Con đường vào các trường đại học thế giới
Tại EF, học sinh bắt đầu lập kế hoạch để vào đại học ngay từ khi đặt chân đến nhà trường. Mỗi học sinh được chỉ định một cố vấn hồ sơ đại học riêng.
Trường Trung học nội trú EF với 3 phân viện tại Mỹ và Anh được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và hơn 90% đội ngũ giảng viên của nhà trường có bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Tại EF, học sinh bắt đầu lập kế hoạch để vào đại học ngay từ khi đặt chân đến nhà trường. Mỗi học sinh được chỉ định một cố vấn hồ sơ đại học riêng. Họ sẽ hỗ trợ và làm việc với các em để vạch ra một kế hoạch cụ thể, giúp các em được nhận vào các trường đại học đúng với sự lựa chọn của mình cho dù là ở Mỹ, Anh hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Nhà trường EF đảm bảo học sinh sẽ có được trải nghiệm du học trung học thành công trước khi vào các trường đại học hàng đầu thế giới.
Các chương trình học thuật đa dạng bao gồm: dự bị trung học, IGCSE, A-level, tú tài quốc tế và chương trình trung học Bắc Mỹ được công nhận rộng rãi trên thế giới, sẽ giúp các em trang bị hành trang vững chắc cho con đường vào các trường đại học hàng đầu. Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, nhà trường đã giúp nhiều học sinh đạt được kết quả học tập như mong muốn trong niên khóa 2012 – 2013.
90% học sinh được nhận vào các trường đại học theo nguyện vọng 1, 41% được nhận vào 10 trường đại học hang đầu tại Anh, 26% học sinh được nhận vào các trường đại học hàng đầu ở Mỹ, 10% học sinh được nhận vào Đại học Oxford, Cambridge và Ivy League và 12% học sinh được nhận vào các trường y khoa.
Bà Cassandra Dragon – Giám đốc hồ sơ đại học của nhà trường EF New York, chia sẻ: “Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tìm trường đại học tốt nhất cho mỗi em học sinh”. Văn phòng điều hành của nhà trường có tại hai thành phố trung tâm của Việt Nam là TP HCM và Hà Nội sẽ là cầu nối trực tiếp và hiệu quả giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh.
Liên hệ ngay với các văn phòng của EF để nhận được thông tin chi tiết về chương trình “Học bổng hữu nghị EF 2014″, hạn chót ghi danh vào ngày 30/2. Đặc biệt, văn phòng sẽ có quà tặng ưu đãi trị giá 5 triệu đồng cho các hồ sơ ghi danh trước ngày 14/2.
Video đang HOT
Liên hệ: Văn phòng Hà Nội: Tầng trệt, toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Tel: (04) 3 574 7340 – 3 574 7341 (gặp cô Thu Huệ hoặc Lan Anh). Văn phòng TP HCM: Tầng trệt, toà nhà Saigon Pavillon, 53 – 55 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3, TP HCM. Tel: (08) 3 930 5252 (gặp cô Minh Anh – Minh Tâm).
Theo TNO
Gian nan con đường đi tìm con chữ của học trò vùng cao
Để đến được những điểm trường chính, học trò và giáo viên phải mất nửa ngày vượt qua quãng đường rừng núi, đèo dốc.
Trường mầm non Sùng Đô (Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) cách trung tâm huyện 12km nhưng phải đi xe hơn 2,5 tiếng đồng hồ mới tới được điểm chính của trường.
Trường có 7 nhóm lớp, 6 điểm học tạm, điểm xa nhất cách điểm chính 24km, 188 học sinh từ 1-5 tuổi. Giáo viên nhà xa nhất ở xã Thượng Bằng La cách trường 70km, các cô phải đi bộ hơn 10 km để tới trường.
Con đường đi gian nan là thế nhưng vẫn chưa phải là tất cả đối với cô trò ở dây. Cô Lò Thị Thiệp(Hiệu trưởng trường mầm non Sùng Đô) cho biết: "Khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, giữa giáo viên và học sinh là hai ngôn ngữ khác nhau, khó khăn sau việc bất đồng ngôn ngữ là cơ sở vật chất của trường, việc học của các em hầu như phải học nhờ hội trường thôn, khi thôn có việc cần, các em học sinh buộc phải nghỉ học, cuối cùng là khó khăn về trang thiết bị dạy và học của cô trò".
Các em vẫn luôn cười thật tươi mỗi khi được đến trường
Vượt những con đường dốc cao thẳng đứng, quanh co để tới lớp cũng đã khiến nhiều giáo viên của trường gặp những tai nạn đáng tiếc, gãy chân, gãy tay, nhẹ hơn là xây xước, hết đi xe, các cô lại chuyển qua đi bộ, leo đồi tới với các em, sự hy sinh thầm lặng để "chèo đò" đưa những thế hệ tương lai con em dân tộc H'Mông thoát đói nghèo.
Ước mơ của tất cả giáo viên trong trường chỉ mong sao có một ngôi trường vững chãi hơn và có con đường đi từ dưới quốc lộ lên trường dễ đi, "chỉ cần ngôi trường bán kiên cố, không cần khang trang đâu" cô Thiệp tâm sự.
Khi được hỏi về mong ước của mình trong năm mới, hầu như các em nhỏ nơi đây chỉ trả lời là muốn có áo quần mới, đối với các em, khái niệm quần áo mới thật sự quá xa vời khi mà cái nghèo, cái đói vẫn bám theo gia đình mình.
Không chỉ làm nhiệm vụ đứng lớp mà các cô giáo ở đây còn vất vả vận động các em học sinh tới lớp. Những ngày đầu năm, các cô phải đi tới từng nhà xin phụ huynh cho con em họ đi học, tiền ăn ở lớp hàng ngày phụ huynh đưa củi tới để cho các cô kiêm luôn việc "bán buôn", mang những bó củi xuống chợ bán lấy tiền cho các em ăn hàng ngày. Vất vả là thế nhưng cả cô và trò đều chưa hề muốn bỏ cuộc và vẫn tiếp tục gieo chữ trên những cao nguyên đá khắc nghiệt này.
Con đường đi tới các điểm trường của cô, trò Sùng Đô.
Điểm lẻ trường mầm non Sùng Đô - Văn Chấn - Yên Bái.
Em My (15 tuổi) bế đứa em trên tay với ước muốn có thể được đi học sau tết.
Còn ước muốn của em Vàng Thị Chư đơn giản chỉ là có đôi dép mới
Cô Lê Thị Thiệp (Hiệu trưởng trường mầm non Sùng Đô - áo đen) và cô Nguyễn Thị Huyền Trang (Hiệu phó trường mầm non Sùng Đô - áo hồng) bên các học trò nhỏ
Theo TTVN
Nhọc nhằn con đường đến lớp Nhà ở sâu trong đồng, mỗi ngày đến lớp Trà My phải đi bộ hơn 5 cây số. Mùa này, sáng nào đến trường, hai ống quần của em cũng ướt đẫm sương. Đường đến lớp dẫu dài, băng qua nhiều đồng ruộng, nhưng dường như cũng ngắn lại trước quyết tâm theo đuổi con chữ của em và gia đình. My luôn...