Còn lúng túng khi triển khai giáo dục STEM trong trường học
Chiều 23/11, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “ Giáo dục STEM và triển khai chương trình giáo dục STEM trong các trường phổ thông”.
Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội thảo giáo dục STEM với sự tham gia của 12 Sở GD&ĐT trong cả nước.
Dự hội thảo có đại diện Viện Khoa học Giáo dục, các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ GD&ĐT; lãnh đạo của 12 Sở GD&ĐT cùng nhiều chuyên gia giáo dục STEM.
Đây là diễn đàn để các chuyên gia, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, nhà đầu tư và các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận về việc triển khai chương trình giáo dục STEM trong bối cảnh hiện nay.
Các đại biểu thảo luận về giáo dục STEM và cơ hội triển khai vào trường học từ mầm non đến phổ thông.
Giáo dục STEM được đánh giá là một trong những giải pháp chuẩn bị nguồn nhân lực cho CMCN 4.0, nguồn nhân lực “ công dân toàn cầu thế hệ mới”. Với vai trò đó, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương triển khai chương trình giáo dục STEM từ bậc học phổ thông.
Tại Nghệ An, giáo dục STEM được Sở GD&ĐT triển khai từ năm học 2018-2019 với 3 mức độ: Dạy học theo chủ đề giáo dục STEM; dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm và thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.
Hiện cấp trung học đã xây dựng và thực hiện được 667 chủ đề giáo dục STEM. Đặc biệt có 2 trường THPT; 62 trường THCS được Bộ GD-ĐT chọn thí điểm triển khai GD STEM từ năm học 2018-2019 đã phát huy hiệu quả.
Video đang HOT
Học sinh Trường Tiểu học Hưng Dũng 2 (TP Vinh, Nghệ An) trong tiết học STEM.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, một cách tiếp cận mới do đó việc triển khai chương trình giáo dục STEM tại Nghệ An cũng như các địa phương khác còn gặp khó khăn, lúng túng.
Trao đổi tại hội thảo, các đại biểu cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc triển khai giáo dục STEM trên thực tế. Cụ thể, thiếu khung chương trình, mô hình giáo dục STEM thống nhất cho các cấp học, bậc học. Thiếu tài liệu giáo dục STEM và tài liệu hướng dẫn giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học, bậc học chưa được tập huấn, chuyển giao công nghệ giáo dục STEM do đó sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Việc triển khai giáo dục STEM đang còn mang tính tự phát, nên hiệu quả chưa rõ ràng.
PGS.TS Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng Phụ trách Viện KHGD Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Hội thảo cũng tập trung chia sẻ, thảo luận các nội dung như: Giáo dục STEM và cách hiểu đúng về giáo dục STEM trong bối cảnh hiện nay. Về cơ hội đưa giáo dục STEM vào trong trường phổ thông như thế nào, cách thức, mức độ và hình thức ra sao đối với từng bậc học. Chia sẻ về phương thức, kết quả triển khai chương giáo dục STEM tại các tỉnh thành.
Qua đó, giúp cán bộ quản lý ngành giáo dục, các nhà trường có thêm thông tin, hiểu đúng và triển khai chương trình giáo dục STEM phù hợp. Mục tiêu phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở mỗi địa phương.
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh giáo dục STEM là lĩnh vực mới, cần có chương trình, tài liệu thống nhất, đồng bộ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Thái Văn Thành đánh giá Giáo dục STEM là lĩnh vực mới, nhưng có vai trò hình thành kỹ năng toàn cầu cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một trong những con đường để dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, giúp cho các nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dạy học STEM tại Trường THCS Võ Liệt (huyện Thanh Chương, Nghệ An).
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng mong muốn các đơn vị, chuyên gia hỗ trợ để xây dựng bộ tài liệu cho các nhà trường, địa phương sử dụng trong dạy học STEM. Trong đó, chú ý đến sự tích hợp giữa các bộ môn khác của chương trình phổ thông. Ngành cũng sẽ phối hợp, tổ chức cho cán bộ, giáo viên trên địa bàn tỉnh giao lưu, tham quan học hỏi các đơn vị ở các tỉnh thành thực hiện tốt chương trình giáo dục STEM.
Tại Nghệ An nhiều trường học đã sớm thực hiện chương trình giáo dục STEM. Tuy nhiên, việc triển khai còn tự phát, phòng học phục vụ cho STEM chưa có, chủ yếu dựa vào sự năng động tâm huyết của một số thầy cô giáo. Nội dung học dừng lại một số mô hình, thiết bị robot đơn giản. Trên thực tế chưa có một chương trình giáo dục STEM bài bản, đồng bộ, thống nhất từ mầm non phát triển đến các bậc phổ thông. Vì vậy, Nghệ An đã xây dựng đề án Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng chương trình giáo dục STEM trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả của phương pháp giáo dục STEM
Ứng dụng KHCN trong dạy học đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành Giáo dục Hạ Long để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Đặc biệt, với việc đưa phương pháp giáo dục STEM vào các trường học trên địa bàn, học sinh có cơ hội thực hành và tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo, từ đó có tư duy phản biện, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian.
Học sinh Trường THCS Cao Thắng tham gia Ngày hội STEM.
Từ năm học 2016-2017, phương pháp giáo dục STEM được nhiều trường học hưởng ứng và áp dụng hiệu quả. Như ở Trường THCS Cao Thắng, học sinh được trải nghiệm nhiều chương trình như: Sáng tạo sản phẩm robot vận dụng từ kiến thức toán học, vật lý, công nghệ; sản phẩm pháo giấy vận dụng từ các kiến thức vật lý, hóa học, toán học; hay vườn STEM ứng dụng các kiến thức sinh học, địa lý...
Theo cô Phạm Thị Bích Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cao Thắng, phương pháp giáo dục STEM đã được triển khai tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ từ nhiều năm nay nhưng tại Việt Nam thì vẫn còn khá mới mẻ. Vì vậy, với mong muốn tìm ra phương pháp giảng dạy mới, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, nhà trường đã đưa giáo dục STEM đến với học sinh.
Hiện, trường đang tích cực tổ chức các CLB STEM và kết hợp giảng dạy STEM trong các tiết học, khuyến khích giáo viên tham gia để nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú và cảm hứng cho học sinh sáng tạo". Theo đó, nhà trường đã xây dựng các phòng thực hành, phong hoc bô môn, khu vườn để thuận lợi cho việc học tập ứng dụng STEM nông nghiệp. Bên cạnh đó, với các môn như Toán, Lý, Hóa học, thầy cô chủ động hướng dẫn và khuyến khích học sinh nghiên cứu, làm ra các sản phẩm với kiến thức đã học.
Được biết, ngay từ khi mới triển khai phương pháp giáo dục STEM, cùng với sự tích cực của các trường học, Phòng GD&ĐT TP Hạ Long đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục Kids Code Hạ Long tổ chức nhiều chương trình bổ ích cho học sinh.
Có thể kể đến mô hình "Trải nghiệm khoa học cuối tuần" tại Vườn ươm tài năng Talinpa (phường Tuần Châu, TP Hạ Long), với các bài học khoa học vật lý, hóa học, robot, các trò chơi khoa học giúp học sinh thêm yêu khoa học, khơi gợi khả năng sáng tạo, cảm hứng học tập, nghiên cứu khoa học. Hay thí điểm đưa robot trí tuệ nhân tạo NAO trợ giảng cho giáo viên dạy ngoại ngữ tại Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long nhằm giúp học sinh bước đầu tiếp cận với robot và trí tuệ nhân tạo.
Cùng với đó, thời gian qua, Phòng GD&ĐT thành phố triển khai 10 chủ đề nghiên cứu khoa học đến các CLB STEM với sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong Liên minh STEM Việt Nam, giảng viên của một số trường đại học uy tín trong nước. Trong đó có một số chủ đề liên quan đến: Khoa học vật liệu, thành phố thông minh, du lịch, nông nghiệp thông minh, robot và điều khiển...
STEM là từ viết tắt các chữ cái đầu bằng tiếng Anh các môn học: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). STEM là phương pháp giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng thực tiễn. Với phương pháp này, học sinh phải tìm hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau, vận dụng trong thực tiễn để giải quyết một vấn đề đặt ra, liên quan đến những kiến thức khoa học đó.
Học sinh Trường TH-THCS-THPT Văn Lang, TP Hạ Long, tham gia CLB STEM. Ảnh: Lan Anh
Để giáo dục STEM thực sự hiệu quả, theo bà Vi Bích Hạnh, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Hạ Long, thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục hỗ trợ các trường đào tạo giáo viên về xây dựng nội dung giáo dục STEM, cách khai thác các chủ đề STEM trong chương trình hiện hành, phương pháp tiếp cận giáo dục STEM.
Bên cạnh đó, tập huấn các phương pháp khơi gợi lòng đam mê khoa học, tìm tòi sáng tạo cho học sinh; hỗ trợ các trường hợp tác, kết nối với các trường đại học, Viện nghiên cứu, trung tâm giáo dục STEM.... và các đơn vị bạn.
Phòng cũng đề nghị Sở GD&ĐT đề xuất Bộ GD&ĐT hỗ trợ nguồn sách khoa học về STEM cho cả giáo viên và học sinh; tăng cường đào tạo với chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm về STEM cho giáo viên. Đồng thời, có cơ chế ghi nhận cho giáo viên và học sinh có kĩ năng, kiến thức, đóng góp trong lĩnh vực...
Linh hoạt ứng dụng các hình thức dạy STEM trong trường học Trường học có thể dạy STEM thông qua việc dạy các môn khoa học theo bài học STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật linh hoạt tùy điều kiện cụ thể. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công...