Con gái đỗ trường y, mẹ nghèo bán bò, vay mượn lo giấc mơ bác sĩ cho con
Mới nhập học được hơn 1 tháng, nữ sinh năm nhất trường Y Thái Bình đứng trước nguy cơ phải từ bỏ giấc mơ làm bác sĩ vì gia cảnh quá nghèo, bố mẹ lại đau ốm liên miên.
Ngôi nhà đơn sơ là nơi trú ngụ của gia đình Nguyệt. Ảnh NVCC
Cô học trò nghèo hiếu học
Em Lê Thị Minh Nguyệt (SN 2004) sinh ra tại một gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Đông Ninh, xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Bố mẹ em mắc nhiều thứ bệnh, kinh tế gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng nên cái đói bủa vây quanh năm.
Nguyệt kể, bố em – ông Lê Bá Dân sức khỏe yếu, thần kinh không ổn định nên mọi việc trong nhà từ lớn đều bé đều do một mình mẹ quyết định.
Thế nhưng, mẹ em – bà Nguyễn Thị Nhung cũng mắc nhiều thứ bệnh khác nhau. Bà bị bệnh hở van tim cấp độ 3, hỏng 1 mắt. Nhiều năm gần đây, sức khỏe bà giảm sút, không làm ăn gì được.
Nhà Nguyệt có 3 chị em gái thì chị gái đã lấy chồng xa, gia cảnh cũng không lấy gì làm khá giả. Em gái út hiện đang học lớp 9. Trọng trách gia đình sớm đặt lên đôi vai của Nguyệt.
Nguyệt (bên phải ảnh) cùng mẹ và em gái. Ảnh NVCC
Ngay từ bé, biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên được đi học với Nguyệt đó là niềm vinh dự. Nguyệt cố gắng học hành chăm ngoan và luôn là một trong những học sinh top đầu của lớp, của trường. Em từng là học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hóa về môn Lịch sử và môn Sinh học.
Bên cạnh đó, em phụ giúp bố mẹ tất cả mọi việc trong nhà, từ chăm sóc em gái, nấu cơm, giặt giũ quần áo đến việc đồng áng, chăn bò… Nguyệt luôn là niềm tự hào của gia đình.
Video đang HOT
“Em tự nhủ phải học thật giỏi để làm chỗ dựa cho bố mẹ và em gái. Nhiều lần thấy mẹ đau nhưng không dám đi viện, không có tiền mua thuốc nhưng vẫn tiết kiệm, vay mượn từng đồng để cho chúng em ăn học, em thương mẹ lắm. Đó cũng là lý do khiến em muốn thi vào ngành y để có thể chăm lo được sức khỏe cho những người thân yêu nhất của mình”, Nguyệt chia sẻ.
Lo nhiều hơn vui khi đỗ vào trường y
Nguyệt vui mừng báo với gia đình em trúng tuyển vào Đại học Y Thái Bình với số điểm 26,3
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 vừa qua, Nguyệt vui mừng báo với gia đình em trúng tuyển vào Đại học Y Thái Bình với số điểm 26,3 khối B. Cầm tờ giấy thông báo nhập học trên tay, em vừa mừng vừa lo.
Em mừng vì mình đã thi đỗ, giấc mơ làm bác sĩ của mình có thể thành hiện thực. Thế nhưng, em lo vì biết hoàn cảnh gia đình mình vô cùng khó khăn, kinh tế không thể đủ cho em ăn học 6 năm trời, vả lại còn em gái đang đi học.
“Lúc biết em đỗ đại học, nhiều người lo em phải bỏ học vì nhà quá nghèo. Mẹ em thương em nên bảo cho em tự quyết định. Lúc đó, em rất rối bời. Hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc. Em gái em cũng động viên em đi học. Nó bảo nếu chị đi học thì em học đến hết lớp 12 sẽ nghỉ đi làm nuôi chị học. Em cảm thấy có lỗi và thương em gái lắm”, Nguyệt nghẹn ngào.
Với quyết tâm cho con theo đuổi ngành y, hơn 1 tháng trước, mẹ Nguyệt phải bán con bò và vay mượn thêm xóm làng đưa Nguyệt lên Thái Bình nhập học. Tiền học phí, tiền thuê trọ, ăn uống… chỉ một thời gian ngắn, số tiền Nguyệt mang theo đã hết veo.
Nguyệt có ý định đi tìm việc làm thêm để trang trải, nhưng hiện tại em chưa tìm được việc. Ở quê, bố mẹ lại đau ốm liên miên khiến Nguyệt như đứng giữa ngã 3 đường.
Cô tân sinh viên đã tính đến nước nghỉ học về quê đi làm để đỡ đần và gần bố mẹ. Thế nhưng được mẹ động viên, Nguyệt tiếp tục ở lại học nhưng trong lòng em chưa lúc nào yên, không biết có thể gắng gượng được đến lúc nào.
Lối nhỏ dẫn từ đường vào nhà Nguyệt. Ảnh NVCC
Ông Hoàng Cao Đức – Trưởng thôn Đông Ninh (xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, gia đình Nguyệt là một trong những hộ khó khăn nhất của thôn. Một mình mẹ Nguyệt phải gồng gánh nuôi chồng, nuôi con bao năm nay khiến ai nhìn cũng xót xa.
Mỗi tháng, gia đình được trợ cấp 950.000 đồng. Số tiền ấy tuy không quá lớn nhưng phần nào giúp gia đình giảm bớt gánh nặng.
Mới đây, biết hoàn cảnh khó khăn của Nguyệt, trường cấp 3 cũ của em đã xin được một suất học bổng trị giá 15.000.000 đồng từ Quỹ “Tiếp sức đến trường năm 2022″ của Tỉnh đoàn Thanh Hóa để em có trang trải tiền ăn học.
Oxford, Cambridge bị cho là 'thiên vị' trường công, phân biệt trường tư
Hiệu trưởng một trường cao đẳng Anh cáo buộc Oxford đã can thiệp liên tục để giảm tỷ lệ học sinh nhập học từ các trường trung học độc lập trong khi 'chú ý' hơn các trường công lập tiểu bang.
Tờ The Telegraph nhận định, đã tới lúc cần gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách một số trường đại học hàng đầu của Anh đang sử dụng để tăng số lượng tuyển sinh từ các trường tiểu bang công lập, trong khi "ngó lơ" trường tư thục.
Oxford, Cambridge bị cho là can thiệp liên tục để giảm tỷ lệ học sinh nhập học từ các trường độc lập. Ảnh: Hoàng Hà
Melvyn Roffe, Hiệu trưởng trường Cao đẳng George Watson ở Edinburgh, tiết lộ Oxford đã can thiệp liên tục để làm giảm tỷ lệ học sinh nhập học từ các trường độc lập hàng đầu.
Những bình luận của ông Roffe, theo tiết lộ trên tờ The Telegraph, cho biết học sinh trường trung học công lập hiện có nhiều khả năng đậu Đại học Cambridge hơn các bạn đồng trang lứa từ các trường tư thục. Ông Roffe nghi ngờ rằng "việc phân loại trường công - tư đang được các trường đại học sử dụng như một biện pháp ủy quyền 'nhanh chóng và bẩn thỉu' để làm cho hệ thống trông có vẻ công bằng hơn".
"Liệu có thực sự đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội bình đẳng để theo học các trường đại học top đầu đó?".
Các ứng viên nộp hồ sơ vào Oxford, Cambridge sẽ được đánh giá một phần dựa trên lý lịch trường trung học của họ, theo tiết lộ của The Telegraph.
Đồng thời, Cambridge sử dụng cơ sở dữ liệu trường học phức tạp để đánh giá thành tích GCSE (Chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông) của một học sinh so với các học sinh khác tại trường của họ, thay vì toàn bộ ứng cử viên đăng ký. Đại học Oxford cũng sử dụng một phương pháp tương tự.
Hội đồng tuyển sinh các trường được cung cấp bản tóm tắt chi tiết về lịch sử trường học của ứng viên, bao gồm loại trường học cùng các chi tiết khác.
Một cuộc điều tra của The Telegraph cũng cho thấy rằng cơ hội để nhận được đề nghị của Oxbridge (Oxford Cambridge) cho học sinh của 50 trường tư thục hàng đầu, bao gồm cả trường Cao đẳng Eton danh giá có 20 Thủ tướng Anh theo học, đã giảm xuống 1/3 trong 5 năm qua.
Học sinh trường tư đã "thống trị" các trường đại học danh giá trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, gần đây xu hướng này đã bị siết chặt trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa trường công - tư và mục tiêu thúc đẩy công bằng giáo dục và mục tiêu thúc đẩy công bình giáo dục đối với học sinh trường công và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy vậy, "một hệ thống ứng dụng đại học thực sự công bằng chắc chắn sẽ phát hiện ra tài năng ở bất cứ đâu mà nó được tìm thấy, sẽ xóa bỏ hơn là thiết lập các rào cản về địa lý, xuất thân và trường học", hiệu trưởng Roffe nhận định.
"Vì vậy, khi tỷ lệ nộp hồ sơ thành công vào Oxbridge giảm đối với những học sinh từ trường độc lập nộp thì liệu hệ thống giáo dục đại học của chúng ta có đang trở nên công bằng hơn không?".
Trước những "cáo buộc" đó, hai trường đại học danh giá bậc nhất thế giới này đã phủ nhận mọi sự phân biệt đối xử với học sinh trường tư thục. Oxbridge khẳng định họ đều chọn xem xét lịch sử trường học của ứng viên cùng với các yếu tố khác, mà họ cho rằng sẽ giúp đánh giá được thành tích của học sinh trong bối cảnh cụ thể.
"Chúng tôi gọi đó là một quy trình tuyển sinh toàn diện, bởi vì chúng tôi đang thu thập mọi thông tin ở tất cả các giai đoạn để cố gắng tìm ra ai sẽ trở thành sinh viên xuất sắc nhất", Tiến sĩ Sam Lucy, giám đốc tuyển sinh của các trường cao đẳng Cambridge, cho biết. Theo đó, Cambridge có hệ thống tuyển sinh đánh giá dựa trên các yếu tố về nền tảng kinh tế - xã hội của ứng viên và học sinh từ các trường độc lập sẽ không bị "ngó lơ".
Đại học Oxford cũng khẳng định "là một trong những trường có quy trình nộp đơn cạnh tranh nhất trên thế giới. Thực tế là hàng năm cũng có nhiều ứng viên xuất sắc thuộc mọi thành phần không thành công".
"Oxford đã nỗ lực đáng kể trong việc đánh giá các ứng viên dựa trên thành tích cá nhân của họ và tạo ra một quy trình tuyển sinh xác định tài năng từ mọi nguồn gốc và bất kể hoàn cảnh".
Oxford và Cambridge chỉ tiếp nhận khoảng 6.800 sinh viên nhập học hàng năm trong khi số đơn đăng ký đã lên đến hơn 47.000 (tăng 31%) trong 5 năm qua.
Dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Stephen Toope (hiệu phó), Đại học Cambridge đã thúc đẩy việc tiếp nhận hồ sơ của học sinh từ các trường công lập tiểu bang và các trường có hoàn cảnh khó khăn. Trường được cho là đã đặt mục tiêu phải tăng số lượng học sinh từ các trường tiểu bang kể từ năm 2019. Trong khi đó, Oxford không công khai chỉ tiêu này.
Nhiều đại học Mỹ tuyển sinh viên chưa từng nộp hồ sơ Phương thức tuyển sinh trực tiếp cho phép các trường đại học gửi thư mời nhập học cho sinh viên dựa trên điểm trung bình hoặc một vài tiêu chí khác, theo Wall Street Journal. Nhiều sinh viên có thể trúng tuyển đại học ở Mỹ mà không cần làm hồ sơ ứng tuyển như trước đây. Ảnh: Forbes. Mùa thu năm nay,...