Còn nhiều câu hỏi chưa hồi đáp sau kết quả chấm thẩm định thi KHKT Quốc gia
Sau những “nghi vấn” về cuộc thi thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia Bộ GD&ĐT đã tiến hành chấm thẩm định một số dự án khoa học cũng như trả lời báo chí trong cuộc họp báo quý I năm 2019. Tuy nhiên, đại diện Bộ GD&ĐT vẫn chưa giải đáp hết những nghi vấn xung quanh cuộc thi này.
Ngày 27/3, Infonet tiếp tục nhận được đơn kiến nghị của ông N.T.S và N.V.T – phụ huynh của các học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2018 – 2019 khu vực phía Bắc.
Trong kiến nghị này ông N.T.S cho hay: “Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia thì tính sáng tạo – thể hiện sự đóng góp của chính tác giả cho lĩnh vực nghiên cứu là vô cùng quan trọng, chiếm đến 20 điểm trên tổng số 100 điểm.
Nó thể hiện nỗ lực và tri thức của học sinh nhưng tại cuộc thi khoa học lớn nhất toàn quốc dành cho học sinh trung học, tiêu chí này lại bị phớt lờ, không hề được thẩm định, đánh giá chính xác.
Điều này thể hiện qua sự thật không thể chối cãi rằng có đến 5/15 giải Nhất, 10 giải Nhì và 4 giải Ba có giải pháp, kết quả trùng lặp với các sản phẩm, nghiên cứu trước, không hề có sự cải tiến, đột phá riêng (thể hiện rất rõ trên poster).
Sự đóng góp mới của riêng học sinh trong các đề tài này là hoàn toàn không có. Ví dụ: Sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng gối thông minh Dream Pillow trong hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ” là sự sao chép rẻ tiền của những sản phẩm gối thông minh đã có sẵn trên thị trường như ZEEQ Smart Pillow (có khả năng theo dõi, phát hiện và hỗ trợ giấc ngủ – phát nhạc ru, chỉnh nhiệt độ, phát mùi hương giúp người dùng thoải mái, dễ ngủ hơn, theo dõi và điều chỉnh việc ngáy, tạo rung theo nhịp thở thiền 4, 7, 8,…).
Sản phẩm này không chỉ không có đột phá hay thay đổi so với các sản phẩm hiện hành, mà còn kém hơn về chất lượng rất nhiều. Dù vậy, sản phẩm trên vẫn được qua vòng kiểm duyệt đề tài ban đầu, được cấp phép tham gia dự thi, thậm chí đạt giải Nhất lĩnh vực.
Dù trong kiến nghị của phụ huynh học sinh đã nhắc đến nhiều đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với bằng chứng cho sự sao chép, lặp lại các nghiên cứu đã công bố, nhưng Bộ GDĐT lại chỉ thẩm định lại 2 đề tài đạt giải Nhất của lĩnh vực Kĩ thuật cơ khí và 2 giải đề tài đạt giải Nhất của lĩnh vực Xã hội hành vi.
Điều này khiến phụ huynh nghi ngờ rằng công tác thẩm định hồ sơ dự thi và phê duyệt hồ sơ đủ điều kiện dự thi đã được tiến hành một cách thiếu trách nhiệm và không đầy đủ.
Trước đó, khi trả lời báo chí, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết “Hội đồng chấm thẩm định là hoàn toàn độc lập không trùng lặp với ban giám khảo”, tuy nhiên thông tin về Hội đồng này không hề được công khai đã khiến phu huynh cho rằng kể cả quá trình chấm thẩm định cũng “thiếu minh bạch”.
Đó là chưa kểtheo Thông tư số Điều 17 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT, quy trình chấm thi một dự án gồm 2 phần với tổng số điểm là 100: Chấm thi thông qua hồ sơ dự án và đánh giá thông qua gian trưng bày, trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên ở lần thẩm định đề tài này, việc thẩm định lại chỉ đơn thuần dựa vào quyển báo cáo dự án mà các em học sinh đã nộp. Việc chấm thông qua hồ sơ dự án bao gồm chấm Câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu (10 điểm), Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu (15 điểm), Thực hiện kế hoạch nghiên cứu (20 điểm).
Video đang HOT
Tổng điểm ở phần chấm báo cáo chỉ gồm có 45 điểm. Vậy còn hơn nửa số điểm, Bộ đã thẩm định bằng cách nào? Các tiêu chí đặc biệt quan trọng như Tính sáng tạo, Gian trưng bày (thiết bị, mô hình thực tế, khả năng ứng dụng của sản phẩm, …), Trả lời phỏng vấn (sự hiểu biết của học sinh về vấn đề nghiên cứu, khả năng thuyết trình, khả năng bảo vệ đề tài, …) chiếm đến 55/100 điểm, Bộ và Hội đồng đã đánh giá qua các tiêu chí và phương pháp nào khác?
Hơn nữa, theo ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thì “việc chấm thi các công trình khoa học kỹ thuật này, ngoài việc chấm kết quả sau cùng, còn chấm cả quá trình nghiên cứu của học sinh. Quá trình chấm có 3 tiêu chí rõ ràng, về mục tiêu, thiết kế, phương án giải quyết vấn đề để thực thi”.
Tuy nhiên, quyển báo cáo cũng chỉ là kết quả dù không phải là cuối cùng, là nơi các em phần nào thể hiện được sản phẩm của mình để BGK thẩm định đề tài. Vậy, chỉ qua quyển báo cáo, Bộ GDĐT đã thẩm định quá trình nghiên cứu của các em học sinh như thế nào?
Đặc biệt, với các đề tài kỹ thuật, khi không có mô hình hay sản phẩm trưng bày, làm thế nào để Hội đồng thẩm định có thể đánh giá đề tài một cách chính xác? Liệu Bộ đã đánh giá cả một quá trình nghiên cứu nhiều tháng của các em học sinh qua quyển báo cáo như thế nào trong khi trong hồ sơ dự án không hề có nhật ký nghiên cứu hay bản kế hoạch nghiên cứu kèm theo?
Dự án đạt giải nhất lĩnh vực cơ khí
Đó là chưa kể ở lần thi phỏng vấn tại gian hàng, nhiều đề tài không hề thể hiện quá trình, mục tiêu và thiết kế nghiên cứu cũng như quá trình thu thập xử lý dữ liệu của dự án ở poster.
Đáng chú ý nhất chính là 2 đề tài được giải Nhất lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, 2 poster này chỉ bao gồm ảnh các học sinh ở sân trường và các thiết kế cơ khí cơ bản. Hoàn toàn không hề có số liệu minh chứng cũng như không hề có dẫn chứng, cơ sở khoa học rõ ràng nào.
Dường như 2 poster này đang nhấn mạnh tầm quan trọng của “hình ảnh chính chủ” chứ không thể hiện được gì thêm về tính khoa học của dự án. Dù đã có khá nhiều hình ảnh sản phẩm ở trên poster tuy nhiên, các dự án này lại không hề có bằng chứng gì cho khả năng hoạt động và khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tế.
Nếu các đề tài khoa học khác cùng học theo các dự án đạt giải nhất lĩnh vực này thì có thể nào, trong tương lai, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia sẽ trở thành hội chợ trưng bày hình ảnh sản phẩm và bản thân?
Một vấn đề nữa làBộ đã quy định chi tiết những vật không được phép trưng bày tại cuộc thi. Trong đó, nêu rõ rằng phần thưởng, huy chương, danh thiếp, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận (đồ họa hay bằng văn bản), trừ những thứ thuộc dự án do các tác giả tự thiết kế đều không được trưng bày.
Dù trong quy chế đã nêu rõ nhưng có đến hơn 50 đề tài vẫn để logo trường, cờ,… ở trên poster và BTC cũng không hề có động thái xử lý vi phạm.
Một số dự án vi phạm thông tư vẫn được cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu qui định về gian trưng bày
Các dự án trên dù vi phạm quy chế nhưng vẫn được cấp phép tham dự cuộc thi, thậm chí đạt giải cao trong lĩnh vực. Rốt cuộc, quá trình thẩm định, đánh giá đề tài trước khi thi có cẩn thận, chính xác, khách quan và đúng quy định như đã nêu ra bởi chính Bộ GDĐT?
Là một cuộc thi khoa học tầm cỡ quốc gia tuy nhiên cuộc thi lại vi phạm quá nhiều quy chế do chính Bộ GDĐT đưa ra. Từ việc thẩm định dự án trước khi tổ chức thi đến cả quá trình thẩm định sau khi thi. Vậy rốt cuộc các quy định được nêu ra ở Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT có còn hiệu lực với kỳ thi này nữa hay không?
Infonet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!
Cháu tôi sáng ý, thỉnh thoảng được "mượn" vào lớp thi giáo viên giỏi...
Thi giáo viên giỏi, chuyện dài nhiều tập âm ỉ theo thời gian cùng ngành giáo dục, bỗng trở nên rôm rả, được dư luận quan tâm như chưa từng được biết.
Ảnh minh họa
Hai luồng dư luận trái chiều
Ủng hộ cái lí của những người ủng hộ là: Thi để giáo viên có động lực. Không thi đồng nghĩa hết phấn đấu. Thi để tìm người tài. Không thi vàng thau lẫn lộn. Thi để phát huy tính sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học. Không thi sẽ ngàn năm thương hoài phương pháp ông đồ xưa. Thi để nâng cao tay nghề. Không thi tay nghề giáo viên nguy cơ rỉ sét...Cũng thật chí lí.
Phản đối, vì: Thi chỉ để diễn. Diễn đúng qui trình. Cá nhân diễn, tổ chuyên môn chọn diễn cấp trường. Trường chọn diễn cấp quận, huyện. Phòng chọn diễn cấp tỉnh. Sở chọn diễn cấp quốc gia. Quá nhiều hệ luỵ từ những cuộc thi, bệnh thành tích, sự lừa dối, đối phó, gian lận, có cả "nâng đỡ không trong sáng"...
Chỉ xin đơn cử 2 đại diện.
Hệ luỵ trực tiếp: Nề nếp và chất lượng học tập bị phá vỡ. Lớp (đối với cấp Tiểu học), bộ môn (đối với bậc THCS và THPT) thường xuyên bị dạy thay để giáo viên đi thi.
Thi cấp huyện ít nhất cũng vài ngày. Thi cấp tỉnh, quốc gia không còn là vài nữa mà phải phát âm theo giọng Nam bộ "dài" ngày.
Thời gian dạy thay đó, nề nếp và chất lượng hoàn toàn bị thả nổi. Hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách tương lai. Đó là giáo dục học sinh sự dối trá như dạy trước, mớm bài, dặn học sinh đối phó. Cháu tôi học mẫu giáo, nhờ sáng ý, nhanh nhạy, thỉnh thoảng được "mượn" vào lớp giáo viên thi dạy giỏi. Sáng kiến đến thế là cùng. Chào thua!
Vậy thì, có nên tổ chức thi giáo viên giỏi không?
Người viết bài này đứng về phe phản đối. Lí do: Tay nghề giỏi là tạo ra được sản phẩm chất lượng nổi trội. Sản phẩm giáo dục không phải phương pháp giảng dạy, không phải là tiết dạy, nó mới chỉ là một công đoạn quan trọng.
Cho nên không thể chỉ thi một công đoạn để xếp loại tay nghề. Sản phẩm giáo dục là chất lượng người học. Sản phẩm có giá trị hay tồi không phải chỉ do một ban giám khảo chấm đôi khi hình thức, cảm tính mà phải được quyết định bởi thị trường.
Hơn nữa giáo dục là ngành dịch vụ, lấy sự hài lòng của khách hàng để đo lường hiệu quả. Bởi vậy, nên bỏ thi giáo viên giỏi.
Thay vào đó, bằng sự khảo sát định kì sự tín nhiệm, sự hài lòng của đối tượng được hưởng thụ giáo dục.
Có như vậy, giáo viên không còn phải diễn trước cấp trên, không còn phấn đấu vì cấp trên, vì để được cơ cấu giáo viên giỏi.
Họ phải luôn không ngừng trau dồi nghề nghiệp để có vị trí xứng đáng với sự tin yêu vốn có đối với nghề dạy học của học sinh, của phụ huynh và của toàn xã hội.
Trương Như Đệ
Theo vietnamnet
30 mô hình xuất sắc vào chung kết sân chơi 'Ý tưởng trẻ thơ' 2018 Các ý tưởng máy dệt ánh sáng thành vải quần áo, hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người... nhận đánh giá cao từ ban giám khảo. Sau gần một tháng chuẩn bị và đánh giá mô hình, ban giám khảo sân chơi "Ý tưởng trẻ thơ 2018" đã chọn ra 30 mô hình xuất sắc để bước tiếp vào...