Con thi đại học, bố mẹ thi… chờ đợi trong nắng nóng
Hôm nay 4/7, hàng ngàn thí sính bước vào môn thi đầu tiên, mỗi phụ huynh đưa con đi thi đều trong tâm trạng lo lắng… Bên trong phòng thi, các sĩ tử cắm cúi làm bài thi, bên ngoài bố mẹ thi “chờ đợi”.
Từ sáng sớm các bậc phụ huynh đã túc trực ngoài cổng trường chờ đợi con thi đại học
Ngồi la liệt đợi con ra khỏi phòng thi
Nhiều người vì quá lo lắng đến nỗi đứng ngồi không yên
Vẻ lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt người làm cha mẹ có con thi đại học
Video đang HOT
Đứng hẳn lên yên xe máy để ngóng con
Chơi bài trong lúc đợi con hết giờ thi
Ngồi riêng một chỗ đợi hết thời gian môn thi
Tranh thủ đi mua cơm hộp cho con
Theo BĐVN
Đề thi ĐH 2011 sẽ 'không quá khó, quá phức tạp'
Theo ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng vụ giáo dục ĐH, năm nay, bộ GD-ĐT sẽ không ra đề thi vượt chương trình trung học, không ra vào phần giảm tải, cắt bỏ, không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải.
- Thưa ông, năm nay, đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ định hướng thế nào?
- Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ, theo quy định của Bộ GD-ĐT là phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.
Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đồng thời, đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần giảm tải, cắt bỏ. Đồng thời, không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp.
Ông Ngô Kim Khôi
Những lưu ý khi vào phòng thi
- Khi vào phòng thi, thí sinh cần lưu ý những điều gì, thưa ông?
- Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; xuất trình Giấy chứng minh thư khi cán bộ coi thi (CBCT) yêu cầu.
Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính cầm tay (danh mục đã được quy định). Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.
Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi.
Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa.
Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài. Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý.
Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh. Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho cán bộ coi thi, trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định.
- Nếu bị thất lạc hay làm mất giấy báo dự thi, thí sinh có được đến dự thi tuyển sinh?
- Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất là thất lạc, mất, hỏng GBT, TS vẫn được dự thi. TS cần chủ động liên hệ với nơi đã nộp hồ sơ để được xác nhận xem trường ĐH, CĐ đã gửi GBT cho mình hay chưa. Đến gần ngày thi vẫn không tìm thấy GBT, TS cần liên hệ trực tiếp với phòng Đào tạo của trường ĐH, CĐ đã ĐKDT để có được thông tin về số báo danh, địa điểm thi, phòng thi... của mình. TS phải có mặt tại đúng điểm thi của mình trong buổi làm thủ tục dự thi để giải quyết vấn đề GBT trước khi bước vào hai ngày thi chính thức.
Khi đi làm thủ tục dự thi, phải mang theo giấy tờ tuỳ thân hợp lệ, có dán ảnh, tờ phiếu số 2 có đóng dấu giáp lai trong bộ hồ sơ ĐKDT, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2011), các giấy chứng nhận ưu tiên nếu có, giấy chứng minh nhân dân...TS cần thông báo với cán bộ làm thủ tục dự thi tại phòng thi của mình để trường đối chiếu với hồ sơ gốc và danh sách lưu tại trường.
Nếu xác minh được các thông tin là chính xác, TS sẽ được làm giấy cam đoan và chụp ảnh tại chỗ để làm thẻ dự thi bổ sung hoặc cấp lại GBT (nếu GBT kiêm luôn thẻ dự thi). Sau đó TS sẽ được dự thi bình thường. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường đều phải tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho TS được dự thi, tuyệt đối không được gây khó dễ cho thí sinh.
Trong và sau khi thi, hội đồng tuyển sinh của các trường sẽ tiếp tục tiến hành các khâu "hậu kiểm". Nếu bị phát hiện có gian lận để thi hộ, TS sẽ bị xử lý theo qui chế tuyển sinh và các qui định hiện hành.
- Những trường hợp đặc biệt như sai khối thi, trường dự thi nhưng đến ngày làm thủ tục dự thi mới phát hiện ra thì sẽ có biện pháp xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh?
- Khoản 2, Điều 23 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành đã quy định: Theo đúng lịch thi đã công bố, trong ngày đầu tiên của kỳ thi, Ban Thư ký phân công cán bộ phổ biến quy chế thi, hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi, mã ngành của thí sinh. Những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ tuyển sinh của trường phải ghi xác nhận vào tờ phiếu ĐKDT số 2 và cập nhật ngay vào máy tính.
Như vậy, trong ngày làm thủ tục dự thi, trừ những trường hợp bị sai sót hoặc nhầm lẫn được bổ sung, điều chỉnh theo quy định, các trường hợp còn lại không được thay đổi.
Đề thi bám sát chương trình lớp 12
- Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011 có điểm mới nào, thưa ông?
- Thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học.
Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.
Cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi sau đây: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường; Thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định; Hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định; Tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số.
Năm nay, bộ cũng kéo dài thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 và NV3 mỗi đợt 5 ngày so với năm 2010. Cụ thể, các trường nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT đợt 2 (NV2) và đợt 3 (NV3) của thí sinh nộp theo đúng thời hạn sau đây:
Đợt 2: từ ngày 25/8 đến 17h ngày 15/9
Đợt 3: từ ngày 20/9 đến 17h ngày 10/10
Thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT (NV2 hoặc NV3) đã nộp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thời hạn của mỗi đợt đăng ký xét tuyển quy định trong lịch công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011.
- Xin cảm ơn ông!
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2011, có tổng số hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường ĐH, CĐ lên tới gần 1.970.00 hồ sơ, trong đó gần 1.500.000 hồ sơ thi ĐH (chiếm 75%) và hồ sơ thi CĐ chiếm 25%.Số lượng hồ sơ ĐKDT khối A chiếm đến 55,20%, với tổng số 1.084.583 hồ sơ. Đứng thứ hai là khối B với 381.503 hồ sơ, chiếm 19,40%. Khối D có tổng số 304.480 hồ sơ, chiếm 15,50%. Khối C có 125.264 hồ sơ, chiếm 6,40%. Các khối khác chiếm 3,50% với tổng số 68.768 hồ sơ.Thống kê theo các khối ngành, khối ngành Khoa học xã hội có 92.249 hồ sơ chiếm 4,70%, khối ngành Sư phạm có 118.736 hồ sơ chiếm 6,00% và khối ngành Nông - lâm - ngư có 49.493 hồ sơ, chiếm 2,50%.
Theo BĐVN
Teen vui mừng, bất ngờ với 6 môn thi Tốt nghiệp Môn thi khiến các teen lớp 12 lo lắng nhất là môn Sử đã không có trong 6 môn thi Tốt nghiệp. Đón nhận thông tin này, rất nhiều học sinh đã vui mừng và thở phào nhẹ nhõm. 6 môn thi Tốt nghiệp PTTH được công bố ngày hôm qua (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Địa lí) được...