Cơn ác mộng mang tên Covid-19 ở Nam Mỹ chỉ mới bắt đầu

Theo dõi VGT trên

Số ca Covid-19 tăng theo cấp số nhân, Bán cầu Nam sắp vào mùa đông, hệ thống y tế sụp đổ, kinh tế suy thoái…, cơn ác mộng của Nam Mỹ chỉ vừa bắt đầu.

Nam Mỹ quay cuồng trong Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố Nam Mỹ trở thành “tâm chấn mới” của đại dịch Covid-19 và tình hình ở khu vực này dường như đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Đến nay (28/5), Nam Mỹ ghi nhận tổng số 687.650 ca mắc Covid-19 và hơn 34.000 ca tử vong. Tuy nhiên, do hạn chế về tỷ lệ xét nghiệm và điều kiện y tế, các chuyên gia cho rằng, quy mô dịch bệnh bùng phát ở Nam Mỹ lớn hơn nhiều so với các con số chính thức hiện nay.

Cơn ác mộng mang tên Covid-19 ở Nam Mỹ chỉ mới bắt đầu - Hình 1

Người thân của 1 bệnh nhân mắc Covid-19 đứng xếp hàng nhận oxy cho người nhà tại một bệnh viện địa phương ở Iquitos, Peru ngày 14/5/2020. Ảnh: AFP

Brazil – quốc gia lớn nhất và đông dân nhất Nam Mỹ, đồng thời là ổ dịch lớn nhất ở đây ghi nhận 414.661 ca mắc Covid-19 và 25.697 ca tử vong, trong khi Tổng thống nước này – Jair Bolsonaro vẫn từ chối thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh.

Tại Peru, quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 khu vực bởi đại dịch Covid-19, nhiều người dân nghèo buộc phải vi phạm các quy định cách ly xã hội và các lệnh giới nghiêm mà chính phủ áp đặt để ra ngoài kiếm sống.

Chile cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Hàng nghìn người dân đã đổ ra đường phố thủ đô Santiago để phản đối lệnh phong tỏa, tạo ra “môi trường hoàn hảo” để virus lây lan. Tổng thống Chile Sebastián Piera cho biết hôm 24/5 rằng dịch Covid-19 khiến hệ thống chăm sóc y tế của quốc gia này tiến “rất gần đến giới hạn” sụp đổ.

Điều đáng quan ngại hơn là các chuyên gia dự báo tình hình này không thể cải thiện trong một sớm một chiều.

Evangelina Martich, một chuyên gia người Argentina về chính sách y tế tại Đại học Carlos III ở Tây Ban Nha bày tỏ lo ngại về tương lai trước mắt của Nam Mỹ và dự đoán: “Những hậu quả về kinh tế và xã hội sẽ rất lớn”.

Nam Mỹ trở thành tâm dịch Covid-19 như thế nào?

Chiếm hơn một nửa số ca mắc Covid-19 trong khu vực, Brazil là tâm dịch của Nam Mỹ. Carissa Etienne – Giám đốc khu vực châu Mỹ của WHO nhận định với báo giới hôm 26/5 rằng tình hình ở quốc gia này rất tệ và có xu hướng ngày càng tồi tệ hơn.

“Chúng tôi đặc biệt lo ngại khi số ca mắc mới được ghi nhận vào tuần trước ở Brazil là con số cao nhất trong khoảng thời gian 7 ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát”, Etienne nhận định. Giám đốc khu vực của WHO cũng chỉ ra rằng mô hình dự đoán dịch Covid-19 cho thấy “số ca tử vong hàng ngày ở đây đang tăng lên theo cấp số nhân, dự báo đỉnh dịch sẽ có khoảng 1.020 ca tử vong/ngày vào 22/6/2020. Vào ngày 1/8, Brazil sẽ có khoảng 88.300 ca tử vong”.

Giữa bối cảnh đó, Tổng thống Brazil Bolssonaro vẫn tiếp tục đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh khi nói rằng Covid-19 cũng chỉ như “cúm nhẹ”, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc chưa được chứng minh về tính hiệu quả như hydroxychloroquine để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Những quan điểm như vậy đã tạo nên các cuộc tranh cãi lớn giữa Tổng thống Brazil với các nhà lãnh đạo các bang và địa phương – những người cho rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 nghiêm trọng hơn nhiều so với các tuyên bố của ông Bolsonaro, đồng thời áp đặt các biện pháp phong tỏa, bất chấp yêu cầu của Tổng thống.

Hệ thống y tế công cộng của Brazil đã đối mặt với sức ép thậm chí trước khi đại dịch diễn ra và hiện nay, các bệnh viện tại những thành phố lớn đều bị quá tải. Việc thiếu các trang thiết bị y tế phù hợp cũng đặt các nhân viên tuyến đầu vào tình trạng nguy hiểm.

Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 đang lan nhanh ở những cộng đồng dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong những khu ổ chuột ở ngoại ô các thành phố, những nơi mà việc thực hiện giãn cách xã hội gần như bất khả thi do điều kiện sống chật chội và không đảm bảo vệ sinh trong khi người dân vẫn tiếp tục phải làm việc mỗi ngày để kiếm sống. Dịch Covid-19 cũng đã lan tới cộng đồng những thổ dân bản xứ xa xôi trong bối cảnh họ hầu như khó có thể tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế phù hợp.

Video đang HOT

“Chúng tôi rất lo ngại”, Marcos Espinal – người đứng đầu cơ quan về các bệnh lây nhiễm tại Tổ chức Y tế liên châu Mỹ gần đây nhận định với báo giới. Ông cũng cho rằng, Brazil “vẫn còn một chặng đường dài” cần phải vượt qua trước khi chứng kiến bất kỳ dấu hiệu cải thiện thực sự nào.

Tuy nhiên, Brazil không phải là quốc gia duy nhất chịu tác động của dịch Covid-19 trong khu vực. Peru cũng đã chứng kiến sự bùng nổ các ca mắc mới vào tháng trước. Ngày 28/5, Peru ghi nhận gần 136.000 ca mắc Covid-19 và gần 4.000 trường hợp tử vong, đứng thứ 2 khu vực về cả số ca mắc và số ca tử vong.

“Tình hình nãy không chỉ là sự khẩn cấp về y tế mà còn là một thảm họa về y tế”, Alfredo Celis thuộc Cao đẳng Y Peru nhận định.

Mặc dù Peru là một trong những quốc gia Nam Mỹ đầu tiên áp dụng lệnh phong tỏa nhưng nhiều người dân nước này lại không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Nguyên nhân là bởi hàng triệu người dân Peru đang ở trong tình trạng đói nghèo và dù có dịch bệnh hay không thì họ vẫn phải rời nhà mỗi ngày để tìm việc và mua đồ ăn. Ra ngoài mua đồ ăn mỗi ngày là một việc phổ biến ở Peru bởi theo cuộc Điều tra dân số năm 2017 của quốc gia này, chỉ có 49% hộ gia đình ở Peru có 1 chiếc tủ lạnh.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan này đang khiến tương lai Peru trở nên rất bấp bênh.

“Peru sẽ đạt đỉnh dịch với số ca tử vong mỗi ngày là khoảng 168 người vào ngày 30/6. Vào ngày 4/8, Peru sẽ có khoảng 13.000 người chết vì Covid-19″, Etienne phát biểu trong buổi họp báo ngày 26/5.

Tình hình tại Chile, tâm dịch thứ 3 Nam Mỹ với hơn 82.000 ca mắc Covid-19 và gần 1.000 ca tử vong cũng không sáng sủa hơn là bao.

“Những tuần trước, chúng tôi nhận được một lượng lớn yêu cầu về thực phẩm từ người dân. Chúng tôi đang ở trong tình thế vô cùng phức tạp khi đối mặt với đói nghèo và tình trạng thiếu việc làm”, Sadi Melo – thị trưởng khu El Bosque cho biết.

Tổng thống Peru Piera thông báo chính phủ nước này sẽ cung cấp 2,5 triệu giỏ đồ ăn và các nhu yếu phẩm khác vào tuần tới, ưu tiên cho “những gia đình dễ bị tổn thương nhất”.

Cơn ác mộng chỉ mới bắt đầu

Khi số ca mắc Covid-19 ở Nam Mỹ tăng theo cấp số nhân thì cũng là lúc hệ thống chăm sóc y tế khu vực này đứng trên bờ vực sụp đổ.

“Các giường bệnh, các chuyên gia y tế và trang thiết bị y tế như máy thở đều thiếu thốn, thậm chí trước cả khi đại dịch xảy ra”, Sara Niedzwiecki – một chuyên gia về hệ thống chăm sóc y tế tại Nam Mỹ thuộc Đại học California Santa Cruz cho biết.

“Sau khi Covid-19 ập đến, nỗi lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống y tế ngày càng hiện hữu. Tình trạng thiếu thốn y tế là thách thức với mọi quốc gia ở Nam Mỹ”.

Nam Mỹ cũng đang gần đến thời điểm cúm mùa diễn ra khi Bán cầu Nam sắp bước vào mùa đông. Các chuyên gia y tế cho biết cúm mùa sẽ tăng số lượng bệnh nhân cần chăm sóc y tế, trong khi khu vực này vẫn tiếp tục phải đối phó với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác như sốt xuất huyết dengue, sốt vàng và chikungunya do muỗi truyền bệnh.

Ngoài ra, hầu hết các chính phủ Nam Mỹ vẫn đang quay cuồng trong những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và chìm sâu vào nợ nần.

Tình hình kinh tế ở Nam Mỹ sẽ ngày càng tồi tệ hơn khi nền kinh tế toàn cầu sắp rơi vào suy thoái. Nhiều nền kinh tế trong khu vực phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hóa, chẳng hạn như VenezuelaEcuador phụ thuộc vào xuất khẩu dầu trong khi Chile, Peru và Bolivia dựa vào xuất khẩu các kim loại quý như đồng và kẽm. Nếu không có doanh thu từ ngoại thương và hầu như rất ít các hoạt động trao đổi liên châu lục, nền kinh tế và chính phủ các quốc gia Nam Mỹ sẽ mất đi nguồn doanh thu cần thiết để đối phó với dịch bệnh.

Tỷ lệ người nghèo ở Nam Mỹ chiếm 30% dân số toàn khu vực. Hàng triệu người đang sống trong các khu ổ chuột và không thể tiếp cận nguồn nước sạch khiến cho việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cơ bản như giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên gần như bất khả thi.

Sức ép kinh tế khiến việc một số quốc gia Nam Mỹ nới lỏng các quy định hạn chế. Điều này có thể giảm nhẹ tổn thất về kinh tế trong ngắn hạn nhưng sẽ gây nên một thảm họa trong dài hạn nếu virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan không kiểm soát.

“Số người chết vì Covid-19 ở những nơi như Brazil và phần còn lại của Nam Mỹ có thể vượt xa những gì chúng ta đang chứng kiến ở Mỹ”, Peter Hotez – Hiệu trường Trường Y học nhiệt đới quốc gia thuộc Đại học Y Baylor nhận định với Wall Street Journal hôm 24/5./.

Chuyên gia: Thế giới 2019 'nhiều xáo trộn nhất' và 2020 'tồi tệ và đẫm máu hơn'

Nhận định của ông Tony Walker, Giáo sư Trường Truyền thông, Đại học La Trobe về tình hình thế giới trong bài viết đăng trên trang The Conversation của Australia.

Theo Giáo sư Tony Walker, năm 2019 có thể đi vào lịch sử là năm nhiều xáo trộn nhất trong nền chính trị toàn cầu kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, và có nhiều khả năng năm 2020 sẽ còn trở nên tồi tệ hơn và đẫm máu hơn.

Washington chính là kẻ gây ra xáo trộn thế giới

Chuyên gia: Thế giới 2019 'nhiêu xao trôn nhât' và 2020 'tồi tệ và đẫm máu hơn' - Hình 1

Tổng thống Donald Trump đã đưa nước Mỹ ra khỏi vai trò truyền thống như một lực lượng giữ ổn định toàn cầu. (Nguồn: EAP)

Nói ngắn gọn, thế giới hiện đang ở trong tình trạng lộn xộn, lại càng có nguy cơ cao hơn khi chính quyền của Tổng thống My Donald Trump rút khỏi vai trò truyền thống như một lực lượng giữ ổn định.

Có thể nói, Washington đã gây ra các xáo trộn khi rút ra khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế, trong đó có Thỏa thuận Paris về chông biến đổi khí hậu và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - "tiên thân" cua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tự do hóa thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ cũng đã rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được thiết kế nhằm "đóng băng" các tham vọng hạt nhân của Iran. Việc Washington chỉ trích JCPOA và tai áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Iran chính là nguyên nhân gây mất ổn định hơn nữa cho khu vực bất ổn nhất thế giới.

Điều này cùng với cuộc xung đột thương mại chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy rằng các bất ổn của một trật tự toàn cầu mong manh sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2020. Sự ảm đạm này còn được tăng thêm bởi những diễn biến của cuộc chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung và rủi ro của việc chia cắt công nghệ trên thế giới.

Thế giới tồi tệ hơn so với 10 năm trước

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 gây ra sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu nhưng hậu quả chỉ giới hạn ở các chính phủ và các tổ chức cho vay quốc tế.

Năm 2019, tình hình rất khác. Các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối sự phân chia bất bình đẳng các lợi ích của quá trình toàn cầu hóa, cùng với việc suy giảm niềm tin vào một mô hình dân chủ, đa thách thức các giả định làm nền tảng cho hệ thống tư bản tự do phương Tây. Sự bất bình đang gây ra các cuộc biểu tình tại nhiều nơi cách xa nhau như La Paz ở Bolivia và Beirut ở Lebanon. Tình trạng tham nhũng cũng đang ngày cang lan rộng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới chính là tình trạng người dân không cảm thấy họ đang được chia sẻ các lợi ích của một giai đoạn tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia: Thế giới 2019 'nhiêu xao trôn nhât' và 2020 'tồi tệ và đẫm máu hơn' - Hình 2

Khoảng cách giàu nghèo đang nới rộng trên thế giới không thể biện hộ cho mô hình tăng trưởng kinh tế đang đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. (Nguồn: Merco Press)

Tháng 1/2019, tổ chức Oxfam đã đưa ra một báo cáo rằng 26 người giàu nhất thế giới đang sở hữu khối tài sản tương đương với tài sản của một nửa dân số nghèo nhất toàn cầu. Trong khi tổng tài sản của các tỷ phú này tăng 2,5 tỷ USD mỗi ngày trong năm 2018, tổng tài sản của 3,8 tỷ người nghèo nhất thế giới lại giảm 500 triệu USD mỗi ngày.

Rõ ràng khoảng cách giàu nghèo đang nới rộng trên khắp thế giới, lên tới mức không còn cơ sở cho việc biện hộ rằng một mô hình tăng trưởng kinh tế có lợi cho số ít người đang đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Tình trạng bất bình đẳng và giận dữ đang gia tăng

Giáo sư Henry Carey của Đại học bang Georgia, Mỹ, thừa nhận có sự khác biệt trong các nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn cục bộ hiện đang lan rộng trên thế giới, nhưng ông cũng chỉ ra một số đặc điểm chung của tình trạng này.

Đó là, "sự chán ngấy với tình hình bất bình đẳng gia tăng, tham nhũng và tăng trưởng kinh tế chậm chạp, các công dân giận dữ trên toàn thế giới đang yêu cầu chấm dứt tệ nạn tham nhũng và khôi phục chế độ pháp trị dân chủ". Ông Carey lý giải, khi thế giới trở nên đô thị hóa hơn, các thành phố đang quá tải chính là nơi phát sinh làn sóng bất ổn toàn cầu.

Vào năm 1950, chỉ có 2 thành phố lớn có dân số trên 10 triệu người là New York và Tokyo. Ngày nay, có tới 25 siêu đô thị như vậy. Theo số liệu của Liên hợp quốc, dân số thế giới hiện nay là 7,7 tỷ người, trong đó 4,2 tỷ (tương đương 55%) sinh sống ở các thành phố và khu vực đô thị khác. Dự kiến sẽ có thêm 2,5 tỷ người chuyển tới các thành phố ở các nước nghèo vào năm 2050.

Nói cách khác, nghèo đói, tội phạm băng đảng, buôn lậu ma túy và tất cả các tệ nạn khác liên quan đến môi trường đô thị nghèo nàn sẽ trở nên khó kiểm soát hơn khi tình trạng quá tải trở nên tồi tệ hơn ở các thành phố, nhất là tại các khu ổ chuột.

Chuyên gia: Thế giới 2019 'nhiêu xao trôn nhât' và 2020 'tồi tệ và đẫm máu hơn' - Hình 3

Thế giới chứng kiến mặt trái của quá trình đô thị hóa khi các thành phố đang quá tải chính là nơi phát sinh làn sóng bất ổn toàn cầu. (Nguồn: AFP)

Theo ông Carey, chính sự "phớt lờ" của chính quyền thành phố (các khu định cư đô thị quá tải) dẫn đến tình trạng thiếu vệ sinh, nước sạch, điện, cơ sở chăm sóc sức khỏe và trường học...

"Những bất công trong cuộc sống hàng ngày chính là nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ của đám đông người biểu tình hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ Latinh, nơi có mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất thế giới và tình trạng bất bình đẳng rõ nhất, đã xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực kéo dài nhất", ông Carey khẳng định.

***

Trong một nghiên cứu về các phong trào phản kháng, Viện Brookings chỉ ra rằng chủ nghĩa đa phương phát triển, GDP toàn cầu tăng và tỷ lệ người dân sống trong nghèo đói tuyệt đối giảm nhiều sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989.

Nhưng điều nghịch lý là chính thời kỳ này đã tạo ra mầm mống của những thách thức hiện nay. Những tiến bộ trong công nghệ và toàn cầu hóa, được thúc đẩy bởi các rào cản thương mại thấp, đã giúp GDP toàn cầu tăng lên nhưng cũng dẫn đến sự thay đổi về sinh kế của tầng lớp trung lưu trong nhiều xã hội phương Tây.

Nghiên cứu này kết luận: "Hiện nay, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hai động lực quan trọng đã diễn ra. Thứ nhất, các nền dân chủ hùng cường của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương (thành trì chủ yếu của trật tự do phương Tây lãnh đạo) đang phải đối mặt với bất ổn chính trị ngay ở trong nước và những điểm yếu về chất lượng của chính phủ các nước này.

Thứ hai, các nền dân chủ này đã trở nên yếu thế trên phạm vi quốc tế trước các cường quốc độc tài đang cố gắng phá vỡ các đặc tính của trật tự quốc tế mà các nền dân chủ này đã thiết lập ra".

Năm sự giận dữ leo thang

Tại Chile, nơi nỗi bất bình về tình hình kinh tế khó khăn đã trở nên sôi sục sau nhiều ngày biểu tình, Hội nghị Thượng đỉnh APEC phải hủy bỏ vì lo ngại về an ninh. Ở Bolivia, Tổng thống Evo Morales bị buộc từ chức và rời khỏi đất nước sau những ngày bất ổn tai các đô thị. Tại Haiti, các cuộc biểu tình chống tham nhũng, thiếu việc làm và nghèo đói đã làm tê liệt hoạt động của nhà nước trong nhiều tháng. Ở Ecuador, Peru và Venezuela, tình trạng bất ổn đã trở nên hầu như không kiểm soát được trong bối cảnh tình trạng tham nhũng kéo dài và chính phủ không còn khả năng cung cấp các dịch vụ cơ bản.

Tình hình tương tự ở Trung Đông. Tại Lebanon, Thủ tướng Saad Hariri phải từ chức trong bối cảnh giận dữ ngày càng tăng về chi phí sinh hoạt, thiếu cơ hội việc làm, tiền lương trì trệ và tham nhũng. Tại Iraq, các cuộc biểu tình đẫm máu về thất bại của chính phủ trong việc giải quyết các bất bình đẳng dẫn đến sự từ chức của Thủ tướng Adel Abdul Mahdi. Ở Iran, những ngày biểu tình phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" kinh tế đã bị đàn áp một cách tàn nhẫn trong khi đang phải đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế. Chế độ Abdel Fattah al-Sisi của Ai Cập đang chịu áp lực rất lớn từ một dân số bùng nổ và nghèo khó. Jordan gần đây đã chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối các khó khăn kinh tế.

Tại Pháp, các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối nỗ lực của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm giải quyết bất ổn kinh tế chưa có dấu hiệu giảm bớt. Ở Tây Ban Nha, hàng chục nghin người xuống đường biểu tình đòi độc lập cho xứ Catalan trong cuộc đối đầu căng thẳng với chính quyền trung ương.

Tại châu Phi, Nam Phi đang phải vật lộn đối phó với thách thức kinh tế nghiêm trọng do dòng người tị nạn và người nghèo chuyển tới mưu sinh tại các thị trấn xung quanh các thành phố lớn. Tại châu Á, các cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong phản đối đạo luật dẫn độ những người bị cáo buộc hình sự sang Trung Quốc có những nguyên nhân kinh tế, trong đó có sự chênh lệch giàu nghèo ở Hong Kong ngày càng gia tăng.

Theo baoquocte.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở MỹPhát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở Mỹ
22:37:45 07/01/2025
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
11:47:37 08/01/2025
Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald TrumpNhững nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
22:48:19 08/01/2025
Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khóHungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó
09:11:24 08/01/2025
Chính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú MuskChính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú Musk
05:39:08 08/01/2025
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung QuốcNhững điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
05:11:53 08/01/2025
Cách tiếp cận khác nhau giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ với 'siêu dự luật' của ông TrumpCách tiếp cận khác nhau giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ với 'siêu dự luật' của ông Trump
13:06:00 07/01/2025
Chủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giảiChủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giải
09:34:03 07/01/2025

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
21:25:10 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025
Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệGia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ
21:35:40 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc chế tạo đồng hồ nguyên tử có thể thay đổi chiến tranh hiện đại

Trung Quốc chế tạo đồng hồ nguyên tử có thể thay đổi chiến tranh hiện đại

07:33:41 09/01/2025
Đồng hồ nguyên tử có vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại, với nhiều chức năng như nâng cao khả năng đồng bộ hóa và tối ưu hóa hoạt động của các hệ thống quân sự.
Thủ tướng Trudeau từ chức, ông Trump lại gợi ý "sáp nhập" Canada vào Mỹ

Thủ tướng Trudeau từ chức, ông Trump lại gợi ý "sáp nhập" Canada vào Mỹ

07:31:52 09/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục cho rằng nếu sáp nhập, Mỹ và Canada có thể trở thành một quốc gia vĩ đại .
Tính toán của Ukraine khi phản công lớn ở Kursk

Tính toán của Ukraine khi phản công lớn ở Kursk

07:29:40 09/01/2025
Theo một số chuyên gia, việc Ukraine một lần nữa tấn công quy mô lớn ở Kursk nhằm mục đích chính trị hơn là quân sự.
Nga triển khai tên lửa S-500 đề phòng Ukraine tấn công cầu Crimea

Nga triển khai tên lửa S-500 đề phòng Ukraine tấn công cầu Crimea

07:22:42 09/01/2025
Quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 bảo vệ cầu Crimea được cho là sẽ giúp Nga tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ trong khu vực.
Nga chia mũi tiến công, bao vây trận địa nóng nhất Ukraine

Nga chia mũi tiến công, bao vây trận địa nóng nhất Ukraine

07:08:47 09/01/2025
Quân đội Ukraine xác nhận các đơn vị của Nga đang cố gắng tiến quân quanh thành phố Pokrovsk và gây sức ép lên mặt trận chiến lược này.
Hàng chục lính tinh nhuệ Ukraine đào ngũ khi đang huấn luyện ở Pháp

Hàng chục lính tinh nhuệ Ukraine đào ngũ khi đang huấn luyện ở Pháp

06:51:31 09/01/2025
Phần lớn binh sĩ quân đội Ukraine tham gia huấn luyện ở Pháp đều là lính nghĩa vụ và chưa có kinh nghiệm chiến đấu.
Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

06:28:48 09/01/2025
Tuy nhiên, EC bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ hơn với chính quyền mới tại Mỹ, hướng tới các mục tiêu chung và lợi ích chiến lược quan trọng.
Phần Lan: Tàu chở dầu liên quan đến vụ hỏng cáp ngầm có khiếm khuyết nghiêm trọng

Phần Lan: Tàu chở dầu liên quan đến vụ hỏng cáp ngầm có khiếm khuyết nghiêm trọng

06:03:23 09/01/2025
Cảnh sát Phần Lan đã bắt giữ tàu chở dầu Eagle S chở dầu của Nga hôm 26/12/2024 và nghi ngờ con tàu này đã làm hỏng đường dây điện Estlink 2 và 4 dây cáp viễn thông nối Phần Lan với Estonia do kéo lê mỏ neo dưới đáy biển.
Năm bước ngoặt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine

Năm bước ngoặt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine

06:00:44 09/01/2025
Chiến dịch ở Kursk, dù được kỳ vọng sẽ buộc Nga phân tán lực lượng khỏi miền Đông Ukraine, lại biến thành một cuộc chiến tiêu hao khác, khiến nhiều binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến hoài nghi về tính hiệu quả của chiến dịch này.
Thâm hụt thương mại Mỹ nới rộng do nhập khẩu tăng mạnh

Thâm hụt thương mại Mỹ nới rộng do nhập khẩu tăng mạnh

05:59:22 09/01/2025
Theo dữ liệu của Bộ Thương mại công bố ngày 7/1, thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ đã tăng 6,2% so với tháng trước, lên 78,2 tỷ USD. Con số này phù hợp với dự báo trung bình của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomber...
Ấn Độ cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nông sản

Ấn Độ cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nông sản

05:54:04 09/01/2025
Sau khi ông Modi được bầu làm Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ thứ ba, chính phủ của ông đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo và bán ngũ cốc từ kho dự trữ nhà nước.
Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

22:52:54 08/01/2025
Mô hình Đan Mạch đã được áp dụng thành công khi nước này đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Vào tháng 7/2024, Đan Mạch đã tài trợ cho 18 khẩu pháo tự hành bánh lốp Bohdana do Ukraine sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Phim việt

07:32:40 09/01/2025
Nhìn đàn gia súc mà đoàn kinh tế 80 đã nỗ lực phát triển sắp thành thịt gác bếp, Đại có ý tưởng sẽ bỏ tiền chuộc lại giúp bà con giữ lại vật nuôi.
Hoa hậu Vbiz lập vi bằng, yêu cầu xin lỗi: Chuyện gì đây?

Hoa hậu Vbiz lập vi bằng, yêu cầu xin lỗi: Chuyện gì đây?

Sao việt

07:27:31 09/01/2025
Phía công ty kêu cầu những tổ chức, cá nhân đang sử dụng trái phép hình ảnh của Hoa hậu Quế Anh tháo bỏ và xin lỗi công khai.
Nhân viên xe buýt tấn công tài xế công nghệ ở trung tâm TPHCM

Nhân viên xe buýt tấn công tài xế công nghệ ở trung tâm TPHCM

Pháp luật

07:26:39 09/01/2025
Đang chở khách gần đến đèn đỏ, tài xế công nghệ bị nhân viên xe buýt cầm gậy tấn công trên đường Điện Biên Phủ, quận 3.
Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?

Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?

Sao châu á

07:23:54 09/01/2025
Khi Đinh Vũ Hề và Ngu Thư Hân đang giao lưu tình cảm, làm nũng , cổ vũ lẫn nhau ở bên trên và dưới sân khấu, Vương Hạc Đệ lại bày ra vẻ mặt khó ở , không mấy vui vẻ, chán chường.
Cho mẹ chồng vay số tiền lớn, cuối năm con dâu ngã ngửa vì sốc khi biết số tiền đi về đâu

Cho mẹ chồng vay số tiền lớn, cuối năm con dâu ngã ngửa vì sốc khi biết số tiền đi về đâu

Góc tâm tình

07:21:49 09/01/2025
Mẹ chồng lúc vay tiền vui vẻ, quý mến tôi bao nhiêu thì giờ đây lại tỏ ra ghét bỏ con dâu bấy nhiêu. Tôi năm nay 33 tuổi, kết hôn được 8 năm.
Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Sao thể thao

07:19:22 09/01/2025
Doãn Ngọc Tân là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam nán lại Thái Lan để hội quân cùng CLB Thanh Hóa, cho chuyến làm khách trên sân Pathum Thani của BG Pathum United tối 8.1, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Du lịch

07:14:54 09/01/2025
Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt được du khách bình chọn là một trong 10 hồ nước đẹp nhất tại Việt Nam. Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ngay trung tâm Đà Lạt,
CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

Netizen

07:14:03 09/01/2025
Trên diễn đàn Reddit, nhiều cổ động viên (CĐV) trên khắp thế giới đã phản ứng về bàn thắng tranh cãi của Supachok vào lưới đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024.
Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Sao âu mỹ

07:13:09 09/01/2025
Robert Pattinson và Suki Waterhouse được cho là đã kết hôn trong một buổi lễ thân mật với những người thân yêu nhất của họ, bao gồm cả cô con gái 10 tháng tuổi của cả hai.
Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Ẩm thực

06:37:37 09/01/2025
Hãy cùng vào bếp và chuẩn bị món ngon này, để Tết thêm rộn ràng và tràn đầy yêu thương qua từng miếng thịt thơm ngon!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Phim châu á

06:18:21 09/01/2025
Mới đây, Disney+ đã nhá hàng những hình ảnh đầu tiên trong bộ phim đình đám Tempest. Trong loạt ảnh, cặp đôi diễn viên chính Kang Dong Won và Jun Ji Hyun khoe nhan sắc ấn tượng và khí chất ngút ngàn ở tuổi 43.