự mất cân đối trong đội ngũ biên soạn này dẫn đến nhiều nội dung trong sách vẫn còn mang nặng tính hàn lâm, giáo điều. Đơn cử, vẫn có tác giả muốn đưa thật nhiều tác phẩm vào chương trình môn ngữ văn, trong khi giáo viên đến từ các trường phổ thông lại cho rằng điều đó không cần thiết, gây nặng nề, quá tải cho HS. "Một số thành viên trong nhóm biên soạn cảm thấy không được tôn trọng ý kiến nên có tình trạng chỉ biên soạn 1 bài rồi thôi" - một giáo viên tham gia biên soạn tâm tư.
Các địa phương có thể chọn dùng
Trao đổi với phóng viên, một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM cho biết bộ SGK lớp 1 tại TP HCM là bộ sách của nhiều tác giả sinh sống tại TP HCM biên soạn theo chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK và các yêu cầu của Bộ GD-ĐT là bảo đảm nội dung của chương trình mới. Do đó, HS cả nước có thể sử dụng chứ không riêng gì HS TP HCM. "Bộ sách nào cũng bình đẳng trước hội đồng thẩm định" - vị này nói.
Đặng Trinh
Theo nguoilaodong
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1: Cần tiếp cận hiện đại Theo Điều 32 Luật Giáo dục quy định, sách giáo khoa (SGK) phải cụ thể hóa Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT). Theo đó, trong đổi mới căn bản phương pháp dạy học hướng tới việc chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận hình thành, phát triển năng lực học sinh (HS). Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang tiến hành thẩm...