Con gái khóc nghẹn nhìn mẹ mắc Covid-19 ra đi vì từ chối tiêm vaccine
“Tôi hối hận quá, nếu tôi cố khuyên mẹ tiêm vaccine thì bà đã không mất…” – người phụ nữ sống ở TPHCM khóc nghẹn bất lực khi mẹ bị Covid-19 tước đoạt mạng sống.
“Mẹ tôi sắp mất rồi, bác sĩ vừa gọi báo nặng lắm, chuẩn bị tinh thần đi…” – chị N.T.K.N. (40 tuổi) chia sẻ với phóng viên Dân trí ít ngày trước, khi mẹ ruột phải nằm trong khu điều trị hồi sức Covid-19 của Bệnh viện (BV) quận Bình Tân (TPHCM).
Người con gái suy sụp, phần vì bất lực nhìn mẹ bị con virus quái ác hành hạ, phần vì hoàn cảnh gia đình hiện khó khăn.
Không tiêm vaccine vì… coi clip trên mạng
Nói tiếng được tiếng mất, chị N. cho biết, mình và mẹ là bà N.T.L. (67 tuổi, quê An Giang) sống cùng nhau tại một căn nhà trọ ở phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. Suốt mùa dịch dù địa phương nhiều lần vận động tiêm vaccine nhưng cả hai đều từ chối.
Nhiều người từ chối tiêm vaccine Covid-19 vì bị những thông tin trên mạng “hù họa” (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
“Mẹ coi clip trên mạng, thấy người ta nói tiêm sẽ bị sốc, nằm “ngay đơ” (chết – PV) nên sợ không dám tiêm, vì mẹ bị viêm xoang, viêm ruột, nhiều bệnh nền lắm.
Tôi mướn mặt bằng bán hủ tiếu, nghe nói tiêm vaccine về nhức tay lắm, không buôn bán kiếm tiền được, ảnh hưởng cuộc sống nên cũng chần chừ. Tôi có đi điền đơn đăng ký tiêm một lần nhưng cũng bỏ” – chị N. kể.
Kể cả khi người anh ruột sang nhà nhắc nhở, chị N. và mẹ vẫn giữ nguyên quyết định. Đến giữa tháng 11 sau nhiều ngày TPHCM mở cửa, chị N. vì buôn bán nên tiếp xúc nhiều bên ngoài, nhiễm bệnh và lây cho mẹ.
Video đang HOT
“Thấy mẹ nhức đầu chóng mặt, tôi tưởng mẹ ăn trúng nên chỉ cạo gió. Sau đó mấy ngày không khỏi mới mua test về thử thì cả hai mẹ con đều dương tính” – người con nhớ lại.
Sau khi nhân viên y tế phường đến kiểm tra sức khỏe, mẹ con chị N. được đưa sang khu cách ly tập trung của địa phương. Khoảng 5 ngày sau, bà L. có dấu hiệu tụt oxy, khó thở diễn tiến nặng nên được chuyển tiếp đến Bệnh viện quận Bình Tân.
“Lúc đầu nằm ở dưới cấp cứu, mẹ còn nói chuyện và ăn được, tưởng lướt qua rồi. Nhưng 4-5 ngày trước tự nhiên mẹ lên cơn mệt, người ta khám rồi đưa lên khu hồi sức trên lầu luôn. Từ bữa đó đến giờ bác sĩ chăm sóc hết, chứ tôi không được gặp nữa” – chị N. nức nở chia sẻ.
Bệnh viện quận Bình Tân, nơi bà L. điều trị Covid-19 (Ảnh: Hoàng Lê).
Hối hận muộn màng
Theo thông tin ghi nhận được từ Bệnh viện quận Bình Tân, bà N.T.L. nhập viện ngày 30/11 với tiền căn đái tháo đường và đau dạ dày, test nhanh dương tính SARS-CoV-2 ngày 26/11. Quá trình điều trị, bệnh nhân được thử đường huyết mỗi ngày, truyền điện giải, dùng kháng đông, kháng sinh, thuốc kháng virus, corticoid, hỗ trợ dạ dày.
Tối ngày 3/2 tình trạng bà L. diễn biến xấu, viêm phổi nặng, phải thở oxy dòng cao (HFNC). Đến ngày 12/12, SpO2 của bệnh nhân xuống rất thấp, được đặt nội khí quản, chỉ định thở máy, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu dẫn lưu cùng nhiều loại thuốc hỗ trợ. Những ngày sau đó, huyết áp bệnh nhân tụt rất thấp, sốt cao và hôn mê sâu.
Khi được nhân viên y tế gọi điện thông báo rõ tình trạng của mẹ, chị N. cố nén cơn đau, nài nỉ được mang người thân về quê nếu xảy ra trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên theo quy định, với bệnh nhân Covid-19 qua đời sẽ được chuyển cho quân đội lo việc xử lý thi thể.
“Tôi hối hận quá, nếu tôi cố khuyên mẹ tiêm vaccine thì mẹ đã không mất…” – tối 16/12, người phụ nữ cay đắng báo cho phóng viên biết, bà L. vừa trút hơi thở sau cùng vào đêm 15/12.
Không tiêm vaccine, bệnh nhân mắc Covid-19 cao tuổi, có bệnh nền gánh hậu quả nặng nề (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Hơn 20 ngày vừa điều trị Covid-19, vừa tìm cách lo cho mẹ không thể làm việc, chị N. phải bán điện thoại để xoay sở cuộc sống. Hiện tại, dù mới âm tính với SARS-CoV-2 nhưng vì quá ám ảnh, người phụ nữ lại mong muốn được tiêm vaccine sớm.
“Tôi sẽ chờ tro cốt của mẹ được bàn giao để mang bà về quê lo hậu sự, ở với bà ít hôm rồi lên Sài Gòn làm việc lại. Có nhiễm bệnh rồi mới thấy đáng sợ, cứ ho suốt và khó thở. Mong mọi người tiêm sớm, đừng ai lâm vào hoàn cảnh như tôi” – chị N. nhắn nhủ.
Hai mẹ con chị N. chỉ là một trong nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra tại TPHCM, khi từ chối tiêm vaccine và gánh hậu quả nặng nề.
Bác sĩ Phan Thanh Trường, Trưởng Trạm y tế phường Tân Tạo (quận Bình Tân) cho biết, những ngày gần đây phường vẫn còn một số trường hợp người cao tuổi mắc Covid-19 chưa tiêm mũi vaccine nào.
“Họ nghe con cháu kể tiêm vaccine xong sẽ sốt, nên sợ mà từ chối. Với những trường hợp cao tuổi nhiễm bệnh thường trở nặng, chúng tôi phải đưa vào BV để được xử lý, điều trị” – bác sĩ Trường thông tin.
Tại Bệnh viện quận Bình Tân, trong hơn 100 F0 mà đơn vị điều trị Covid-19 tiếp nhận, có hơn 10 bệnh nhân cao tuổi, mang bệnh nền chưa tiêm vaccine mũi nào, hiện nằm ở khu hồi sức vì tình trạng nặng.
Hơn 140.000 lao động ngoại tỉnh đã quay lại TP.HCM làm việc
Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, lao động từ các tỉnh quay trở lại TP.HCM làm việc dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tại họp báo chiều 18/10, trả lời câu hỏi của Zing về tình hình đón lao động từ các tỉnh quay lại TP.HCM làm việc, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội - cho biết theo thống kê của các khu chế xuất và khu công nghiệp hiện nay số lao động trở lại làm việc khoảng hơn 134.000 người.
"Ngoài ra, số lao động quay lại làm việc ở các quận, huyện, TP Thủ Đức khoảng trên dưới 5.000 người", ông nói.
Theo ông Lâm, hiện nay, UBND TP.HCM đã có văn bản 3231 về phương thức đưa đón vận chuyển công nhân quay lại thành phố, do đó thời gian tới, số lao động trở lại làm việc sẽ tăng lên và tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn.
Sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, rất nhiều lao động và công nhân, nhất là các tỉnh đã quay lại TP làm việc. Ảnh: Phạm Ngôn.
Theo đó, người lao động là người mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm vaccine ít nhất 1 mũi, đối với vaccine tiêm 2 mũi thì được quay lại thành phố.
Đối với lao động thuộc doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao muốn vào TP làm việc, các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển sẽ gửi phương án vận chuyển về UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp... hoặc bộ ngành quản lý để rà soát tổng hợp gửi Sở GTVT TP.HCM để triển khai đưa đón người lao động về thành phố.
Đối với lao động tự do muốn quay lại thành phố, đối tượng này thuộc phương thức vận chuyển thứ 3 trong văn bản 3231 của UBND TP.HCM ngày 30/9.
Về lực lượng lao động ở TP có nhu cầu tìm việc, ông Lâm cho biết hiện thành phố có 127 cơ quan giới thiệu việc làm, có giấy phép là trung tâm việc làm của thành phố.
Hiện nay lao động ngoại tỉnh về thành phố có 2 xu hướng là đến công ty cũ để làm việc và một số khác muốn tìm việc làm mới. Hiện nay, Sở có 2 trung tâm dịch vụ việc làm ở quận Bình Thạnh, các cơ quan này có địa chỉ người lao động và doanh nghiệp cần tìm việc và tìm người. "Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là đầu mối kết nối 2 bên, nếu phù hợp nhu cầu sẽ giới thiệu để doanh nghiệp phỏng vấn", ông nói.
Khánh Hòa: Thực hiện nghiêm phòng, chống dịch khi học sinh trở lại trường Sáng 18/10, học sinh Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề và các Trung tâm Tin học, ngoại ngữ một số địa phương của thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa trở lại học trực tiếp. Công tác đảm...