Cơn tăng huyết áp và cách điều trị
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính, gây tổn thương lên các tạng khác nhau như tim, mạch máu, thận… và thường kéo dài trong nhiều năm.
Huyết áp có thể có lúc tăng một cách nhanh chóng và đủ nghiêm trọng để được xem là cơn tăng THA.
Cơn tăng huyết áp p là tình trạng huyết áp tăng đột ngột với huyết áp tâm thu> 180 mm Hg và/hoặc huyết áp tâm trương> 120 -130 mm Hg.
Triệu chứng không rõ ràng
Đa số người cao huyết áp không có các dấu hiệu và triệu chứng, ngay cả khi huyết áp lên tới các mức độ cao nguy hiểm.
Một số ít người huyết áp cao có thể bị nhức đầu, khó thở hay chảy máu mũi, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng này là không đặc hiệu và thường không gặp cho đến khi huyết áp cao trở nên nghiêm trọng hay đe dọa đến tính mạng.
Cơn THA thường thấy ở những bệnh nhân THA đã được chẩn đoán trước đó nhưng không tuân thủ tốt chế độ điều trị, và cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên ở những bệnh nhân khác mà trước đó không được biết là bị THA.
Kiểm tra huyết áp cho người bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nguyên nhân nào?
Có 2 loại cao huyết áp: THA nguyên phát (vô căn) và THA thứ phát.
Cho đa số người lớn, không thể nhận biết căn nguyên của cao huyết áp. Loại cao huyết áp này được gọi là THA nguyên phát (hay vô căn), có khuynh hướng phát triển dần qua nhiều năm.
Một số người cao huyết áp gây ra bởi một bệnh cơ bản nào đó. Loại cao huyết áp này gọi là THA thứ phát, có khuynh hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với THA nguyên phát. Các bệnh và các thuốc khác nhau có thể đưa đến THA thứ phát như: ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, các bệnh của thận, u tuyến thượng thận, các bệnh của tuyến giáp, một số bệnh mạch máu bẩm sinh, tâm trạng căng thẳng (stress), một số thuốc (như các viên tránh thai, thuốc cảm, thuốc thông mũi, các thuốc không hợp pháp như cocaine và amphetamines…), lạm dụng rượu hay uống rượu kinh niên.
Các yếu tố nguy cơ
Bao gồm: Tuổi trên 45 ở nam giới và trên 65 ở nữ giới, chủng tộc (gặp nhiều hơn và biến chứng cũng nghiêm trọng hơn ở người da đen), lịch sử gia đình (cao huyết áp có thể có tính gia đình), quá cân hay béo phì, ít hoạt động thể lực, hút hay nhai thuốc lá làm tăng nguy cơ THA nhất thời (các hóa chất trong thuốc lá làm tổn thương lớp nội mạc động mạch, gây hẹp động mạch và tăng huyết áp), chế độ ăn quá nhiều muối (sodium giữ nước trong cơ thể và làm tăng huyết áp) hoặc quá ít potassium (không giữ được thăng bằng lượng sodium trong các tế bào), bệnh thận, đái tháo đường, ngừng thở khi ngủ, mang thai, uống quá nhiều rượu (gây tổn thương cho tim và cao huyết áp)…
Xét nghiệm và chẩn đoán
Các xét nghiệm thường quy như: Xét nghiệm nước tiểu, các xét nghiệm máu, xét nghiệm cholesterol và ghi điện tim. Có thể làm thêm siêu âm tim để kiểm tra thêm các dấu hiệu của bệnh tim. Các trường hợp nặng hay đe dọa, phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.
Video đang HOT
Các số đo huyết áp được chia làm 4 hạng sau đây:
Huyết áp bình thường (không cao): Khi thấp dưới 120/80 mm Hg.
Tiền cao huyết áp: Khi huyết áp tâm thu 120 – 139 mm Hg hay huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg. Hạng này sẽ xấu dần theo thời gian.
THA giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg hay huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
THA giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu 160 mm Hg hay huyết áp tâm thu 100 mm Hg.
Điều trị như thế nào?
Để phòng ngừa cơn THA và các biến chứng của nó, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng cữ, không dùng thuốc không rõ loại. Trong quá trình điều trị, nếu bạn có huyết áp tâm thu 180 mmHg, hay huyết áp tâm trương 120 mmHg hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của các tạng đích như đau ngực, khó thở, mắt mờ, nôn ói, yếu liệt chi… bạn không được tự điều trị tại nhà mà cần lập tức đến ngay bác sĩ hoặc cơ sở y tế.
Cùng với điều trị thuốc, thay đổi nếp sống cũng rất quan trọng: chế độ ăn ít muối, tập thể dục đều đặn, bỏ hút thuốc, hạn chế rượu, giữ cân nặng hợp lý hoặc giảm cân khi thừa cân hay béo phì.
Nếu huyết áp vẫn cao mặc dầu bạn đã dùng tới ít nhất ba loại thuốc, một trong số đó thường là thuốc lợi tiểu, như vậy là bạn bị cao huyết áp đề kháng. Khi đó phải xem xét đến một nguyên nhân thứ yếu của cao huyết áp.
Ngoài ra phải xem lại các thuốc và liều sử dụng đã phù hợp hay chưa, phải thận trọng tỉ mỉ trong điều chỉnh thuốc. Các thực phẩm, thuốc thảo mộc và tập thể dục đều đặn cũng có thể có ích: họ mã đề, cám lúa mì, các chất khoáng như magnesium, calcium và potassium, acid folic, acid béo omega-3 trong dầu cá hay hạt lanh, vitamin D…
Theo kinhtedothi
Ho có đờm lâu ngày không hết là bệnh gì?
Ho có đờm lâu ngày không hết có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Ho có đờm kéo dài trên 3 tuần là biểu hiện của bệnh mạn tính, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Ho có đờm lâu ngày không hết là bệnh gì?
Vì sao có đờm trong họng khi ho?
Ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng, được coi là phản xạ của cơ thể giúp đẩy dị vật và các tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi miệng. Thông thường triệu chứng ho có đờm chỉ xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất.
Chất xuất tiết gồm có hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp (bụi, vi sinh vật..). Các chất này được tiết ra từ phế nang, phế quản, họng... Thông thường lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ sẽ được nuốt hoặc đào thải qua đường tiêu hóa, mũi họng. Lượng tiết nhiều hơn sẽ được đẩy ra ngoài khi ho khạc nhổ.
Đa số tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên tình trạng trở nên xấu và nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm.
Chất xuất tiết từ phế nang là nguyên nhân gây ho có đờm
Những bệnh thường gặp gây ho có đờm
1. Bệnh cấp tính
Ho có đờm thường là triệu chứng của các bệnh cấp tính như: cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amiđan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp. Sở dĩ viêm xoang cấp cũng gây ho và có đờm là do khi viêm xoang, các xoang bị viêm sẽ bị tắc, kèm theo bị nghẹt mũi, các chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống mặt sau của cổ họng.
Vào ban ngày, các dịch nhầy này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và kích thích gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.
Viêm họng là nguyên nhân gây ho có đờm thường gặp
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một loại bệnh gây ho và có nhiều đờm kéo dài là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh nhân thường ho khạc đờm có màu trắng, thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, làm việc lâu ngày ở môi trường độc hại.
Bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn gây triệu chứng khó thở kèm theo ho khan và có nhiều đờm (do xuất tiết nhiều), khi khạc được đờm, cơn hen có thể giảm dần. Đờm thường có màu trắng và dính.
Cũng cần lưu ý bệnh khí phế thũng là một yếu tố trong sự tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay có thể gọi là biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khí phế thũng. Bệnh khí phế thũng gây ho và có nhiều đờm và kéo dài, bệnh tiến triển ngày một xấu đi nếu điều trị không đúng, không kịp thời.
Cơ chế gây ho có đờm ở bệnh nhân COPD
3. Bệnh viêm phế quản mạn tính
Một số bệnh đường hô hấp dưới mạn tính gây ho có đờm kéo dài như viêm phế quản mạn tính. Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là ho khạc đờm kéo dài từng đợt hoặc liên tục và tổng thời gian ho khạc đờm ít nhất 90 ngày trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp.
Đờm thường có màu trắng đục, về sau có màu vàng; đờm nhày hoặc nhầy mủ trong đợt cấp. Đờm của viêm phế quản mạn thường khạc nhiều vào buổi sáng với lượng ít. Đờm thường là màu trắng đục, đặc biệt có thể thấy màu vàng (có thể do họ cầu khuẩn gây bệnh, nhất là tụ cầu vàng sản sinh ra sắc tố màu vàng) hoặc màu xanh (có thể do trực khuẩn mủ xanh, bởi vì trực khuẩn này sản sinh ra sắc tố màu xanh).
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản
4. Bệnh giãn phế quản
Một trong số những bệnh gây ho có đờm kéo dài lâu ngày là giãn phế quản. Bệnh do viêm phế quản cấp và mạn tính không điều trị dứt điểm. Bệnh gây ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi nằm các chất xuất tiết (đờm) ứ đọng nhiều gây ho.
Giãn phế quản có thể dẫn đến một số hậu quả xấu cho người bệnh. Các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì giãn phế quả có thể lan rộng ra. Sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây áp-xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng và vẫn gây ho có đờm.
Bệnh giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn.
5. Bệnh lao phổi
Một bệnh khác gây ho và có đờm kéo dài đó là bệnh lao phổi. Đa số bệnh lao phổi thường gây ho, khạc đờm màu trắng đục như sữa hay nước vo gạo, đôi khi lẫn máu đỏ tươi.
Ảnh mô phỏng tụ cầu vàng gây lao phổi
Ngoài lao phổi, có nhiều bệnh tại phổi cũng gây ho có đờm như áp-xe phổi, viêm phổi. Khi bị áp-xe phổi, nếu ho mạnh có thể gây ọc mủ và thường xuất hiện từng đợt. Đặc điểm là mủ có mùi hôi rất khó chịu, nhất là áp-xe phổi do tụ cầu vàng (S.aureus). Bệnh gây tổn thương nặng ở phổi và thường phải phẫu thuật loại bỏ ổ áp-xe.
Viêm phổi thường gây ho có đờm vàng, màu gỉ sét, kèm theo hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong, tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện sớm.
Sản phẩm Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội điều trị ho, viêm họng
Đông y từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng gây ho. Không chỉ làm giảm triệu chứng, một số bài thuốc Đông y còn có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, tiêu sưng, do đó có hiệu quả lâu dài, phòng ngừa bệnh tái phát.
Từ bài thuốc gia truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại chuẩn GMP-WHO, thuốc Đông y thế hệ 2 ra đời điều tri hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng. Thuốc được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao bởi độ an toàn và tính hiệu quả.
Nguyên Hải
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Lạc quan giúp sống thọ hơn Những người lạc quan có xu hướng sống lâu hơn những người có cái nhìn ảm đạm về thế giới và cuộc sống. Shutterstock Kết luận trên được Live Science dẫn lại từ một nghiên cứu tại Mỹ, với hơn 69.000 nữ từ 58 - 86 tuổi và hơn 1.400 nam từ 41 - 90 tuổi, được theo dõi trong 10 - 30...