Cơn bão cửa hàng tiện lợi thay đổi thói quen tiêu dùng Việt Nam thế nào?
Kể từ khi Shop&Go “cập bến” Việt Nam, nó đã giới thiệu tới thị trường một loại hình mua sắm mới mẻ thu hút sự tò mò đến đại đa số người trẻ.
Hình thức “Convenience Store – CVS” ( cửa hàng tiện lợi) dù không mới với các nước phương Tây nhưng nó đặt chân đến Việt Nam nó lại đem về làn sóng mới thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của khách hàng nhất với những người thuộc thế hệ Y và Z. Hãy cùng xem 10 năm trôi qua, các cửa hàng tiện lợi đã biến chuyển thói quen của khách hàng Việt Nam như thế nào?
Mua đồ mọi lúc bất kể là sáng sớm hay đêm muộn
Cửa hàng tiện lợi có một đặc điểm mà các cửa hàng truyền thống khác không có đó chính là mở cửa 24/7. Dù sáng hay đêm thì các cửa hàng vẫn mở cửa đón tiếp các vị khách tới lui. Nếu như ngày xưa khách hàng chỉ có thể mua đồ đến 22h tối và phải chờ đến 9h sáng hôm sau siêu thị mới mở cửa thì giờ đây nếu như khách hàng thiếu bất kỳ đồ dùng nào thì họ có thể đến cửa hàng tiện lợi để mua đồ.
(Nguồn: www.vir.com.vn)
Mặc dù các cửa hàng tạp hóa luôn mở đến muộn nhưng như thế là chưa đủ với những nhu cầu cao đến từ giới trẻ. Giới trẻ có xu hướng sống về đêm, hơn nữa họ thường có nhu cầu lớn về ban đêm, chính vì thế cửa hàng tiện lợi tiến thân vào thị trường Việt Nam như là một “vị cứu tinh” xóa tan những cơn thèm khát của họ bấy lâu nay. Chính vì thế khi nhắc về CVS có thể thấy ngay nó đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua đồ của khách hàng biến từ mua ở khung giờ cố định thành mua hàng bất kể sáng sớm hay đêm.
Thanh toán Cashless nhờ Thẻ và những ứng dụng ví điện tử
Trước đây, khi nói về thanh toán bằng thẻ hoặc thanh toán bằng ví điện tử là một điều cực kỳ xa lạ với giao dịch thường ngày. Ngay cả khi người tiêu dùng mua sắm ở các siêu thị truyền thống họ thường có thói quen trả tiền mặt rất nhiều, đại đa số người Việt Nam sử dụng tiền mặt như là phương thức giao dịch chính. Lý do đơn giản là người tiêu dùng lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt cho các giao dịch đơn giản.
Video đang HOT
Nhưng với sự xuất hiện của các CVS, các giao dịch hàng ngày như mua nước, mua bánh mì v..v.. hoàn toàn có thể thực hiện qua thẻ, thậm chí là qua các giao dịch ví điện tử như Momo, Airpay, Zalopay. Tại sao lại có sự nghịch lý này khi mà số lượng giao dịch mỗi hóa đơn ít hơn hẳn so với các siêu thị truyền thống. Đó chính là những khuyến mãi và những chương trình giảm giá đặc biệt từ các hình thức quẹt thẻ, hay ưu đãi tích điểm từ ví điện tử. Chính bởi những ưu đãi này, mà giờ đây người tiêu dùng có xu hướng sử dụng thanh toán thẻ nhiều hơn dù bất kỳ giao dịch nào. Có thể nói, sự phổ biến của các điểm chấp nhận Thanh toán cashless như CVS chính là cơ hội để các dịch vụ thanh toán thẻ và ví điện tử có thể phát triển.
Một cửa hàng tiện lợi đa chức năng
Một CVS có thể có công năng của các dịch vụ sau đây: Nơi bán hàng tạp hoá Nơi bán thực phẩm Cửa hàng ăn nhanh Quán cà phê Nơi thu tiền điện/nước/điểm thanh toán vé xe/vé máy bay điện tử…. Cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hay ở nhiều nơi có chỗ để cho khách hàng muốn ở lại ăn. CircleK, Shop & Go, Ministop… đều có đặc trưng là có những món ăn nhanh có thể cho khách hàng những sự lựa chọn ăn tại chỗ. Chính bởi sự tiện lợi này, khiến CVS thay đổi thói quen người Việt từ đến quán cà phê uống giờ có thể ra các cửa hàng tiện lợi với nhiều sự lựa chọn mà giá thành rẻ hơn.
(Nguồn: Petrotimes)
Hơn thế nữa, một điều khiến các cửa hàng tiện khiến mọi người thấy rõ nó đã thay đổi hàng loạt các dịch vụ truyền thống vốn được thực hiện bởi nhiều nhà cung cấp giờ đây đều được gói gọn trong một. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, thanh toán tiện lợi hơn mà lại hưởng đủ thứ dịch vụ trọn gói. Chính vì điểm có lợi cho mình, mà chẳng tội gì khách hàng lại không chọn CVS làm điểm đến cho mình.
Người tiêu dùng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng các sản phẩm mới
Có bao giờ bạn đến các cửa hàng tiện lợi mà nghe nhân viên nói rằng: “Bên em đang có sản phẩm X này mới ra và có giá khuyến mãi Y” không?. Đây là chiến lược được các thương hiệu nhắm vào khi triển khai sản phẩm mới và các cửa hàng tiện lợi luôn là nơi lựa chọn để thực hiện. Một đặc điểm rất thú vị là mỗi lần bạn vào cửa hàng tiện lợi là mỗi lần bạn thấy một món đồ “mới mới”, “là lạ” trông thật sự bắt mắt khiến bạn tò mò muốn mua.
(Nguồn: poolisocks)
Các sản phẩm trong CVS phục vụ cho mục đích ngay và luôn nên bao bì đóng gói thường nhỏ xinh, tiện lợi. Điều này khiến cho việc thuyết phục khách hàng dùng thử sản phẩm mới trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn. Nếu trước đây khách hàng mua ở tạp hoá, cửa hàng gần nhà theo thói quen và được sự mời mọc của người bán. Thì giờ đây ở CVS, khách hàng thoả sức ngắm nghĩa, lựa chọn món đồ. Các sản phẩm mới có thể tạo ra lợi thế bằng việc thu hút bởi các POSM, các vật phẩm tặng kèm sản phẩm chính. Điều này là điều dễ dàng thấy được nhất từ những gì mà cửa hàng tiện lợi đem đến cho khách hàng Việt, và trong 10 năm nó đã thay đổi thói quen tiêu dùng khách hàng khá nhiều.
Kết luận
10 năm không phải là thời gian quá dài, những những cửa hàng tiện lợi đã làm thay đổi rất lớn những thói quen thường nhật của người tiêu dùng tại Việt Nam. Chính bởi sự mới lạ này mà ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và những CVS được xem như là một thứ tích hợp nhiều tiện ích vào làm một đúng với tên gọi của nó.
Theo Trang Công Nghệ
Nghệ An: Không dễ thay đổi thói quen thanh toán điện tử
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế tất yếu trong tương lai gần. Nhưng với người dân Nghệ An, thói quen vẫn thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là thanh toán điện tử bị cho là &'rắc rối' khó dùng. Vậy nên, muốn đẩy mạnh hình thức thanh toán này không phải là điều dễ dàng.
Chị Lê Thùy Dung - phường Hưng Dũng (TP. Vinh) cho biết, hiện nay chị có tới 5 loại thẻ ngân hàng trong ví nhưng chỉ dùng duy nhất 1 thẻ ATM để rút tiền lương. Bốn loại thẻ còn lại hầu như không sử dụng, chủ yếu là do thói quen thanh toán bằng tiền mặt.
Trường hợp của chị Dung không phải là hiếm thấy. Nhiều người dân cũng cho biết, họ nhận được rất nhiều lời đề nghị làm thẻ ngân hàng với những tiện ích thuận lợi nhưng sau khi thẻ làm xong thì hầu như không sử dụng đến.
Còn đối với chị Nguyễn Bích Huệ - phường Vinh Tân (TP. Vinh) chia sẻ: "Với việc mở thẻ ngân hàng, tôi có thể mua hàng online hoặc có thể mua vé tàu, vé máy bay rất tiện ích. Vào hai ngày cuối tuần ngân hàng không làm việc, có thể chuyển khoản mà không cần sử dụng tiền mặt". Do công việc bận rộn nên thay vì đến các điểm giao dịch để thanh toán tiền điện sinh hoạt, điện thoại nên chị đã chọn phương thức thanh toán qua mạng với tài khoản ngân hàng. Bởi theo chị, cách thanh toán này vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian.
Hiện tại, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hợp tác với ngân hàng phát hành thẻ đồng thương hiệu, có tính năng hoàn toàn giống thẻ ATM của ngân hàng. Nhiều cơ sở kinh doanh đã lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ thanh toán cho khách hàng nhưng số lượng khách hàng sử dụng vẫn rất hạn chế.
Tại shop quần áo thời trang Jen, Ngư Hải - TP. Vinh, mặc dù đã chấp nhận thanh toán bằng thẻ nhưng doanh thu qua thẻ chỉ chiếm chưa đầy 2%. Chị Nguyễn Thị Ngà, chủ shop Jen mong muốn khi thanh toán khách hàng cần quẹt thẻ nhiều hơn để việc thanh toán nhanh hơn và tránh tiền giả.
Hiện tại, nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị và các điểm kinh doanh đã thanh toán bằng thẻ tín dụng cho khách hàng nhưng việc thanh toán bằng quẹt thẻ vẫn còn hạn chế.
Từ thực tế trên cho thấy, để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020, 70% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ cần có nhiều giải pháp quyết liệt, nhất là thay đổi thói quen cho người dân.
Hiện nay, thanh toán điện tử đang là xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Thế nhưng ở Việt Nam giao dịch tiền mặt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 65% tổng phương thức thanh toán. Vì vậy, để thúc đẩy thanh toán điện tử theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì cần có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới phát triển. Bên cạnh đó, thay đổi thói quen thanh toán bằng thẻ tín dụng cho người dân mới là điều quan trọng.
Ông Dương Mạnh Sơn - Phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Vinh cho hay: Mặc dù về phía ngân hàng đã nỗ lực để đưa ra những sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử trên rất nhiều kênh giao dịch như ATM, Internet Banking nhưng do không có sự đồng nhất nên chưa tạo được thói quen sử dụng thanh toán điện tử cho người dân.
Ông cũng đề nghị các cơ quan liên quan cần tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về thói quen sử dụng tiền mặt và thực hiện thanh toán qua tài khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó cần có những hành lang pháp lý, những quy định về việc hạn chế sử dụng tiền mặt của người dân một cách triệt để hơn.
Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, 70% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì cần phải có chính sách mang tính đột phá, xây dựng khung pháp lý đối với các hình thức thanh toán mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần áp dụng đồng bộ các công nghệ, tăng tính tiện ích cho người dùng thẻ.
Nguồn: Công Thương
Amazon thử nghiệm công nghệ cửa hàng không thu ngân ở không gian lớn Theo The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall - WSJ), Amazon đang hướng đến việc mở rộng quy mô các cửa hàng không nhân viên thu ngân của mình tại các cửa hàng lớn hơn. Cửa hàng không nhân viên thu ngân Amazon Go ở Seattle, Mỹ Theo The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall - WSJ), Amazon đang hướng đến...