Cơn bốc hỏa ở nam giới tuổi trung niên – nguyên nhân và cách cải thiện
Mọi người thường cho rằng phụ nữ mới gặp những cơn bốc hỏa vào tuổi trung niên nhưng thực tế nam giới cũng có thể gặp hiện tượng này.
1. Nguyên nhân gây bốc hỏa ở nam giới
Mặc dù ít phổ biến hơn so với phụ nữ nhưng bốc hỏa vẫn xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên. Hầu như các triệu chứng tương tự nhau ở cả hai giới. Bốc hỏa ở nam giới tuy không nguy hiểm nhưng tạo cảm giác bức bối, khó chịu…
Giống như việc phụ nữ trải qua những cơn bốc hỏa do mất cân bằng nội tiết tố, đàn ông cũng vậy. Ở nam giới, nguyên nhân của các cơn bốc hỏa chủ yếu là do thiếu hụt hormone testosterone. Khi tổng lượng testosterone của cơ thể giảm xuống dưới 300 ng/dL có thể được coi là có lượng testosterone thấp.
Đàn ông cũng bị bốc hỏa khi đến tuổi trung niên.
Sự thiếu hụt testosterone do mắc một số bệnh lý làm tinh hoàn mất đi khả năng sản xuất testosterone, các bệnh mạn tính, bị trầm cảm,… Một số phương pháp điều trị, cụ thể là liệu pháp điều trị thiếu hụt androgen, cũng làm tăng nguy cơ gây ra cơn bốc hỏa ở nam giới. Người ta ước tính rằng có đến 80% nam giới bị bốc hỏa sau khi điều trị bằng liệu pháp này.
Những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và nam giới đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng cho biết họ gặp phải những cơn bốc hỏa. Theo Cancer.net, hơn 75% nam giới được điều trị ung thư tuyến tiền liệt đang gặp phải các triệu chứng bốc hỏa.
Lối sống thiếu khoa học, ăn uống kém điều độ hoặc thiếu hoạt động thể chất cũng có thể gây ra những cơn bốc hỏa. Nguyên nhân của 90% mức testosterone giảm mạnh do sự tương tác của các bệnh lý mạn tính, lối sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học hoặc không vận động thể chất.
2. Bốc hỏa ở nam giới tuổi trung niên có nguy hiểm không?
Bốc hỏa là một giai đoạn đột ngột và thoáng qua được đặc trưng bởi cảm giác nóng bừng lan khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở vùng mặt, cổ và ngực. Về mặt lâm sàng được gọi là triệu chứng vận mạch, cảm giác này bắt đầu khi các tín hiệu sai được gửi đến vùng dưới đồi hoặc trung tâm kiểm soát nhiệt của não. Kết quả trực tiếp của việc này là sự giãn nở của các mạch máu gần bề mặt da, làm tăng lưu lượng máu và da đỏ lên – đó là dấu hiệu nhận biết của một đợt bốc hỏa.
Ở nam giới, đây là những triệu chứng cơn bốc hỏa phải đề phòng:
Cảm giác nóng đột ngột ở mặt, phần trên cơ thể hoặc cổĐỏ daĐổ mồ hôi dữ dộiLạnh run hoặc ớn lạnhTim đập nhanh
Mỗi cơn bốc hỏa ở nam giới thường sẽ kéo dài trung bình khoảng 4 phút, sau đó nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng trở về bình thường. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những triệu chứng này (nam giới bị ảnh hưởng có cơn bốc hỏa từ 6-10 lần một ngày), thì tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của mình.
Video đang HOT
Cơn bốc hỏa liên tục và kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.
Mặc dù cơn bốc hỏa không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nếu không điều trị tình trạng cơ bản gây ra các cơn bốc hỏa. Dưới đây là một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn đi kèm với cơn bốc hỏa ở nam giới:
Đau timĐột quỵBệnh timGián đoạn giấc ngủCăng thẳngTrầm cảmGiảm chất lượng cuộc sống
Nếu các cơn bốc hỏa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc bắt đầu khiến bạn suy nhược, điều quan trọng là phải giảm bớt các cơn bốc hỏa với sự trợ giúp của chuyên gia y tế.
3. Các lựa chọn điều trị cơn bốc hỏa ở nam giới
May mắn thay, những cơn bốc hỏa có thể khắc phục được nếu có kế hoạch quản lý phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể giữ các cơn nóng bừng ở mức tối thiểu:
- Sử dụng liệu pháp thay thế testosterone khá hiệu quả để giảm cơn bốc hỏa.
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh cũng có tác dụng tốt.
Các biện pháp này cần có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ và theo dõi quá trình điều trị. Không nên tự ý mua dùng.
Bên cạnh các kế hoạch điều trị ở trên, bạn cũng có thể áp dụng những thay đổi lối sống để chống lại những cơn bốc hỏa này. Bao gồm:
Mặc quần áo nhẹ, thoáng mátỞ trong môi trường mát mẻTránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm sinh nhiệt, đồ ăn nhiều dầu mỡKiêng uống rượuHạn chế uống cà phêCắt bỏ thói quen hút thuốcGiảm cânGiải tỏa tâm lý căng thẳng, áp lực
Tập luyện sức đề kháng là hình thức tập luyện giúp tăng khối lượng cơ bắp có khả năng làm tăng mức testosterone, giống hình thức tập thể dục cường độ cao. Tuy nhiên, nên tránh tập cardio kéo dài hơn 1 giờ mỗi ngày vì điều này có xu hướng làm giảm nồng độ testosterone.
Nam giới nên tập thể dục thể thao đều đặn và vừa sức ngay từ khi còn trẻ để duy trì lượng testosterone.
Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh bao gồm các thực phẩm giàu omega-3, protein động vật, thực vật, ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm này chứa các chất chống oxy hóa, ít chất béo bão hòa giúp cân bằng nội tiết tố, có khả năng chống viêm và gián tiếp điều hòa nội tiết tố khỏe mạnh.
Một số loại thảo dược và chất bổ sung cũng giúp điều chỉnh tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bốc hỏa giúp tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, làm giảm các cơn bốc hỏa do lưu thông tốt hơn. Vitamin E làm cho tuyến yên gửi tín hiệu đến tinh hoàn để tạo ra nhiều testosterone hơn. Vitamin D làm tăng testosterone bằng cách cải thiện chức năng của các vị trí thụ thể nhằm nhận diện hormone testosterone trong máu dễ dàng hơn. Kẽm là chất tăng cường testosterone mạnh, hoạt động bằng cách kích thích tuyến yên sản xuất nhiều testosterone hơn, giảm các cơn nóng bừng cũng có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa ở nam giới.
Hệ lụy khi nam giới tự ý bổ sung testosterone
Một số nam giới khi bị giảm ham muốn đã vội nghĩ rằng mình bị suy giảm testosterone, nghe lời mách bảo hoặc tin theo quảng cáo trên mạng, tự ý mua thuốc bổ sung testosterone về dùng mà không lường trước được hậu quả nguy hiểm.
Testosterone là hormone sinh dục nam quan trọng trong cơ thể. Sau tuổi 30, nồng độ testosterone ở nam giới giảm khoảng 1% mỗi năm. Ở độ tuổi ngoài 50, khi mức testosterone giảm xuống, nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, giảm năng lượng, khối lượng cơ bắp và sức mạnh thể chất. Họ cũng có thể bị tăng cân và rối loạn chức năng tình dục. Những triệu chứng này là sự tiến triển tự nhiên theo tuổi tác.
1. Tự ý bổ sung testosterone ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Tiến sĩ Raj Laungani, bác sĩ tiết niệu tại Chuyên gia Tiết niệu Piedmont (Hoa Kỳ) cho biết: Thiếu hụt testosterone dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Việc bổ sung testosterone là liệu pháp để điều trị việc suy giảm làm thiếu hụt loại hormone này. Tuy nhiên, sử dụng thuốc bổ sung testosterone không qua kê đơn đặc biệt đáng báo động khi xét đến những nguy cơ sức khỏe của những loại thuốc này.
Tiến sĩ Raj Laungani nói: Thông thường, sẽ chỉ kê đơn những chất bổ sung này cho những người đàn ông trên 50 tuổi. Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản, những loại thuốc chứa hormone có thể làm thay đổi vĩnh viễn quá trình sản xuất nội tiết tố tự nhiên của họ khi cơ thể họ phụ thuộc vào những chất bổ sung này.
Tiến sĩ Raj Laungani cho biết các tác dụng phụ tiềm ẩn của việc bổ sung testosterone bao gồm:
Rụng tócVú to ở nam giớiMụnTeo tinh hoànPhì đại tuyến tiền liệtSuy giảm ham muốn tình dụcGia tăng căng thẳng
Liệu pháp bổ sung testosterone chỉ thích hợp cho những người bị thiếu hụt do không sản xuất được testosterone.
Cũng theo chuyên gia Laungani, tự ý bổ sung testosterone quá liều hoặc trong thời gian dài dễ dẫn đến các dụng phụ nguy hiểm hơn, như:
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm tăng áp lực cho tim. Từ đó dẫn đến bệnh tim, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành, đồng thời là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, chứng phình động mạch và bệnh động mạch ngoại biên. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính.
Số lượng hồng cầu cao hơn: Testosterone có thể khiến cơ thể bạn tạo ra quá nhiều hồng cầu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, dễ dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt có thể bị phì đại khi dùng những thuốc tăng cường hormone này. Căn bệnh này khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn và đau đớn. Nếu bạn đã bị ung thư tuyến tiền liệt, hormone sẽ tăng tốc độ phát triển của nó. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra tuyến tiền liệt là điều bắt buộc trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc tăng cường testosterone.
Nồng độ PSA tăng cao: Xét nghiệm PSA là xét nghiệm máu dùng để đo một chất gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu. Nó được sử dụng như một công cụ sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Ở một người đàn ông khỏe mạnh, mức PSA phải dưới 4 nanogram/ml máu. Bất cứ khi nào PSA cao hơn 4 đều được coi là bất thường và có thể là dấu hiệu chỉ điểm ung thư tuyến tiền liệt.
Tổn thương gan: Các sản phẩm testosterone, đặc biệt là những sản phẩm dùng qua đường uống làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về gan.
2. Việc dùng testosterone cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ
Theo Tiến sĩ Laungani, bất kỳ nam giới nào sử dụng các chất bổ sung testosterone đều cần biết những rủi ro liên quan. Để tăng sản xuất testosterone trong cơ thể, có nhiều lựa chọn thay thế khác có hiệu quả, như tăng cường tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát căng thẳng. Thuốc bổ sung testosterone phải là biện pháp cuối cùng và chỉ được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Chỉ sử dụng chất bổ sung testosterone khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Việc bổ sung testosterone chỉ thích hợp cho những người bị thiếu hụt testosterone, khi đã xuất hiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố sinh dục (mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục...). Ngoài ra, việc bổ sung hormone này khi cơ thể không thiếu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trong trường hợp đã được thăm khám cẩn thận và được kê đơn dùng thuốc, bác sĩ cũng cần theo dõi chặt chẽ liều dùng căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Trong quá trình điều trị cần có sự theo dõi sát sao về lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết.
Tiến sĩ Laungani khuyến cáo:
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi bổ sung testosterone, nam giới cũng cần nắm được những rủi ro liên quan. Đây nên được coi là biện pháp cuối cùng và phải được thực hiện dưới sự chăm sóc của bác sĩ.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp nam giới khi dùng đúng chỉ định vẫn gặp phải một số bất lợi như: rối loạn nước, điện giải (gây phù), rối loạn cương dương, thay đổi tính dục,... Ngoài ra, người dùng thường gặp các tác dụng không mong muốn như bị trứng cá, rậm lông, hói đầu, vú to ở nam giới... Khi xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu của tác dụng không mong muốn thì phải ngừng thuốc và tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
5 thực phẩm làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới Testosterone là hormone giới tính có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Duy trì mức testosterone lành mạnh rất quan trọng để tăng khối lượng cơ bắp, cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức mạnh... Nội tiết tố nam testosterone tham gia vào hầu hết các quá trình sinh hóa quyết định chất lượng cuộc sống của phái...