Con đường dẫn đến sự nghiệp mơ ước
Đây là chủ đề của Chương trình giao lưu do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vào ngày 4/4.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng khẳng định: Kỹ năng giỏi và đạo đức nghề nghiệp tốt chính là con đường sự nghiệp mơ ước
Chương trình nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ các Đại sứ nghề nghiệp của Australia về nghề chế biến món ăn, pha chế đồ uống tới sinh viên Việt Nam, đồng thời khơi gợi niềm đam mê, theo đuổi nghề du lịch.
Tham dự Chương trình giao lưu có TS Trương Anh Dũng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Bà Joanna Wood – Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; Ông Trịnh Cao Khải – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cùng các sinh viên chuyên ngành chế biến món ăn và quản trị nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống của nhà trường.
Phát biểu tại buổi giao lưu, TS Trương Anh Dũng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt giữa 2 nước Việt Nam và Australia. Là năm hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là năm thiết lập mối quan hệ Đối tác chiến lược.
Video đang HOT
“Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng phụ trách Giáo dục nghề nghiệp và Kỹ năng Australia Karen Andrews đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp với 4 lĩnh vực hợp tác cụ thể, trong đó có việc thúc đẩy giao lưu, trao đôi sinh viên, giao viên, nghiên cưu viên va cac chương trinh trao đôi khac giữa 2 nước. Buổi giao lưu của chúng ta ngày hôm nay chính là hoạt động cụ thể để hiện thực hoá Bản ghi nhớ hợp tác trong Giáo dục nghề nghiệp đã được ký kết, đồng thời cũng là hoạt động để thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia” – TS Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
3 Đại sứ nghề nghiệp đến từ Australia
Theo bà Joanna Wood – Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam chia sẻ, con đường đại học không phải là con đường duy nhất để có công việc ổn định và thành công. “Theo số liệu của Tổ chức dạy nghề Australia công bố, tại Australia cứ 5 bố mẹ thì có 4 bố mẹ muốn con theo học đại học thay vì học nghề. Thu nhập trung bình của một bạn tốt nghiệp học nghề ra trường là 56.000 AUD và một bạn tốt nghiệp đại học là 54.000 AUD. Điều đó cho thấy, lựa chọn học nghề sẽ đem lại cơ hội, sự lựa chọn để theo đuổi ngành nghề thành công.” – Bà Joanna Wood chia sẻ.
Đặc biệt, buổi giao lưu có sự góp mặt của 3 Đại sứ nghề Australia gồm: Ông Stephen Lunn – Giáo viên Giáo dục Đào tạo Nghề ngành Khách sạn, Trường Cao đẳng Guilford, Chủ tịch Liên đoàn Ẩm thực Australia, Chủ sở hữu Trường Nấu ăn Chefaholic; Cô Samantha Masih – Nhân viên thực phẩm và dịch vụ ăn uống, Tập đoàn Mantra và Cô Emilia Montague – Nhân viên Dịch vụ nhà hàng, Tập đoàn Giải trí Ngôi sao, với thành tích đoạt Huy chương xuất sắc tại Hội thi Tay nghề thế giới, ngành Dịch vụ nhà hàng (năm 2017).
Anh Quang
Theo giaoducthoidai.vn
Nghệ An: Bàn giải pháp hạn chế tai nạn, thương tích và đuối nước cho trẻ em
Sáng ngày 28/3, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thảo giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước trong trường tiểu học, giai đoạn 2018 - 2020.
Dạy bơi cho học sinh trong bể bơi mini tại trường Tiểu học thị trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An)
Cùng dự có đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao, các ban ngành liên quan, và đại diện các Phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, Sở GD&ĐT báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh tiểu học trong năm 2017. Theo đó, việc thực hiện trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu về cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và cộng đồng còn chưa bền vững. Công tác xã hội hóa dạy bơi cho học sinh còn nhiều hạn chế, số giáo viên được cấp chứng chỉ dạy bơi ít (8 giáo viên)...
Tham gia thảo luận, nhiều đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm và những bài học về công tác phòng chống tai nạn, thương tích đuối nước tại địa phương mình. Trong đó, được quan tâm nhất là tổ chức dạy bơi cho trẻ trong trường học như một kỹ năng sinh tồn vô cùng cần thiết.
Để triển khai có hiệu quả kế hoạch trong giai đoạn 2018 - 2010 các đơn vị cần tập trung các nhóm giải pháp: Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo. Xây dựng và nhân rộng mô hình ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn. Tiếp tục tăng cường giáo dục nâng cao kỹ năng ngăn ngừa, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Các địa phương và nhà trường triển khai thực hiện mục tiêu dạy bơi trong năm 2018, theo đăng ký là 136 trường tổ chức dạy bơi hoặc liên kết với các đơn vị khác để tổ chức. Tích hợp các nội dung phòng chống tai nạn thương tích đuối nước trong các hoạt động day học.
Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh, cộng đồng, tăng cường vận động, huy động xã hội hóa trong công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị cho các nhà trường... Đồng thời, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo viên.
Về phía Sở GD&ĐT, ông Thái Huy Vinh - Phó GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết Sở sẽ phối hợp với các sở ngành liên quan, tham mưu, đưa ra các văn bản chỉ đạo, để việc triển khai có hiệu quả kế hoạch. Mục tiêu hướng đến xây dựng, cải thiện môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai.vn
Hướng dẫn cách thiết lập sơ đồ giải bài tập mạch điện Vật lí 9 Cô Lê Thị Loan - giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) - chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách thiết lập sơ đồ giải bài tập về phần mạch điện trong chương trình vật lí 9. ảnh minh họa Những sai lầm thường gặp Thông qua quá trình giảng dạy, cô Lê Thị Loan nhận thấy học sinh thường...