Con trai Lý Quang Diệu đau đầu với “mẹ Hổ kiểu Sing”
Chiến dịch kêu gọi thanh niên học nghề của Thủ tướng Lý Hiển Long đang vấp phải ‘hòn đá tảng” là ý chí của các phụ huynh Singapore vốn tâm niệm chỉ có đại học mới mang lại cuộc sống sung túc.
Cần lao động để vực dậy nền kinh tế
Carmen Kok, bà mẹ 47 tuổi, tiếc nuối rằng mình chưa bao giờ được học đại học và cô không muốn điều này lặp lại với con gái mình, dù cho phải gửi con ra nước ngoài đi học. Kok đang nỗ lực kiếm tiền để gửi con du học ở Hàn Quốc.
“Mẹ Hổ kiểu Sing’ đang trở thành vấn đề đau đầu với Thủ tướng Lý Hiển Long, người đang cố gắng thuyết phục dân chúng rằng không nhất thiết học đại học mới có được công việc tốt.
Theo số liệu của Bộ Lao động Singapore, mức lương trung bình của một sinh viên ngành kỹ thuật điện mới tốt nghiệp khoảng 2.370 USD, trong khi sinh viên trường nghề chỉ nhận được 1.750 USD cho một công việc tương tự.
Sau thời gian giải quyết làn sóng nhập cư và sự sụt giảm kinh tế, đảo quốc sư tư đang cần một lực lượng lao động lớn để làm việc trong các nhà máy, bến cảng, khách sạn…tạo đà cho sự trở lại của nền kinh tế.
Video đang HOT
Lý Hiển Long – tốt nghiệp hạng ưu Trường ĐH Cambridge (Anh) đang dẫn đầu chiến dịch bao gồm các bài phát biểu, trình diễn đường phố để thuyết phục thanh niên tham gia lực lượng lao động theo mô hình kiểu Đức.
Chương trình “học và làm” đảm bảo đưa người tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật có việc làm, đồng thời vẫn có cơ hội cho tiếp tục theo học cao hơn với chương trình học “bán thời gian”.
Lý là lãnh đạo châu Á muộn nhất cố gắng kêu gọi giới trẻ học nghề trước tình trạng đại học tuyển sinh ngày càng nhiều nhưng sinh viên tốt nghiệp khó tìm công việc phù hợp. Cách đây mấy năm, Hàn Quốc từng có ý định đóng cừa một số trường ĐH.
Trong một chương trình truyền hình, Singapore vừa vinh danh hai người công nhân ở công ty Keppel Corp Ltd., đã thăng tiến qua nhiều nấc mà không có bằng cấp đại học nào.
“Họ có thể không bằng cấp, nhưng làm việc chăm chỉ và nỗ lực phát triển bản thân. Khi làm việc cần cù, bạn có thể hy vọng về tương lai tươi sáng” – Thủ tướng Lý phát biểu.
The Straits Time, tờ báo nhiều người đọc ở nước này, vừa chạy một hồ sơ về những người thành công trong nghề nghiệp sau khi trượt hoặc hoãn vào đại học. Một khảo sát hồi tháng 10 chỉ ra rằng có hai nhóm bạn đọc đang bất phân thắng bại về quan điểm “có nhất thiết vào đại học mới thành công hay không”.
Hòn đá tảng phụ huynh
“Xu hướng toàn cầu trong một thế giới phát triển sẽ khiến giáo dục nghề nghiệp là lựa chọn đúng đắn cho những người trẻ” – Pasi Sahlberg, giáo sư danh dự của Trường ĐH Giaos dục Harvard bình luận.
Tuy nhiên, đó vẫn là “lựa chọn thứ hai” đối với nhiều người – đặc biệt là ở châu Á – nơi cha mẹ vẫn tin tưởng rằng giáo dục đại học là chìa khóa duy nhất dẫn tới thịnh vượng và thành công.
Đất nước Đông Nam Á này thường được xếp hạng giáo dục tốt trên thế giới. Học sinh tuổi 15 của Singapore và Hàn đứng tốp đầu trong 44 quốc gia về kỹ năng giải quyết vấn đề, theo khảo sát của OECD năm ngoái.
Singapore phân hóa học sinh theo các ban khác nhau bắt đầu từ 10 tuổi, sau đó theo học cao đẳng hoặc trường nghề từ các kỳ thi ở độ tuổi 16 hoặc 17.
Theo chương trình “kiếm tiền và đi học của Singapore, học sinh tốt nghiệp trường nghề sẽ được “đào tạo qua công việc”. Mỗi thanh niên tham gia chương trình sẽ nhận được 5,000 đô-la Singapore. Một kế hoạch thí điểm trong năm tới sẽ thực hiện ở các trường nghề về hàng không vũ trụ, hậu cần và công nghệ thông tin.
Hệ thống “đào tạo kép” của Đức cho phép học sinh tốt nghiệp lúc 18 tuổi có thể đi làm, mà vẫn theo đuổi việc học tại một trường dạy nghề công khai tài trợ.
Thuyết phục người Singapore để đi theo lộ trình này sẽ là một nhiệm vụ khó khăn sau nhiều thập kỷ ca ngợi tầm quan trọng của giáo dục.
Theo khảo sát gần đây nhất của Cục Thống kê, các hộ gia đình ở Singapore đã chi 1,1 tỷ dô-la Singapore để thuê gia sư bên ngoài trường học.
Hai trong số các con trai của Lý đi học ở Viện Công nghệ Massachusetts. Con cái các quan chức cũng theo học ĐH tại nước ngoài từ học bổng chính phủ.
Singapore trợ cấp số lượng lớn học phí tại các trường đại học địa phương cho công dân của mình, khoảng 7.950 đô-la Singapore một năm tại ĐH Quốc gia Singapore.
“Chính phủ không nên nói với mọi người không đi học đại học, trừ khi họ có thể hứa hẹn những cơ hội công việc giống như sinh viên tốt nghiệp,” Kenneth Chen, 26 tuổi, người được cha mẹ đầu tư 170,000 để theo học khoa học thể thao ở Brisbane, Australia cho biết, sau khi anh tốt nghiệp với bằng công nghệ sinh học ở Singapore.
“Nhưng rõ ràng đó là không thể xảy ra.”
Theo vietnamnet.vn