Cơn đau ít gặp nhưng cảnh báo căn bệnh có thể gây đột tử
Dấu hiệu đặc trưng của nhồi máu cơ tim cấp là cơn đau ngực sau xương ức và lan ra cánh tay trái.
Tuy nhiên, một số người lại gặp nguy kịch bởi các triệu chứng rất ít gặp cảnh báo căn bệnh trên như đau đầu hoặc hai cánh tay.
Đau tay nhưng phải thông mạch vành
Vừa qua, Đơn vị tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức (TP.HCM) đã tiếp nhận một bệnh nhân 60 tuổi, đi khám vì đột ngột đau 2 cánh tay.
Theo mô tả của người bệnh, cơn đai lan từ vai xuống đến bàn tay, cảm giác đau chói, khó vận động, đi kèm với tình trạng vã mồ hôi và mệt nhiều. Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân tỉnh táo, không đau ngực, không khó thở, vẫn còn đau 2 cánh tay, mức độ 8/10.
Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh nhân đã có vài lần đau tương tự nhưng cơn đau chỉ kéo dài 3-5 phút rồi tự hết. Riêng lần này, cơn đau kéo dài trên 60 phút. Người bệnh có tiền sử hút thuốc lá nhiều. Kết quả điện tâm đồ ghi nhận có dấu hiệu thiếu máu cơ tim lan tỏa ở nhiều vùng chuyển đạo, do đó bệnh nhân được hội chẩn và tiến hành chụp mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy động mạch vành trái bị bán tắc ngay từ lỗ xuất phát. Ê-kíp tiến hành can thiệp tái thông động mạch vành cho người bệnh. Tình trạng đau và yếu 2 tay của bệnh nhân cải thiện ngay lập tức rồi hoàn toàn hết triệu chứng.
Người bệnh đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Ảnh: GL.
Trước đó, một bệnh nhân nữ 59 tuổi cũng được điều trị tại Đơn vị tim mạch can thiệp vì nhồi máu cơ tim với dấu hiệu không đặc trưng: đau đầu. Bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, sỏi thận. Bà bị đau đầu liên tục kéo dài hơn 8 tiếng, kèm theo buồn nôn và nôn ói nhiều lần.
Video đang HOT
Thời diểm vào viện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, huyết động ổn định, độ bão hoà oxy máu bình thường, không sốt, không đau ngực, không khó thở, nhịp tim đều. Kết quả chụp CT scanner sọ não không ghi nhận hình ảnh xuất huyết não hay bất thường nào khác.
Tuy nhiên, hình ảnh điện tim đồ tại Khoa Cấp cứu giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả chụp mạch vành cấp cứu cho thấy người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch vành phải, hẹp nặng động mạch vành trái. Sau khi được can thiệp tái thông mạch vành bị tắc, tình trạng đau đầu của bệnh nhân cải thiện rõ, giảm dần và chấm dứt hoàn toàn.
Các bác sĩ cho biết biểu hiện điển hình của nhồi máu cơ tim cấp là đau ngực sau xương ức và lan ra cánh tay trái. Tuy nhiên, đôi khi vẫn gặp bệnh nhân có dấu hiệu không điển hình như khó tiêu, đau răng, đau mặt, đau đầu, rối loạn tri giác, đau vai, đau lưng, đau tay…
Nguy hiểm nếu bỏ sót dấu hiệu không điển hình
Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 6% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có triệu chứng đau đầu kèm theo đau ngực. Còn triệu chứng đau đầu xuất hiện duy nhất của nhồi máu cơ tim là một tình trạng rất hiếm gặp.
Theo các bác sĩ, việc chẩn đoán thường bị bỏ sót nếu những triệu chứng không điển hình của nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện độc lập, không đi kèm với dấu hiệu đau ngực. Hậu quả là có thể chậm trễ trong điều trị, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Những bệnh nhân lớn tuổi, nữ giới, bệnh nhân đái tháo đường lâu năm có biến chứng thần kinh, bệnh thận mạn… thường có biểu hiện không điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Dấu hiệu đặc trưng của nhồi máu cơ tim là cơn đau ngực trái. Ảnh: GL.
Theo bác sĩ Trần Nhân Nghĩa, Trưởng đơn vị tim mạch can thiệp, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng bệnh lý cấp cứu có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay, sự phát triển của chuyên ngành tim mạch can thiệp, đặc biệt là kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu, đã góp phần làm giảm được đáng kể tỷ lệ tử vong của nhồi máu cơ tim, cải thiện được tiên lượng sức khoẻ của người bệnh về lâu dài.
Tuy nhiên, việc điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều nếu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đến bệnh viện muộn trên 12 tiếng hoặc sau 24 tiếng kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên. Kết quả sau cùng chưa hẳn đã như mong đợi.
Do đó, mỗi người dân phải thường xuyên lưu ý các dấu hiệu cảnh báo, phải đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim cấp để được điều trị thích hợp.
Ngoài ra, cần phòng bệnh bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia, tuyệt đối không hút thuốc lá. Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ, tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của bác sĩ, kiểm soát tốt các bệnh lý nền như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành mạn…
Bệnh nhân ngừng tim được hồi sinh ngoạn mục
TS. BS Phan Tấn Quang, Trưởng khoa Nội tim mạch - BVĐK Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị đã cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và ngưng tim trong quá trình cấp cứu can thiệp tại viện.
Bà Trần Thị Ngọt (77 tuổi, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bất ngờ có cơn đau ngực trái dữ dội, khó thở. Sau đó, cụ được gia đình đưa đến nhập viện tại Khoa Nội tim mạch, BVĐK Trung ương Quảng Nam.
Tại BV, sức khỏe bà Ngọt rất nguy kịch vì tiếp tục khó thở, phù phổi cấp, suy tim nặng. Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Nội tim mạch khẩn trương vừa xử lý cấp cứu vừa đo điện tim và xét nghiệm men tim.
Hình ảnh mạch máu tim trước của người bệnh bị hẹp bán tắc LAD và sau can thiệp đặt 1 stent vào đoạn hẹp động mạch liên thất trước.
Người bệnh được chẩn đoán nhồi máu cơ tim không ST chênh, nguy cơ rất cao trên nền của bà Ngọt bị tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối.
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn khẩn và thống nhất can thiệp cấp cứu tái thông mạch vành hi vọng có thể cứu sống người bệnh.
Nhận thấy đây là ca bệnh nguy cơ rất cao, bệnh viện đã điều động nhân lực bác sĩ các Khoa Hồi sức - gây mê, Khoa Thận nhân tạo cùng các bác sĩ can thiệp có kinh nghiệm trong Khoa Nội tim mạch tiến hành can thiệp cấp cứu.
Bà Trần Thị Ngọt (thứ 3 từ phải sang) được ra viện chiều 17/11
Tại phòng can thiệp, bệnh nhân lên cơn phù phổi cấp liên tục, được gây mê, đặt nội khí quản, thở máy và tiến hành chụp mạch vành cấp cứu cho kết quả là bán tắt lỗ vào động mạch liên thất trước (LAD) với dòng chảy qua rất chậm.
Sau đó, người bệnh được can thiệp cấp cứu, trong lúc can thiệp người bệnh ngưng tim, tụt huyết áp liên tục. Vì vậy, các bác sĩ phải vừa hồi sức vừa can thiệp cùng lúc. Sau hơn 20 phút nỗ lực cấp cứu, bà Ngọt đã được can thiệp thành công khi được đặt 1 stent vào đoạn hẹp động mạch liên thất trước.
Sau can thiệp bệnh nhân được chỉ định chạy thận cấp cứu nhằm tránh tình trạng phù phổi cấp tái lập và được chuyển về hồi sức thở máy.
Qua 12 ngày được điều trị tích cực chiều 17/11/2023 bà Trần Thị Ngọt được xuất viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định.
ThS.BS.Trác Hoài Hải, Khoa Nội tim mạch - BVĐK Trung ương Quảng Nam chia sẻ: Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng nguy hiểm, dẫn đến tử vong cho khoảng 10% người bệnh khi lên cơn nhồi máu này nếu không kịp tiếp cận phương pháp can thiệp.
Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời, khi xuất hiện cơn đau thắt ngực dữ dội, thỉu hoặc ngất cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để có thể chẩn đoán sớm bệnh và điều trị. Với bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp, chụp và can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả nhất cho người bệnh.
Bệnh tim mạch gây tử vong cao Theo thống kê, hằng năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gấp đôi bệnh ung thư. Một trong những nguyên nhân khiến những căn bệnh liên quan tim mạch trở thành "gánh nặng y tế" là người dân chưa chủ động phòng chống. Điển hình, nhiều người chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, không...