Con dài ngoằng vừa nhớt lại vừa tanh, làm thêm bước này sạch bóng, ăn ngon hơn cá
Khi nấu các món từ lươn bạn nhất định không được bỏ qua 2 bước này kẻo thịt vừa tanh vừa nhớt, cả nhà không ai dám đụng đũa.
Lươn là loài vật sinh sống ở tầng đáy trong các khu vực nước ngọt, nhiệt độ ấm áp nhưng đầm lầy, ao nhiều bùn, ruộng lúa hay kênh mương. Tuy có hình dáng hơi đáng sợ nhưng thịt lươn lại cực kỳ ngon và giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, trong thịt lươn rất giàu các vitamin.
Ước tính, cứ 100g thịt lươn sẽ cung cấp đủ lượng vitamin A và B12 cho cơ thể trong suốt 1 ngày dài. Hàm lượng vitamin D trong loại thịt này cũng cực kỳ dồi dào giúp bổ mắt, tăng cường miễn dịch, tốt cho xương khớp.
Không những thế, trong thịt lươn còn chứa rất nhiều DHA và lecithin. Đây là thành phần chính cấu tạo màng tế bào và là chất rất tốt cho não bộ. Ngoài ra, thịt lươn cũng giàu omega 3 – 6, bổ não, ngừa bệnh tim mạch và giúp phòng tránh các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu.
Chẳng những giàu dinh dưỡng, thịt lươn còn có thể nấu được nhiều món ngon như: Cháo lươn, miến lươn, lươn om hoặc nướng. Do đặc tính sống ở bùn lầy nên trên bề mặt lươn có 1 lớp màng nhớt và mùi bùn đặc trưng. Do đó, khi chế biến các món ăn từ loại thịt này bạn phải thật cẩn thận.
Vậy các đầu bếp thường làm sạch lươn như thế nào?
Trên thực tế, sơ chế lươn không quá khó. Ngoài việc rửa bằng nước thông thường, các đầu bếp sẽ sử dụng thêm bột mì và rượu nấu ăn. Cách làm cụ thể ra sao thì mời bạn tham khảo ngay công thức chi tiết dưới đây nhé.
Nguyên liệu cần có
- Lươn.
- Hành.
- Gừng.
- Tỏi.
- Muối.
- Hạt nêm.
Video đang HOT
- Đường.
- Hạt tiêu.
- Xì dầu.
- Rượu nấu ăn.
- Bột năng.
- Bột mì.
- Hắc xì dầu.
Cách làm
1. Lươn mua về bạn rửa lại nhiều lần với nước sau đó cho vào đây 1 bát bột mì. Dùng tay chà xát nhiều lần để bột mì lấy đi toàn bộ lớp màng nhầy trên thân lươn.
Rửa sạch lươn với nước, để ra rổ cho ráo nước. Nhờ có bột mì bạn sẽ thấy lươn sạch bong không còn nhầy, trơn nữa.
2. Chặt lươn thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào bát tô. Nếu có thời gian, hãy dùng dao khứa các đường chéo trên bề mặt giúp thịt lươn ngấm gia vị tốt hơn.
3. Lần lượt cho vào bát lươn 1 chút muối, hạt tiêu, rượu nấu ăn sau đó trộn thật đều lên. Ướp thịt lươn chừng 30 phút cho ngấm. Nhờ có bước ướp này thịt lươn sẽ hết mùi bùn, tanh đồng thời thịt cũng mềm và thơm hơn.
4. Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành, gừng, tỏi băm sau đó trút lươn đã ướp vào đảo đều. Khi thịt lươn săn lại, bạn nêm muối, hạt nêm, đường, xì dầu, hắc xì dầu, rượu nấu ăn, đảo đều cho thịt lươn thấm đẫm gia vị.
Thêm 1 bát nước sạch vào nồi lươn. Lượng nước cao bằng chỗ thịt lươn là vừa đủ rồi đậy nắp vung và om cho chín.
5. Khoảng 30 phút là nước sốt bắt đầu cạn dần, lúc này bạn vặn lửa to để thu lại phần sốt sánh sệt. Thấy thịt lươn chín mềm, đậm vị thì tắt bếp. Nhớ rắc 1 chút hành lá, ớt thái lát lên trên rồi múc ra bát.
6. Lươn om kiểu này vừa đơn giản lại thơm ngon. Thịt lươn mềm, thơm, đậm đà các loại gia vị ăn cùng với cơm trắng là hết ý.
Lưu ý khi chế biến lươn
Để lươn sạch nhớt, hết mùi tanh bạn cần lưu ý:
1. Đầu tiên, hãy rửa lươn với bột mì. Nhờ tính năng hấp thụ cực kỳ tốt của mình, loại bột này sẽ hút sạch nhớt bẩn và giúp bề mặt lươn nhẵn, mịn, không nhầy nhụa.
2. Thứ hai, ướp lươn cùng với rượu nấu ăn, muối và hạt tiêu. Các loại gia vị nồng sẽ khử tanh trên thịt lươn hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng giúp thịt lươn mềm và ngon hơn khi chế biến.
3. Thứ ba, nên mua lươn đồng thay vì lươn nuôi. Loại này có thịt chắc, ngọt và không bị tanh nhiều. Để chọn được lươn ngon bạn chỉ cần chú ý mua những con có kích thước vừa phải, lớp da màu vàng đồng.
Súp lươn cay - Niềm tự hào của người dân xứ Nghệ
Súp lươn chuẩn Nghệ An phải thật cay, sánh màu đỏ của ớt. Khi múc ra bát, thịt lươn nguyên miếng, mềm, ngấm trọn vị cay, thơm của hành tăm.
Lươn (thiện ngư) là loài thủy sản nước ngọt có tính ôn, vị ngọt cùng giá trị dinh dưỡng cao. Lươn có ở hầu khắp các đồng ruộng và riêng tại Nghệ An, có lẽ do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn khiến con lươn trở nên bé nhỏ nhưng thịt lại săn chắc hơn so với nhiều nơi khác.
Những món ngon chế biến từ lươn nhanh chóng trở thành đặc sản mang đậm bản sắc xứ Nghệ như cháo lươn, miến lươn, lươn xào sả ớt, lươn kho tiêu, lươn om chuối, lươn om ngải cứu, lươn om rau ngổ, lươn om lá lốt, lươn om nồi đất... Mặc dù mỗi món đều có gia vị riêng nhưng chắc chắn không thể thiếu nghệ, mẻ, mắm tôm, rau răm, hạt tiêu... Một trong những món ăn đậm vị, béo, ngọt tạo nên đặc trưng của ẩm thực xứ Nghệ chính là súp lươn.
Súp lươn ăn cùng bánh mướt (Ảnh: Nhà hàng Làng Nghệ)
Thực tế, súp lươn chính là món ăn được biến tấu từ cháo lươn nhưng khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến chế biến đều rất công phu và tỉ mỉ. Lươn dùng để nấu súp phải là lươn đồng được bắt từ vùng quê lúa Yên Thành ở phía bắc Nghệ An. Với người sành ăn thì lươn đồng là đặc sản "hiếm có khó tìm", khi nấu lên, thịt lươn sẽ dai, chắc và béo hơn hẳn lươn nuôi.
Công đoạn sơ chế lươn vô cùng quan trọng bởi nó đòi hỏi người làm phải có kỹ năng và kinh nghiệm biết cách loại bỏ nhớt, gỡ lấy thịt sao cho không bị nát. Một mẹo nhỏ được các nghệ nhân giàu kinh nghiệm truyền lại cho con cháu chính là làm sạch lươn bằng cách đốt vỏ trấu hoặc luộc sơ rồi rửa lại với muối.
Súp lươn là món ăn được biến tấu từ cháo lươn (Ảnh: Nghệ ngữ)
Sau khi làm sạch, lươn được luộc vừa chín tới thì mang tách riêng thịt và xương. Ở một số vùng quê Nghệ An, người dân còn dùng cật tre để lóc thịt bởi nếu dùng dao sẽ khiến thịt lươn bị tanh.
Phần thịt lươn sau khi lọc xương sẽ được xào chung với hành răm, nghệ rí, tiêu xay và ớt. Quan trọng hơn cả, món súp lươn này không thể thiếu hành tăm - một nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ làm dậy lên mùi thơm của lươn và tạo độ cay nồng cho súp.
Thịt lươn mềm thơm đậm vị (Ảnh: Đan Vy)
Để nấu nước dùng cho súp lươn, đa số các đầu bếp thường tận dụng phần xương được lóc ninh cùng xương gà, xương bò hoặc vài đốt xương ống lợn để tạo vị ngọt thanh khi thưởng thức. Phần tủy trong xương ống và phần xương sống của lươn được ninh nhừ, lọc kỹ, hớt sạch bọt. Nồi nước dùng vừa trong vừa ngọt chính là những gì tinh túy nhất của món súp lươn.
Khi món ăn đã sẵn sàng, bạn có thể múc vào bát và thưởng thức. Dù mãn nhãn với màu vàng óng của nghệ, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm màu xanh của hành, mùi tàu và rau răm để có một bát súp lươn hoàn hảo nhé! Miếng lươn vẫn còn nguyên, thịt lươn mềm thơm đậm vị, ngấm trọn vị cay của hành tăm, mùi thơm của ớt và ngọt thanh của nước dùng.
Súp lươn xứ Nghệ thường ăn kèm bánh mì (Ảnh: Đan Vy)
Súp lươn Nghệ An thường được ăn kèm bánh mì, nhất là bánh mì rán giòn, bánh mì vừng hoặc bánh đa khô, hòa quyện cùng vị đậm đà của nước súp. Ngoài ra, nhiều nơi người ta thích ăn súp lươn cùng bánh mướt. Loại bánh này khá giống bánh cuốn ở Hà Nội, tuy nhiên bánh mướt được tráng mỏng và không có nhân, chỉ cần rắc chút hành khô, khi chan nước súp rất vừa miệng và không hề bị cảm giác ngán ngấy khi ăn.
Trong những ngày tiết trời chuyển lạnh mà được xì xụp bên bát súp lươn cay nóng hổi thì quả thật "chuẩn bài" bởi lươn vốn là thức ăn có tính hàn, ngoài nóng nhưng ăn vào lại mát. Ở Nhật Bản, người ta coi lươn như "sâm động vật" bởi những lợi ích đối với sức khỏe. Thịt lươn giàu chất đạm, giá trị dinh dưỡng cao và chữa được nhiều bệnh, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hương vị độc đáo như lươn nướng ống tre, lươn om nước dừa, lẩu lươn hoa chuối, lươn om riềng mẻ, lươn xào lăn...
Súp lươn xứ Nghệ không thể thiếu hành tăm (Ảnh: Du lịch Việt Nam)
Với cách chế biến và hương vị đặc trưng không nơi nào có được, món súp lươn cay đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ". Và cũng không khó hiểu khi súp lươn xứ Nghệ được CNN bình chọn là "một trong 7 món ăn sáng ngon nhất thế giới".
Gợi ý 3 món ăn từ lươn vợ nấu chồng gật gù khen ngon Mỗi món từ lươn đều có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn là một người yêu thích món ăn này, hãy cùng Emdep.vn khám phá danh sách các món ăn ngon tuyệt vời dưới đây nhé! Lươn là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món...