Con gái Tổng thống Putin tiêm vaccine COVID-19
Tổng thống Putin hôm 11/8 cho biết con gái ông là một trong những người đã tiêm vaccine COVID-19 do Nga sản xuất.
Trong cuộc họp chính phủ ngày 11/8, Tổng thống Putin công bố Nga chính thức trở thành nước đầu tiên đăng ký vaccine COVID-19. Ông cũng cho biết trong cuộc họp rằng một người con gái của ông đã được tiêm vaccine.
Tổng thống Putin thông báo Nga là nước đầu tiên đăng ký vaccine COVID-19 ngày 11/8. (Ảnh minh họa)
“Con bé đã tham gia thử nghiệm. Sau lần dùng vaccine đầu tiên, nó có nhiệt độ 38 độ C, ngày sau đó nhiệt độ trên 37 độ C một chút. Sau lần dùng vaccine thứ hai, nhiệt độ cũng tăng một chút, và khi mọi thứ xong xuôi, con bé cảm thấy ổn và có độ kháng thể cao”.
Video đang HOT
Ông Putin cảm ơn tất cả những người đã nghiên cứu ra loại vaccine đầu tiên chống lại COVID-19, mà ông mô tả là “một bước tiến rất quan trọng đối với thế giới”. Ông cho biết vaccine “làm việc khá hiệu quả” và “hình thành miễn dịch ổn định”.
Tổng thống Nga hy vọng họ sớm có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine trong tương lai gần. Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, vaccine đầu tiên của Nga chống lại COVID-19 sẽ được bắt đầu sản xuất tại hai địa điểm – Viện Nghiên cứu Gamaleya và công ty Binnopharm.
Bộ trưởng cũng thông báo rằng một số quốc gia đã thể hiện sự quan tâm đến vaccine và Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) đang đầu tư vào việc sản xuất và quảng bá vaccine này ở nước ngoài.
Các thử nghiệm lâm sàng của vaccine bắt đầu vào ngày 18/6 với 38 tình nguyện viên. Tất cả những người tham gia đều phát triển khả năng miễn dịch.
Tổng thống Putin cảm ơn dân Nga ủng hộ sửa đổi Hiến pháp
Với Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống Putin có cơ hội tìm kiếm thêm 2 nhiệm kỳ nữa cho tới năm 2036 khi ông 83 tuổi.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) hôm 2/7 cho biết, sau khi 100% số phiếu được kiểm, kết quả cho thấy đa số cử tri Nga bày tỏ ủng hộ các sửa đổi Hiến pháp trong cuộc bỏ phiếu diễn ra từ ngày 25/6-1/7 trên toàn nước Nga.
Theo luật pháp Nga, khi có trên 50% tổng số cử tri bỏ phiếu tán thành những sửa đổi, các thay đổi mới trong Hiến pháp Nga sẽ có hiệu lực kể từ ngày công bố kết quả bầu cử chính thức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RT)
Điểm sửa đổi đáng lưu ý trong Hiến pháp Nga lần này là nội dung một Tổng thống không được nắm quyền quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, có một điều khoản bổ sung là sau khi bản Hiến pháp này có hiệu lực, sẽ không tính số nhiệm kỳ đối với những người đã và đang là Tổng thống Nga.
Như vậy với Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống Putin sẽ có cơ hội cầm quyền đến 2036 sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2024.
Phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu về việc sửa đổi Hiến pháp được công bố, Tổng thống Putin gửi lời cảm ơn tới những người đã ủng hộ và tin tưởng chính phủ của ông. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nước Nga hiện đại vẫn đang trong quá trình hình thành.
"Chúng ta cần sự ổn định nội bộ và thời gian để củng cố đất nước và các thể chế", ông cho hay.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga không đề cập tới vấn đề rất nhiều người quan tâm là liệu ông có ý định tái tranh cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào 4 năm tới hay không.
Trong các tuyên bố đưa ra trước đây, Tổng thống Putin khẳng định đề xuất sửa đổi hiến pháp của ông không phải để duy trì quyền lực mà nhằm cải thiện hệ thống chính trị của Nga.
"Trong thời gian làm Tổng thống và Thủ tướng, tôi thấy rõ rằng một số thứ không hoạt động như bình thường. Đây là lý do tại sao tôi đề xuất điều này (cải cách hiến pháp), chứ không phải để mở rộng quyền lực của mình", Tổng thống Nga khẳng định.
Người dân Nga với sứ mệnh sửa đổi Hiến pháp Cử tri Liên bang Nga ngày 1-7 đã đi bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp do Tổng thống Vladimir Putin đề xuất. Nếu được thông qua, hiến pháp mới sẽ chuyển bớt quyền từ Tổng thống sang Quốc hội và Chính phủ, đồng thời hướng tới một hệ thống nghị viện dân chủ và cân bằng hơn. Tresnia có tỷ lệ bỏ...