Con chọn gì khi con chọn nghề ?
Tôi đã tham gia hàng chục chương trình hướng nghiệp cho trẻ, cũng đã trò chuyện với hàng trăm cha mẹ về việc làm sao để định hướng nghề nghiệp cho con.
Nhưng rốt cuộc, con chọn gì khi con chọn nghề mới là điều quan trọng nhất, mà bố mẹ, thầy cô và cả tôi nữa, đều quên.
Chọn nghề cho ai?
Ở Việt Nam, như tôi thấy, việc định hướng nghề cho con phần đa đều thuộc quyền và thành trách nhiệm của cha mẹ, thầy cô. Luôn là thầy cô định hướng hoặc cha mẹ định hướng. Hiện đại thì là dựa trên năng lực của con, dựa trên sở thích, mức độ quan tâm (kiểu như ước mơ). Nhưng một phần không nhỏ thầy cô lại định hướng theo mức độ khó – dễ.
Định hướng chọn trường dễ đỗ để trường cũng được mát mặt khi có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao. Các cha mẹ thì càng đáng buồn hơn khi nhiều cha mẹ định hướng chọn trường cho con là chọn trường làm vẻ vang mát mặt cha mẹ. Hoặc chọn trường sau này ra dễ xin việc làm. Hay những nghề kiếm ra nhiều tiền. Tất nhiên, cũng phải nhìn xem con cái có thi nổi không nữa. Tôi từng được vài cha mẹ nhờ tôi trò chuyện với con họ để con họ từ bỏ vào… Sư phạm. Vì “nó thi Sư phạm làm cô giáo sẽ vất vả lắm, lương cũng thấp nữa. Nhà lại không có người quen để chạy vào trường tốt. Lỡ bị điều đi về nông thôn hay miền núi thì khổ”. Cuối cùng, lũ trẻ thực sự đã chọn được nghề chúng muốn theo hay trường mà cha mẹ, thầy cô muốn chúng theo?
Thật ra cũng khó để trao quyền lựa chọn trường – nghề cho lũ trẻ khi mà giáo dục Việt Nam là giáo dục toàn diện, môn nào cũng quan trọng như nhau. Suốt 12 năm học, thứ lũ trẻ nhận ra chỉ có thể là mình mạnh khối tự nhiên hay khối xã hội. Nhiều hơn thì lũ trẻ biết mình hợp với khối nào, A-B-C-D. Rồi từ đó quyết định sẽ thi vào trường nào để đỗ được. Trong số những trường trong khối đó thì chọn ra nghề nào khả dĩ nhất để thi. Như cô bé cháu tôi, con chọn khoa Quan hệ công chúng vì con thấy con học tốt những môn đó, đủ năng lực để thi vào đó. Khi tôi hỏi: Vậy là con thích ngành PR? Cô bé lắc đầu bảo: Không ạ! Con không thích lắm nhưng con không có lựa chọn. Tôi hỏi con: Con thực sự thích nghề gì? Con đáp: Mẹ con bảo con nên theo nghề điều dưỡng. Mẹ bảo học liên thông rồi sang Phần Lan, Nhật hoặc Đức kiếm được rất nhiều tiền. Tôi hỏi lại cô bé: Ý bác là con thích nghề gì chứ không phải mẹ con thích con học nghề gì. Thì cô bé lại đáp: Vâng! Con nghe mẹ nói về nghề điều dưỡng nên cũng thích nghề này. Nhưng con thua rồi, những môn yêu cầu để thi vào trường con đều dốt hết. Thế nên con chọn thi Quan hệ công chúng, dễ đỗ hơn.
Bao nhiêu đứa trẻ trong suốt hàng chục năm qua đã chọn trường để đỗ thay vì chọn nghề mình muốn làm? Thế nên năm nào cũng hàng vạn sinh viên ra trường thất nghiệp (cũng ngần đó thất vọng vì mình chọn sai trường). Cũng khó cho lũ trẻ (và cả cha mẹ chúng) khi mà quan điểm “Đỗ Đại Học là Có Tất Cả” nên chọn trường nào dễ đỗ. Bởi nếu không đỗ đại học đồng nghĩa với đi làm xe ôm, ở nhà làm ruộng, đi nghĩa vụ quân sự… Dẫu cho hàng vạn chứng minh những người trượt đại học vẫn thành công ngoài kia nhưng chẳng đứa trẻ nào muốn, chẳng cha mẹ nào mong. Tất cả chỉ có 1 đáp án duy nhất: Phải đỗ đại học.
Đừng chọn trường, hãy chọn đường!
Không phải chọn NGHỀ, mà là chọn con đường chúng ta sẽ đi vào tương lai. Là chọn lối đi mà chúng ta muốn tới. Như chọn con người mà chúng ta muốn trở thành. Thế nên, đại học cũng chỉ là một lựa chọn. Nó chỉ phù hợp nếu các con cần một tấm bằng đại học cho con đường mà các con lựa chọn, con người mà các con muốn trở thành. Nó là cần thiết nếu nó là sự bắt buộc. Hãy “giải thiêng” việc phải đỗ đại học bằng mọi giá.
Vào đại học. Hẳn nhiên vẫn tốt hơn là trượt. Ít nhất chúng sẽ có một môi trường để rèn luyện về nhân sinh quan, tự lập, những kiến thức nền tảng, giao tiếp ứng xử với không chỉ mấy đứa bạn gần nhà như hồi cấp 3. Nhưng nếu mục tiêu chỉ là đỗ đại học thì quá dễ với thời đại này. Số trường đại học luôn đủ cho những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình khá giả. Cha mẹ có tiền là con cái đều thành sinh viên hết. Vậy nên mục tiêu đỗ đại học lại thành con đường của cha mẹ chứ không còn là của chúng nữa rồi.
Tôi nói với cô cháu gái của mình: Con đừng chọn trường! Hãy chọn con đường. Là con đường con muốn tới để thành con người mà con muốn trở thành. Nhà con khó khăn, đừng làm đứa trẻ có mẹ bán rau đỗ 3 trường đại học. Hãy chọn con đường thoát nghèo, làm sao để mẹ không mất tiền thêm cho giấc mơ đại học của con. Đừng bắt mẹ bán rau kèm thêm bán thận để đóng học phí cho mình. Cả tiền sinh hoạt phí đắt đỏ của thành phố nữa. Hãy học để ra tiền thật chứ đừng học những thứ ra tiền mơ, tiền mộng. Là tùy căn cơ chúng sinh mà phổ độ vậy. Đừng cố để trở thành sinh viên khi mà chúng ta không đủ điều kiện sống đời sinh viên.
Video đang HOT
Tôi bảo với 3 đứa con mình: Bố mẹ có tiền cho các con học bất cứ một trường đại học nào các con muốn. Vì thế, đừng chọn trường, hãy chọn con đường. Là các con muốn mai này các con là người thế nào? Con đường đó nếu không có bố mẹ hỗ trợ, các con vẫn phải đi một cách đường hoàng, tự lập. Vì thế, hãy đặt ra mục tiêu cần chinh phục thay vì tên tuổi của trường đại học đó. Hãy quên việc cha mẹ mình có tiền và hãy trở thành những đứa trẻ không phụ thuộc vào tiền bạc của cha mẹ. Sớm nhất có thể!
Mỗi đứa trẻ đều cần tự chúng xây dựng những mục tiêu. Người ta lạc vì không có đích đến. Thế nên phải có mục tiêu để không đi lạc, không đi lòng vòng. Thời gian của tuổi nào cũng đáng trân trọng. Đừng nghĩ tuổi trẻ rộng dài thời gian. Mục tiêu dài chưa thấy thì phải có những mục tiêu sớm. Để xây dựng những lộ trình. Và cha mẹ sẽ luôn ở đây, hỗ trợ các con trên những lộ trình ấy. Chứ không phải đưa con mục tiêu và bắt con phải hoàn thành.
Chúng ta là ai quan trọng hơn
Trong thế giới bất định như hiện nay, thật khó để chúng ta biết 4 năm sau công việc nào còn, công việc nào mất. Càng khó đoán định được công việc nào hôm nay làm ra bộn tiền nhưng 4 năm nữa nó thành công việc vô bổ bởi Trí tuệ Nhân tạo A.I càng lúc càng kinh khủng. Bởi tình trạng lạm phát điểm khi mà những công bố điểm chuẩn vào trường trong top đều từ 29 điểm cho 3 môn trở lên. Bởi những ngành hot lên vài năm trở lại đây đồng nghĩa việc thu hút số lượng thí sinh siêu khủng khiến cho việc ra trường cạnh tranh với nhau sẽ thành đại dương đỏ.
Nhiều lần, tôi có nói với con: Thời của bố, mọi thứ thật dễ dàng. Bởi tôi nhận ra thời của các con tôi, những lợi thế ngày xưa của tôi đã chẳng còn là lợi thế. Như tiếng Anh, như những mối quan hệ gần, như việc có thông tin sớm hơn đã giúp nhiều người bạn của tôi thành công. Và chính cả thành công mà tôi có cũng vậy, đều nhờ việc mình cần cù hơn bạn bè, mình tranh thủ được cơ hội, mình làm được những thứ bạn bè mình chưa làm được. Ở những năm 80, 90 thiên niên kỷ trước, chỉ cần cố gắng 100% chúng ta có thể đạt 300% thành công. Còn thời đại bây giờ và sau này, phải cố gắng 300% để hoàn thành 100% công việc.
Khó khăn hơn nhưng không phải tất cả đều chỉ toàn khó khăn. Thế hệ gen Z của thời nay cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn thế hệ của chúng ta. Là cuộc sống của chúng không còn chỉ bó hẹp trong thành phố chúng sinh ra, đất nước của chúng. Thế giới đã rộng lại còn phẳng phiu hơn rất nhiều. Chúng không còn phải mày mò như cha anh chúng nữa bởi mọi thứ đã có công thức, đúc kết, hướng dẫn tỉ mỉ. Tôi vẫn tin, nếu chúng ta hướng cho trẻ việc con sẽ là ai thay vì con sẽ làm nghề gì, lũ trẻ sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Thời của đa nhiệm đã đến, nơi mỗi đứa trẻ có thể lựa chọn việc trở thành nhà báo mà không cần phải mất 4 năm học trường báo. Muốn cứu giúp con người không cứ phải trở thành bác sĩ. Mong làm giàu không cần phải tốt nghiệp trường quản lý kinh doanh.
Con là ai quan trọng hơn. Và việc lựa chọn trường, nghề chỉ là bổ nạp cho con kiến thức, giúp con có thêm công cụ, vũ khí để con trở thành con người như con mong muốn. Tôi nghĩ điều đó mọi đứa trẻ đều có thể làm được và làm chủ chính bản thân mình, tương lai của mình.
Tư vấn 'chọn nghề cho tương lai' cho hơn 800.000 học sinh tại 26 tỉnh, thành
Năm học 2022-2023, chương trình hướng nghiệp 'Cùng bạn chọn nghề cho tương lai' dự kiến tổ chức tại 100 trường phổ thông tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh, thành phố khác trên cả nước với hơn 800.000 học sinh khối 10, 11 và 12 tham dự.
Sáng 10-10, tại Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM, Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam - Bộ GD-ĐT, Tạp chí Giáo dục TPHCM tổ chức lễ khai mạc Chương trình hướng nghiệp "Cùng bạn chọn nghề cho tương lai" lần thứ 15 năm học 2022-2023.
Đến tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức; Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và Đào tạo phía Nam - Bộ GD-ĐT Hồ Như Duyến.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tặng hoa cho các khách mời tham gia chương trình
Đây là chương trình được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và đưa ra những lời khuyên thiết thực nhằm giúp học sinh có định hướng lựa chọn trường học, bậc học, ngành nghề đào tạo phù hợp sở thích và năng lực bản thân, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường lao động. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết giúp học sinh trong quá trình hội nhập, qua đó giúp các em xây dựng mục tiêu, kế hoạch và động lực trong quá trình học tập.
Năm học 2022-2023, chương trình dự kiến tổ chức tại 100 trường phổ thông tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh, thành phố khác trên cả nước với hơn 800.000 học sinh khối 10, 11 và 12 tham dự.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, chương trình tư vấn hướng nghiệp là một trong những hoạt động tổ chức hàng năm nhằm đem đến cho học sinh thông tin bổ ích, qua đó có thêm cơ sở định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Học sinh chăm chú theo dõi chương trình tư vấn
Qua 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, chương trình đã được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng thêm cơ hội tham gia cho học sinh. Trong đó, ở bậc THPT, không phải đến lớp 12 học sinh mới có nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề mà ngay từ lớp 10 học sinh đã quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề, từ đó xác định kế hoạch học tập phù hợp.
"Mỗi năm thị trường lao động có những thay đổi mới về ngành nghề lao động. Đặc biệt, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện trong tương lai. Do đó, từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế của các thầy cô giáo, dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực nguồn nhân lực và thị trường lao động sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng lựa chọn ngành nghề phù hợp", Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ.
Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của học sinh
Hiện nay, toàn TPHCM có hơn 200 trường THPT. Ông Nguyễn Văn Hiếu đề nghị bên cạnh hình thức hướng nghiệp tại chỗ trực tiếp cho học sinh, đơn vị tổ chức có thêm nhiều hình thức cung cấp thông tin cho học sinh không có điều kiện tham gia trực tiếp vẫn có thể tiếp cận thông tin chính thống bằng nhiều hình thức khác nhau để tham khảo, giúp ích cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Tại buổi tư vấn, TS. Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, Đại học Quốc gia TPHCM thông tin: Hiện các trường cao đẳng, đại học đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nên việc chọn ngành học đối với học sinh không đơn giản. Để lựa chọn ngành học phù hợp, học sinh phải xác định xuất phát điểm của các em là muốn làm gì trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung đang nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, đây là giai đoạn các ngành nghề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Để lựa chọn ngành nghề phù hợp, ngoài yêu cầu chuyên môn về nghề nghiệp còn đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, khả năng ngoại ngữ và tin học phù hợp. Đặc biệt trong bối cảnh cơ cấu ngành nghề phát triển theo hướng tích hợp đòi hỏi học sinh không ngừng trau dồi kỹ năng", ông Trần Anh Tuấn cho biết.
Hồ Việt Trân, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi tại chương trình tư vấn
Trước câu hỏi của bạn Đoàn Ngô Thanh Sang, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lương Thế Vinh về việc học ngành nào để có thu nhập cao, chuyên gia Trần Anh Tuấn cho biết: "Thu nhập cao hay thấp do chính bản thân các bạn. Vì vậy không cần hỏi ai hết mà hãy hỏi chính mình mong muốn điều gì, nỗ lực ra sao để thực hiện mục tiêu đó".
Bạn Lê Quốc Huy, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi: "Em muốn theo học ngành logistic nhưng không biết cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào, đòi hỏi những kỹ năng gì?".
Lê Quốc Huy, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi về ngành logistic
Với câu hỏi này, ThS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM giải đáp, muốn theo học ngành logistic đòi hỏi học sinh có kỹ năng phân tích, giỏi ngoại ngữ và tin học. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể làm trong các công ty thương mại, tổ chức, doanh nghiệp hoặc trường đại học...
"Hiện nay, không có ngành nghề nào chỉ toàn người giàu và ngược lại. Do đó, tùy vào mục tiêu nghề nghiệp, năng lực bản thân, mỗi người sẽ hướng phát triển phù hợp", ThS. Phạm Doãn Nguyên nêu ý kiến.
Học sinh tìm hiểu thông tin về các ngành nghề đào tạo của các trường đại học
Với câu hỏi nên học trong nước hay đi du học nước ngoài, thầy Huỳnh Hiếu Thuận, Trưởng phòng tuyển sinh, Đại học Broward Hoa Kỳ chia sẻ, học trong nước hay nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tài chính của gia đình, trình độ ngoại ngữ, vấn đề về sức khỏe, khả năng tự lập của học sinh. Các em cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trước khi quyết định học ở đâu.
Đặc biệt, với câu hỏi của bạn Hồ Việt Trân, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lương Thế Vinh liên quan đến đến đổi mới thi cử đối với học sinh học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, TS. Lê Thị Thanh Mai thông tin, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sẽ được giữ ổn định trong 3 năm tới.
Đối với học sinh theo học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (bắt đầu từ khối 10 năm học 2022-2023), kiến thức chương trình các môn học thay đổi, những thay đổi về thi cử sẽ ảnh hưởng phương pháp học tập của các em. Tới đây, Đại học quốc gia TPHCM sẽ có một số thay đổi về đề thi đánh giá năng lực phù hợp với chương trình mới.
Trải nghiệm thực tế để hướng nghiệp cho học sinh Bằng những chuyến đi thực tế, trải nghiệm và tìm hiểu nghề truyền thống tại địa phương nhà trường muốn học sinh cảm nhận, có cái nhìn khách quan để định hướng cho bản thân. Học sinh tại Kon Tum được tham gia tư vấn, hướng nghiệp. Hướng nghiệp gắn với nghề nghiệp tại địa phương Kon Tum là tỉnh miền núi, biên...