Còn tồn tại nhiều bất cập trong việc triển khai cơ chế Hội đồng trường

Theo dõi VGT trên

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến khẳng định: “Thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học”.

Trường đại học công lập tự chủ vẫn hoạt động theo định chế cơ quan chủ quản

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, trong tự chủ đại học, Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường – đó chính là Hội đồng trường. Bởi vậy thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Tuy nhiên, cơ cấu nhân sự của Hội đồng trường, phương thức làm việc và uy lực của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu, chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của loại hình trường đại học, phụ thuộc mức độ tự nguyện chuyển quyền lực của chủ sở hữu cho chính Hội đồng trường. Do đó các trường đại học không thể “dàn hàng ngang” cùng đi vào tự chủ mà từng trường phải chủ động xây dựng lộ trình riêng cho mình. Các quy định của nhà nước cũng cần thể hiện tinh thần đó thì chủ trương tự chủ đại học mới thực sự đi vào cuộc sống.

Trên thực tế, việc triển khai cơ chế Hội đồng trường vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Còn tồn tại nhiều bất cập trong việc triển khai cơ chế Hội đồng trường - Hình 1

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, trong tự chủ đại học, Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường – đó chính là Hội đồng trường

Trong tổ chức quản trị Xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến: Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền hay định chế cơ quan chủ quản (cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân, mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản, trường không được quyền tự chủ hoàn toàn). Hai là định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng ( qua bầu chọn đại diện các nhóm lợi ích có liên quan, không có cơ quan/bộ chủ quản, trường được tự chủ tối đa).

Cho tới nay, cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam đều hoạt động theo định chế cơ quan chủ quản.

Trong khi đó, trong quá trình đổi mới đất nước nói chung và đổi mới giáo dục đại học nói riêng từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức nêu trong Nghị quyết số 04/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu:

“Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.

Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập”.

Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ Về dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng nêu rõ: ” …Chính phủ thống nhất chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học gắn với nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Theo đó, các trường đại học được giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tổ chức nhân sự, tài chính và tăng cường trách nhiệm giải trình; giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản; đổi mới mô hình quản trị đại học theo hướng chuyển từ chế độ thủ trưởng (hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (hội đồng trường) tương tự như đã thực hiện đối với đổi mới doanh nghiệp nhà nước; quy định hội đồng trường là cấp có thực quyền, phân định rõ trách nhiệm giữa hội đồng trường với ban giám đốc (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đẩy mạnh thực hiện công khai, dân chủ, tôn trọng quyền của tập thể cán bộ, giảng viên…”.

Còn quan niệm sai về sự hiện diện của 2 đại diện chủ sở hữu

Video đang HOT

Với chủ trương gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, ở Việt Nam, cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.

Theo Luật Giáo dục 2005, Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường.

Do trước năm 2015 Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường đều cùng là người đại diện cho Nhà nước. Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình. Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường “đích thực” là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi một mặt, theo Bộ Luật Dân sự 2015, chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay là cộng đồng xã hội (toàn dân) chứ không phải Nhà nước như trước năm 2015, còn Nhà nước hiện nay chỉ đóng vai trò đại diện cho chủ sở hữu.

Mặt khác, tại Luật 34/2018/QH14, Điều 16 lại khẳng định “Hội đồng trường của trường đại học công lập …thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan”. Trong Luật hoàn toàn không nói tới khái niệm “Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học” (tức cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục đại học) mà chỉ nhắc tới “Cơ quan quản lý có thẩm quyền” (tức cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền các địa phương quản lý trường đại học theo địa bàn).

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhận định, sự khác nhau đó ở 2 luật dẫn đến quan niệm sai trong nhiều người về sự hiện diện của 2 đại diện chủ sở hữu ở các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên bất hợp lý này sẽ được hóa giải khi ta lưu ý rằng Hội đồng trường chỉ thực sự cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ (hoạt động theo định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng).

Còn ở các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ (hoạt động theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền) thì không cần thành lập Hội đồng trường. Do đó cần phải hiểu cho đúng đại diện chủ sở hữu của cơ sở giáo dục đại học tự chủ phải là Hội đồng trường, còn đại diện chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ mới là cơ quan chủ quản.

Việc đưa vào Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật số 34/2018/QH14 khái niệm mập mờ “Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học” áp dụng cho cả các cơ sở giáo dục đại học tự chủ là trái với tinh thần của Luật số 34/2018/QH14, nên cần được sửa ngay để Luật 34/2018/QH14 sớm đi vào cuộc sống.

Theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.

Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm “sở hữu tư nhân” (hay “sở hữu riêng/sở hữu chung theo phần” – theo Bộ Luật dân sự 2015) – vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động có lợi nhuận và “sở hữu chung hợp nhất không phân chia” thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận vào cùng một Quy chế 61/2009/QĐ-TTg (sửa đổi).

Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng có lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình đại học dân lập để tiếp tục theo sở hữu tập thể (tức sở hữu chung hợp nhất) nhưng không được chấp thuận.

Những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng trường với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).

Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng trường (quản trị, định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lý và điều hành).

Mô hình quản trị đại học có Hội đồng trường: Hay thật hay và dở rất dở

Dù đã được quy định tại Luật 34 và Nghị định 99, nhưng thực tế không phải trường nào cũng thực hiện một cách suôn sẻ mô hình quản trị đại học có Hội đồng trường.

Giáo dục đại học Việt Nam trải qua lịch sử hình thành và phát triển với rất nhiều biến động. Đến nay, có rất nhiều mô hình tổ chức, hoạt động khác nhau như Đại học Quốc gia, Đại học vùng; đại học công lập trực thuộc các bộ, ngành hay ủy ban nhân dân các tỉnh; đại học công lập tự chủ, đại học tư thục,... Có trường được thành lập cách đây trên 100 năm, nhưng cũng có trường mới ra đời.

Từ khi Luật Giáo dục đại học 2018 hay còn gọi là Luật số 34 có hiệu lực từ 1/7/2019, thì tất cả các trường dù mới dù cũ đều chuyển đổi sang mô hình quản trị có Hội đồng trường. Tuy nhiên, tưởng chừng như Luật 34 sẽ "cởi trói" cho các trường đại học để tiến lên tự chủ như mục tiêu của Đảng và Nhà nước, nhưng trong thực tế thì rất "muôn màu, muôn vẻ".

Có trường chủ động phát huy ưu điểm của mô hình quản trị mới, nhưng cũng có trường loay hoay chẳng biết phải làm gì. Thậm chí có nơi còn có tư duy "chờ cho Luật 34 sửa đổi và bãi bỏ mô hình Hội đồng trường như mô hình đại học đại cương một thời trước đây"?

M ô hình quản trị đại học có Hội đồng trường : Hay thật hay

Luật 34 ra đời với mục tiêu hướng đến tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học. Đây được xem là một bước tiến về quản trị đại học nhằm cụ thể hoá Nghị quyết 29-NQ/TƯ (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết 19-NQ/TƯ (2017) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị công lập .

Tại Điều 16 của Luật 34: "Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan" với 3 nhóm chức trách chủ yếu là ban hành các quy chế và chiến lược phát triển; quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền; giám sát việc thực hiện.

Cũng theo Luật này, tại điều 20 quy định Hiệu trưởng " là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học".

Về nguyên tắc, đảng uỷ lãnh đạo toàn diện các hoạt động của trường đại học. Trên cơ sở luật pháp, nghị quyết, quy chế, quy định,... Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận tham mưu, giúp việc của trường tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến các bên liên quan, thậm chí thông qua các hội đồng tư vấn (nếu cần), để dự thảo quy chế, chiến lược, đề án, đề xuất,... trình hội đồng trường quyết định theo thẩm quyền.

Hội đồng trường thẩm định các tờ trình dựa vào các văn bản luật và dưới luật liên quan; nghị quyết của Đảng; các quy chế (đã ban hành); chiến lược phát triển Nhà trường thông qua và ban hành nghị quyết. Căn cứ vào nghị quyết của hội đồng trường, hiệu trưởng điều hành thực hiện và báo cáo kết quả cho hội đồng trường để hội đồng trường căn cứ giám sát.

Mô hình quản trị đại học có Hội đồng trường: Hay thật hay và dở rất dở - Hình 1

Phó Giáo sư Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có những chia sẻ về việc "tổ chức tôn vinh trí thức". Ảnh: An Nguyên

Như vậy, nếu trường đại học có quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ và chiến lược phát triển được soạn thảo và thẩm định bài bản; triển khai thực hiện nghiêm túc, dựa trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng giữa hội đồng trương và hiệu trưởng, thì chắc chắn mọi việc diễn ra suôn sẻ, quản trị hiệu quả và trường sẽ phát triển bền vững.

Sự "chung vai" của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng thì "gánh nặng" tự chủ và tự chịu trách nhiệm sẽ "nhẹ" hơn. Đó cũng chính là mô hình quản trị đại học chuyên nghiệp, xây dựng nhà trường dân chủ và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền. Và nếu được như vậy thì đây là mô hình quản trị đại học "hay thật hay".

... dở rất dở

Dù đã được quy định tại Luật 34 và Nghị định 99, nhưng trong thực tế không phải trường nào cũng thực hiện một cách suôn sẻ mô hình quản trị đại học có hội đồng trường. Điều đó cũng là tất yếu, bởi lẽ như đề cập ở trên, "tuổi trường" khác; xuất phát điểm khác, cơ quan chủ quản khác, tiềm lực khác,...

Song điều đáng quan tâm vẫn là ý chí của lãnh đạo. Nếu vì mục tiêu chung, "chung sức đồng lòng" thì mọi việc sẽ dần quy củ, rõ ràng và lộ trình tự chủ sẽ từng bước thiết lập và vận hành. Dần dần từ chối tư duy phụ thuộc, xin-cho và chờ đợi...


Tất nhiên cũng có trường chưa muốn "độc lập", rất cần phụ thuộc từ chỉ đạo, hướng dẫn, phân bổ ngân sách,... nếu không sẽ lúng túng vì không đủ năng lực quản trị. Mặt khác, cũng có không ít nơi, trường đại học có tiềm lực tốt nhưng tập thể lãnh đạo không đồng lòng, không muốn phân vai,... làm cản trở tiến trình đổi mới.Tuy nhiên, thật sự "rất dở" là vẫn có một số cơ quan chủ quản chưa quyết tâm đẩy mạnh thực hiện đúng Luật 34 theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, khiến cho các trường trực thuộc có muốn làm đúng cũng không làm được.

Thực tiễn rất muôn màu, nhưng ở đâu né tránh quy luật phát triển vì những lợi ích riêng, thì chắc chắn nơi đó khó phát triển bền vững và sẽ gặp nhiều rủi ro, thách thức. Và mô hình quản trị đại học có hội đồng trường thật sự "dở rất dở".

Hay dở tuỳ thuộc cách nghĩ và làm, nhưng đã giao quyền vẫn không giao phó...

Giáo dục đại học Việt Nam qua những thăng trầm, đến nay rất đa dạng về mô hình tổ chức hoạt động và đã có nhiều trường hội nhập quốc tế sâu, có khả năng vươn lên đẳng cấp quốc tế.

Mô hình quản trị đại học có hội đồng trường bước đầu đã được "cởi trói", nhưng hành lang pháp lí của Nhà nước vẫn chưa thực sự "an toàn". Chính vì vậy rất cần rà soát, nghiên cứu hướng dẫn để tránh hiện tượng "sợ, không dám làm", hoặc làm quá đà và vấp ngã...


Dù gì thì vẫn đang tồn tại và vẫn là một bộ phận trong hệ thống giáo dục đại học của quốc gia, nên cũng cần phải có sự quan tâm quy hoạch, điều chỉnh và hướng dẫn phát huy vai trò của hội đồng trường, nhằm từng bước phát triển dựa trên những tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng hoặc sát nhập vào các đơn vị khác, đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan cũng như sử dụng hiệu quả công quỹ.Ngược lại, vì nhiều nguyên nhân khác nhau có trường ra đời vì nhu cầu phát triển nhưng cũng có trường phát triển lên đại học từ một điểm xuất phát thấp do ý chí chủ quan của một thời kì.

Xét về quan điểm "tự chủ và tự chịu trách nhiệm" thì tuỳ điều kiện của từng trường mà tự lựa chọn chiến lược phát triển, mô hình tổ chức và hoạt động riêng dựa trên quyết định của hội đồng trường. Nhưng trong thực tế, nhiều nơi vẫn cần hướng dẫn, thanh kiểm tra, giám sát, đôn đốc không chỉ với nhà trường mà cả với cơ quan chủ quản, mới mong hội đồng trường sớm "thực quyền" như tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TƯ của Đảng.

Ở nước ta, tư duy làm theo kinh nghiệm và quyết định cảm tính còn ăn sâu, bám chặt trong hoạt động lãnh đạo, quản lí và đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho tự chủ đại học. Tự chủ đại học không chỉ đổi mới mô hình quản trị mà còn là đổi mới tư duy. Tư duy tự chủ không chỉ đòi hỏi đối với bí thư đảng uỷ, với chủ tịch hội đồng trường, với hiệu trưởng mà là với toàn xã hội. Chỉ có như vậy, mới có thể thay đổi "căn bản và toàn diện". Tất nhiên thay đổi tư duy số đông bao giờ cũng chậm, nếu không có động lực thúc đẩy, mà trước hết phải từ những người đứng đầu các cấp.

Tóm lại, ngày nay thế giới có nhiều thay đổi, và thời kì hậu Corona, giáo dục đại học trên thế giới cũng sẽ có rất nhiều biến động đáng kể. Giáo dục đại học Việt Nam ngày nay đã hội nhập, chắc chắn không tránh khỏi những tác động chung và từng bước cũng phải cạnh tranh với thị trường giáo dục toàn cầu.

Mặt khác, trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định "Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo gắn với đổi mới cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế".

Để đạt được mục tiêu trên, chắc chắn quản trị đại học phải thực sự chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp trong quản trị đại học không chỉ góp phần phát triển đại học bền vững mà còn hiện thực triết lí giáo dục khai phóng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết ngườiRúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người
19:21:28 21/12/2024
Mẹ vợ bị con rể bán hết tài sản, U60 cay đắng ra phòng trọ 10m2 sống: Bật khóc khi nhìn thấy một thứMẹ vợ bị con rể bán hết tài sản, U60 cay đắng ra phòng trọ 10m2 sống: Bật khóc khi nhìn thấy một thứ
20:02:16 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Dương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nóiDương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nói
19:39:45 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại giaSao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại gia
16:16:45 21/12/2024
Hoa hậu Tiểu Vy hơn thua với Kỳ Duyên trước mặt Trấn Thành, nam đạo diễn nói 1 câu liền im thítHoa hậu Tiểu Vy hơn thua với Kỳ Duyên trước mặt Trấn Thành, nam đạo diễn nói 1 câu liền im thít
19:48:09 21/12/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏBức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ
18:02:04 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cụ ông 86 tuổi kết hôn lần 4 với vợ 36 tuổi, dân mạng mỉa mai

Cụ ông 86 tuổi kết hôn lần 4 với vợ 36 tuổi, dân mạng mỉa mai

Netizen

23:44:37 21/12/2024
Trên nhiều nền tảng mạng xã hội, nhà thư pháp nổi tiếng bị chê mai là trâu già gặm cỏ non vì kết hôn với cô gái kém mình 50 tuổi.
Ồn ào sau chia tay của cặp diễn viên phim 'Nhà bà Nữ'

Ồn ào sau chia tay của cặp diễn viên phim 'Nhà bà Nữ'

Sao việt

23:29:38 21/12/2024
Chia tay sau 1 năm làm đám cưới, Phương Lan - Phan Đạt khiến khán giả chú ý khi có những chia sẻ về cuộc sống hôn nhân không như mơ.
When the Phone Rings tập 8: Cặp chính có cảnh chung giường cực ngọt, tổng tài bất ngờ gặp biến căng

When the Phone Rings tập 8: Cặp chính có cảnh chung giường cực ngọt, tổng tài bất ngờ gặp biến căng

Phim châu á

23:22:42 21/12/2024
Trong khi tình cảm của cặp đôi chính ngày càng tốt đẹp thì mối quan hệ cha con của Baek Sa Eon lại là sự căng thẳng leo thang.
Sao nữ chiếm spotlight của Ngọc Trinh ở Chị Dâu: Nữ hoàng phòng vé, từng bị chôn vùi vì tin đồn ác ý

Sao nữ chiếm spotlight của Ngọc Trinh ở Chị Dâu: Nữ hoàng phòng vé, từng bị chôn vùi vì tin đồn ác ý

Hậu trường phim

23:17:33 21/12/2024
Lê Khánh từng chia sẻ, sau khi đóng phim Cô dâu đại chiến, cô bị vướng tin đồn hét cát xê nên công việc ảnh hưởng rất nhiều.
'Snow White': Khi Bạch Tuyết nói 'không' với sợ hãi

'Snow White': Khi Bạch Tuyết nói 'không' với sợ hãi

Phim âu mỹ

23:00:10 21/12/2024
Khác với những phiên bản Snow White từng gắn liền với tuổi thơ hàng triệu khán giả trước đó, Rachel Zegler mang đến một Bạch Tuyết dũng cảm, mạnh mẽ và nói không với sợ hãi.
Anh tài Jun Phạm mang cả kho tàng dân gian vào MV mới

Anh tài Jun Phạm mang cả kho tàng dân gian vào MV mới

Nhạc việt

22:30:12 21/12/2024
Sau Anh Trai Vuợt Ngàn Chông Gai, nam ca sĩ Jun Phạm tiếp tục hành trình sáng tạo nghệ thuật từ những chất liệu văn hóa dân gian độc đáo.
"Công chúa" Park Shin Hye lấn át Jang Nara nhạt nhòa, bồ cũ Jisoo hóa nam thần trên thảm đỏ SBS Drama Awards 2024

"Công chúa" Park Shin Hye lấn át Jang Nara nhạt nhòa, bồ cũ Jisoo hóa nam thần trên thảm đỏ SBS Drama Awards 2024

Sao châu á

22:26:03 21/12/2024
Thảm đỏ SBS Drama Awards 2024 quy tụ cả dàn sao đình đám gồm Park Shin Hye, Honey Lee, Jang Nara, Kim Hye Yoon, Kim Nam Gil, Ahn Bo Hyun, BIBI...
Điều David Beckham không dám cho con gái Harper biết về cuộc đời mình

Điều David Beckham không dám cho con gái Harper biết về cuộc đời mình

Sao thể thao

22:03:50 21/12/2024
Beckham lo lắng Harper sẽ cảm thấy tồi tệ khi nghe những điều tiêu cực người khác nói về bố mình. Trong một phỏng vấn, David Beckam từng tiết lộ anh rất lo lắng khi con gái út - Harper Beckam xem bộ phim tài liệu này.
Không nhận ra Trung Ruồi - Lý 'toét' của Độc đạo'

Không nhận ra Trung Ruồi - Lý 'toét' của Độc đạo'

Tv show

22:03:08 21/12/2024
Trung Ruồi khác lạ không nhận ra khi cùng con gái hoá trang diễn tuồng cổ trong chương trình Cha con vạn dặm .
Chuyện chưa kể về ca khúc Giáng sinh bất hủ 'Last Christmas' của George Michael

Chuyện chưa kể về ca khúc Giáng sinh bất hủ 'Last Christmas' của George Michael

Sao âu mỹ

21:47:01 21/12/2024
Ca khúc Last Christmas do George Michael sáng tác, ra mắt vào Giáng sinh năm 1984, nhanh chóng vào vị trí đầu bảng xếp hạng âm nhạc ở Anh.
'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

Nhạc quốc tế

21:25:19 21/12/2024
Để chuẩn bị cho đêm nhạc Dalat Spring Concert diễn ra tại Đà Lạt tối 21.12, các nghệ sĩ Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox đã có mặt trước một ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá.