Con đường từ homeschool đến Harvard của ba sinh viên Mỹ
Không theo phương pháp học tập truyền thống, sinh viên vẫn có thể bước qua cánh cổng Harvard nhờ khả năng tự học và tư duy khác biệt.
Claire Dickson trên con phố Harvard Avenue ở Medford. Ảnh: Harvard
Lý do để học sinh lựa chọn homeschool (giáo dục tại nhà) rất đa dạng. Một số người kỳ vọng môi trường học tập nhiều trải nghiệm hơn, trong khi những người khác muốn tự chọn môn học mình yêu thích.
Ba sinh viên Havard dưới đây đều theo đuổi phương pháp giáo dục này. Họ có điểm chung là ham muốn tìm tòi, khám phá và tính độc lập, những yếu tố sẽ tiếp tục định hình con đường giáo dục sắp tới. Câu chuyện của họ được trên tờ Harvard Gazette ngày 21/2.
Claire Dickson (tốt nghiệp năm 2019)
Con đường đến sân trường Harvard của Claire Dickson bắt đầu từ Harvard Avenue. Đó là tên con phố cô sống ở Medford (bang Oregon, Mỹ), nơi cô học toán, đọc sách của Melville và chơi piano khi là một đứa trẻ học tại nhà.
“Gia đình muốn tôi có nhiều kinh nghiệm học tập thực tế. Mẹ tôi không hài lòng về hệ thống trường công. Tại sao bạn phải đi đến một tòa nhà hàng ngày và làm mọi thứ y hệt nhau? Tôi quan tâm đến thứ gì thì tôi sẽ bắt tay vào nó”, Dickson giải thích về lý do chọn homeschool.
Mỗi ngày “đi học” của Dickson đều khác nhau. Đôi khi cô học về nhạc cổ điển và nhạc jazz cả ngày. Đôi khi cô mải mê đọc sách. Lần đầu tiên cô xem kịch “Hamlet” là vào năm 9 tuổi.
“Có rất nhiều điều tuyệt vời xảy ra xung quanh, và bố mẹ ủng hộ bất cứ điều gì tôi làm. Bạn phải có động lực nội tại để làm tất cả những điều bạn muốn. Homeschool thực sự đã thúc đẩy tôi. Tôi xem rất nhiều vở kịch và buổi diễn âm nhạc sống động, đi theo bố mẹ tới mọi nơi họ làm việc”, cô kể.
Việc học của Dickson trở nên có tổ chức hơn khi vào trung học. Cô gặp gỡ một nhóm trẻ homeschool khác trong các buổi học Toán, Sinh và Lịch sử. Lớp 8, cô bắt đầu tham gia các khóa học tại trường Harvard mở rộng (Harvard Extension School) và Cao đẳng cộng đồng Bunker Hill ở Massachusetts. Dickson bắt đầu quan tâm đến Tâm lý học khi nghe giảng miễn phí tại bệnh viện đa khoa Massachusetts, làm nghiên cứu cho một bác sĩ ở đó.
Nữ sinh Harvard đánh giá homeschool và đại học có những điểm tương đồng như bao gồm rất nhiều nghiên cứu độc lập, do đó quá trình chuyển đổi môi trường học của cô khá dễ dàng. Giao tiếp xã hội là trải nghiệm mới, nhưng Dickson đã tham gia tình nguyện ở tổ chức phi lợi nhuận Phillips Brooks House và hát trong ban nhạc.
Video đang HOT
Abraham Joyner-Meyers (tốt nghiệp năm 2021)
Lớn lên ở Takoma Park (quận Montgomery, bang Maryland), Abraham Joyner-Meyers sống cách trường tiểu học địa phương chỉ vài khu phố. Tuy nhiên, nơi này ngừng nhận trẻ mẫu giáo khi Joyner-Meyers đến tuổi đăng ký. Mẹ Joyner-Meyers, người đang viết sách tại văn phòng riêng ở nhà, xếp cho anh một chiếc bàn ngay bên cạnh.
“Sau một năm học tại nhà, không chỉ mối quan hệ của tôi với mẹ tốt lên, mà tôi còn rất tự do khi nghiên cứu những gì mình muốn”, Joyner-Meyers, sinh viên cử nhân song bằng ở Đại học Harvard và trường Cao đẳng Âm nhạc Berklee (chương trình 5 năm) nói.
Vừa học Harvard, Joyner-Meyers vừa đến Cao đẳng Âm nhạc Berklee để học đàn và tập kịch. Ảnh: Harvard
Anh tự nhận là mọt sách, từng ngấu nghiến rất nhiều cuốn khi học tại nhà. Anh học toán với sự giúp đỡ của bố và dành thời gian học thêm diễn xuất.
Joyner-Meyers yêu cả sự tự do khi ở nhà và cảm giác khi bước ra ngoài cộng đồng. Nơi đầu tiên anh tự đến một mình là thư viện địa phương để gặp gỡ các nhóm đọc sách, sau đó là nhiều bảo tàng nghệ thuật ở D.C.
Joyner-Meyers nghĩ nếu không được giáo dục tại nhà, âm nhạc khó trở thành một phần quan trọng của cuộc đời anh. Khi tập diễn xuất, anh tiếp xúc nhiều học sinh lớn tuổi, những người phát triển nhiều hoạt động bên ngoài trường trung học. Họ giúp người chơi vĩ cầm Joyner-Meyers tương tác với các nghệ sĩ địa phương. Anh mở rộng sang âm nhạc dân gian Ireland và bắt đầu chơi tại các lễ hội, sau đó là trong một ban nhạc, rồi lập nhóm riêng cho mình.
Nhờ nghiên cứu song bằng, Joyner-Meyers trau đồi cả học vấn và kiến thức âm nhạc. Anh biểu diễn với nhóm Hyperion Shakespeare Company ở Harvard và được mời chơi đàn mandolin trong đội tứ tấu.
“Ước mơ của tôi là kết nối Shakespeare và âm nhạc với tư cách một học giả – nghệ sĩ. Thật thú vị khi trở thành một trong những sinh viên đầu tiên nghĩ về hiệu quả của chương trình này trong tương lai. Chúng tôi vui khi trở thành chuột bạch”, Joyner-Meyers nói.
Kemen Linsuain (2018)
Từ những năm đầu tiên đi học, đam mê Toán và Vật lý của Kemen Linsuain đã vượt xa những gì khu học chánh Pittsburgh (Pennsylvania) mang lại. Dù bố mẹ quyết định cho Linsuain học tại nhà, anh chính là người tự điều hướng việc học cho mình.
“Không có một kế hoạch chung hoặc kế hoạch dài hạn, tôi chỉ học các lớp mà tôi quan tâm”, Linsuain nói. Năm 12 tuổi, anh tham gia các khóa Toán và Vật lý tại Đại học Carnegie Mellon (CMU) và Penn.
Cạnh CMU là thư viện công cộng và bảo tàng khoa học, vì vậy Linsuain lang thang ở đó trong thời gian trống giữa các lớp.
Việc học tại nhà giúp Linsuain tự do hơn trong suy nghĩ. Ảnh: Harvard
Linsuain làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà vật lý Philip Kimresearching, dự định chuyển đến Washington DC sau khi tốt nghiệp để trở thành nhà phân tích của công ty tư vấn Dean and Company.
“Tôi luôn có góc nhìn của người ngoài cuộc đối với mọi thứ. Khi tuyển dụng, tôi nhận ra điều này rất hữu ích. Tôi thực sự không có định kiến hay sự rập khuôn trong các quá trình. Khi được là chính mình, tôi tự do hơn”, anh tự tin nói.
Theo VNE
Phản ứng bất ngờ của sinh viên gốc Việt bị Harvard nói 'không'
Dù bị các trường tốp đầu như Harvard nói "không" nhưng nhiều sinh viên người Mỹ gốc Việt vẫn không hề oán trách, ngược lại giữ nguyên sự ngưỡng mộ đối với các trường
Sinh viên người Mỹ gốc Việt Ben Huỳnh
Đài ABC News hôm 14-12 vừa đăng phóng sự về sự phân biệt đối xử của các trường tốp trên ở Mỹ đối với sinh viên gốc Châu Á, trong đó có người Việt.
Ben Huỳnh, một sinh viên người Mỹ gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở Chicago, đạt điểm số hoàn hảo 2400/2400, trong kỳ thi chuẩn hóa xét tuyển ĐH (SAT), có khả năng lãnh đạo, say mê âm nhạc... Cậu sở hữu các tố chất đáp ứng tiêu chuẩn của các trường ĐH tốp đầu ở Mỹ. Với bảng thành tích xuất sắc, ai cũng mong chờ Ben đậu vào một trong những trường hàng đầu nhưng ít ai ngờ điều cậu nhận được là cái lắc đầu, kể cả ĐH Harvard danh tiếng.
Tuy nhiên, phản ứng của nam sinh gốc Việt khiến nhiều người bất ngờ. Cậu cho biết ban đầu có chút thất vọng nhưng chưa một lần đổ lỗi cho những người đã từ chối mình, thậm chí khẳng định vẫn giữ sự ngưỡng mộ, ủng hộ đối với các trường trên. Theo Ben Huỳnh, mặc dù chính sách của các trường lớn có thiếu sót nhưng chúng có vai trò cân bằng hoạt động. Ben cho rằng đây cũng chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình nhập học đầy phức tạp và đa dạng. Sau đó, nam sinh họ Huỳnh đã đậu ĐH Chicago và hài lòng với những gì mình đang theo đuổi. Ben cho biết sẽ không làm gì thêm để thay đổi kết quả này đồng thời cũng không nhận thấy các trường phân biệt chủng tộc trong vấn đề này.
Theo ABC News, phản ứng của Huỳnh là một trong những phản ứng thường thấy của cộng đồng người Mỹ gốc Á đối với cuộc tranh cãi đang diễn ra về thực tế nhập học. Vấn đề này đang nổi lên ở Mỹ do Bộ Tư pháp mở cuộc điều tra về nạn phân biệt chủng tộc trong quá trình tuyển sinh và nhập học của ĐH Harvard. Cụ thể, hồi tháng 11 vừa qua, Sở Tư pháp yêu cầu Harvard chuyển hồ sơ nhập học nhằm phục vụ công tác điều tra xem liệu trường này có vi phạm điều luật liên bang về việc "cấm phân biệt đối xử chủng tộc, màu da hay nguồn gốc quốc gia". Vụ điều tra này liên quan tới một vụ kiện cấp liên bang do nhóm sinh viên đệ đơn hồi năm 2014. Theo đó, ĐH Harvard bị cáo buộc cố ý hạn chế số lượng sinh viên đầu vào gốc Châu Á. Tuy nhiên, một số học sinh người Mỹ gốc Á nhìn nhận vấn đề theo cách khác. Là một sinh viên người Mỹ gốc Hoa tại ĐH Harvard, Raymond Tang cho biết cậu hiểu rõ vai trò của các chính sách và sự lựa chọn của các trường ĐH ưu tú. "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu mình rớt Harvard vì tôi dự đoán mình sẽ khó lòng vào được", ABC News dẫn lời Tang.
Raymond Tang
Một trường hợp khác là Tiffany Lau. Với điểm SAT 2340/2400, 6 huy chương quốc gia về trượt băng nghệ thuật ở Hồng Kông và nhiều thành công khác trong giới học thuật cũng như nghệ thuật, Tiffany Lau cũng là sinh viên sở hữu bảng thành tích hoàn hảo. Hiện cô gái 20 tuổi này đã là sinh viên khoa Lịch sử, Văn học và Nhà hát, Khiêu vũ và truyền thông ĐH Harvard. Lau cho hay cô tin rằng bất cứ thí sinh thuộc chủng tộc, quốc gia nào cũng cần chuẩn bị cho mình những yếu tố khác ngoài bảng điểm hoàn hảo và hồ sơ ấn tượng. Cụ thể, để đánh giá toàn diện một con người, người ta phải đánh giá các phần tạo nên bản sắc của các thí sinh. Tương tự, sinh viên Tang cũng tin rằng các trường ưu tú của Mỹ có lý do hợp lý để tuyển thí sinh này mà đánh rớt thí sinh khác.
Tiffany Lau
Ngoài những cá nhân nêu trên, nhiều người khác, vẫn giữ quan điểm lên án chính sách của các trường lớn. Michael Paik, một sinh viên cao học gốc Á tại ĐH Pennsylvania, với điểm số bài thi SAT hơn 2300 và là học sinh trong nhóm giỏi. Trong suốt thời gian đi học, anh luôn ý thức mình là người Mỹ gốc Á nên phải "truyền thống hơn" và tự tách biệt đối với những người bạn người Mỹ khác. Paik nhận định chính sách tuyển sinh của các trường ĐH tại Mỹ thời điểm này tồn tại nhiều sự bất công. Mẹ của Michelle Paik cũng luôn ý thức được "một hệ thống không công bằng" đang tồn tại, nhất là khi có 2 đứa con trai đang học ĐH và 3 đứa nữa đang phấn đấu vào. Bà Paik tâm sự: "Tôi rất sốc khi cả hai con trai đều chọn những trường tốp trên, mặc dù cả hai đứa thời phổ thông đều đứng đầu lớp". Bà Paik nói rằng không phải họ thiếu tự tin về khả năng của mình nhưng phải chấp nhận thực tế và nhận thức sâu sắc rằng mình là người Mỹ gốc Á. Bà kể, dù không muốn làm nản lòng các con nhưng phải cảnh báo chúng rằng "Con có thể có trong tay tất cả bằng cấp nhưng vì là một cậu bé châu Á, nhiều khả năng con sẽ bị từ chối". Tuy rất buồn và bất bình trước chính sách của hệ thống trường học Mỹ nhưng những người như bà Paik và các con bà chỉ biết chấp nhận nó và cố gắng hết sức mình.
Michael Paik
Trong khi đó, ĐH Harvard luôn khẳng định họ rất nỗ lực tăng hỗ trợ tài chính để đảm bảo sinh viên của họ đa dạng về kinh tế và sắc tộc. Trong năm nay, trường cho biết, hơn phân nửa sinh viên được nhận vào trường trong năm 2017 là nữ. Gần 15% sinh viên của trường là người Mỹ gốc Phi và cứ 5 sinh viên thì có hơn 1 người là gốc Châu Á.
Theo NLĐ
Đại học Harvard bị dọa kiện vì giới hạn sinh viên Mỹ gốc Á Bộ Tư pháp Mỹ đã vào cuộc sau nhiều cáo buộc liên quan đến việc Đại học Harvard giới hạn số lượng sinh viên Mỹ gốc Á trúng tuyển. Reuters ngày 22/11 đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ đe dọa kiện Đại học Harvard vì trì hoãn cung cấp tài liệu phục vụ điều tra. Ngôi trường thuộc khối Ivy League này bị...