Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
Những biệt thự sang trọng ở Pacific Palisades bị thiêu rụi. Các khu dân cư ở Altadena, cách đó 50km về phía Đông, cũng chung số phận.
Người lao động trong các nông trại Sylmar, cách 40km về phía Bắc, chạy trốn trong màn đêm đầy lửa. Một siêu thảm họa cả về mặt tinh thần lẫn thể chất đang làm đảo lộn miền Nam California.
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân Nam California từ lâu đã tin rằng các thảm họa ở đây hiếm khi nghiêm trọng như vẻ bề ngoài. Hạt Los Angeles rộng lớn đến mức cả tiểu bang Delaware và Rhode Island có thể nằm gọn trong đó. Khi các cuộc bạo loạn ở Los Angeles nổ ra vào năm 1992, người dân Mỹ kinh hoàng trước hình ảnh những ngọn lửa rừng rực trên đường chân trời ở trung tâm thành phố. Nhưng không ai thấy được những con đường yên bình rợp bóng cây jacaranda và những khu ngoại ô thanh bình ở phần còn lại của Nam California.
Lần này thì khác.
Từ sáng 7 đến tối 8/1 (theo giờ địa phương), những cơn cuồng phong kết hợp lửa dữ đã tấ.n côn.g một khu vực rộng lớn, với diện tích 7.600 km2 và gần 10 triệu dân. Ngọn lửa bùng lên như hỏa ngục đã tàn phá các cộng đồng thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Những ngôi biệt thự ở Pacific Palisades, khu vực giàu có của Los Angeles, bị thiêu rụi. Các khu dân cư ở Altadena, cách đó 50km về phía Đông, cũng chung số phận. Người lao động trong các nông trại Sylmar, 40km về phía Bắc, dẫn theo ngựa chạy trốn trong màn đêm đầy lửa. Những cư dân của các khu đô thị mới xây ở Pomona, cách đó hàng giờ đồng hồ chạy xe, cũng sẵn sàng sơ tán.
Tính đến tối 8/1 (giờ địa phương), các đám cháy đã cướp đi ít nhất 5 mạng người, phá hủy hơn một nghìn công trình, và thiệt hại dự kiến sẽ còn tăng khi gió mạnh thêm vào ban đêm. Một vụ cháy mới bùng lên vào buổi tối đã bao phủ một phần đồi Hollywood. Hơn 80.000 người đã phải sơ tán.
Không chỉ là cháy rừng. Dường như cả khu vực đều đang chìm trong biển lửa, khi hàng loạt đám cháy bùng phát đồng loạt ở các khu dân cư trên khắp khu vực. Các đám cháy riêng lẻ kết hợp với biển lửa do gió tạo ra, tạo thành một “siêu thảm họa” đối với người dân Nam California. Tro bụi, khói, gió và lửa đang tạo ra một cảnh quan mới tàn rụi, không thể kiểm soát.
“Chỉ có thể so sánh cảnh tượng này với một trận động đất lớn. Nhưng động đất thường có tâm chấn. Còn cảnh này thì ở khắp mọi nơi”, ông Zev Yaroslavsky, 76 tuổ.i, người từng phục vụ nhiều năm trong hội đồng thành phố Los Angeles nói.
Đám cháy ở Pacific Palisades không chỉ thiêu rụi những ngôi nhà của người nổi tiếng, mà còn phá hủy cả những cơ sở hạ tầng của một thị trấn nhỏ với dân số tương đương Pottstown, Pennsylvania.
Video đang HOT
Palisades có thu nhập hộ gia đình trung bình là 155. 000 USD, gần gấp đôi mức trung bình của Hạt Los Angeles. Căn nhà nơi ngọn lửa đầu tiên được báo cáo có giá trị ước tính khoảng 4,5 triệu USD. Các bất động sản đắt đỏ hơn, nổi tiếng, nằm trên các sườn đồi, thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt như Tom Hanks và Steven Spielberg. Bất động sản của Sugar Ray Leonard hiện đang được rao bán với giá gần 40 triệu USD.
Trong khi đó, nhiều ngôi nhà cũng bị thiêu rụi ở khu vực Highlands khiêm tốn, được xây dựng từ thập niên 1970, 1980 cho những người nghỉ hưu và đơn thân.
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Những cộng đồng quanh Thung lũng Eaton, cách 1 giờ lái xe về phía Đông, lại đại diện cho một vùng Nam California hoàn toàn khác. Trung tâm của khu vực này là Pasadena, nơi có dân số hơn 133.000 người, là điểm đến của tầng lớp trung lưu và trung thượng lưu của khu vực.
“Đây là trận cháy thứ tư mà tôi từng trải qua, và là lần duy nhất chúng tôi phải rời đi. Đây là trận cháy tồi tệ nhất mà tôi từng thấy”, bà Muffie Alejandro, 74 tuổ.i, chia sẻ.
Sylmar lại là một Los Angeles hoàn toàn khác: xa xôi và gồ ghề, nằm về phía bắc trong Thung lũng San Fernando, nổi tiếng với những vườn ô liu. Nơi đây có khoảng 80.000 cư dân, trong đó 3/4 là người gốc La-tinh. Sylmar thường xuyên phải đối mặt với các vụ cháy. Một trận cháy rừng vào năm 2008 đã phá hủy gần 500 ngôi nhà. Công viên khu vực cộng đồng El Cariso được xây dựng để tưởng nhớ các đội cứu hỏa đã hy sinh trong vụ cháy năm 1966.
Trong tuần này, những phiên bản “thiên đường” đó ở Nam California đã cùng trải nghiệm một nỗi kinh hoàng.
“Có một loại thần chú rằng khi gió thổi, Los Angeles sẽ cháy”, D.J. Waldie, 76 tuổ.i, một nhà sử học đã viết nhiều về Nam California và là cư dân lâu năm của vùng ngoại ô Lakewood của Los Angeles, cho biết. “Lần này điều đó lại đúng, nhưng có cảm giác điềm gở hơn”.
Thảm họa này, ông Waldie nói, đã đến đột ngột, ở khắp mọi nơi, và dường như chỉ hứa hẹn thêm nhiều thảm họa khác: “Tôi nghĩ rằng người dân Los Angeles đang tự hỏi: ‘Chuyện này sẽ tiếp diễn mãi mãi sao? Và rồi chúng ta sẽ ra sao?’”
Ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay ở Mỹ chưa từng có tiề.n lệ
Hạt Los Angeles ở bang California của Mỹ đang trải qua đợt bùng phát cháy rừng dữ dội. Các chuyên gia đã chỉ ra ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay đang ở mức nghiêm trọng chưa từng có tiề.n lệ.
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ The Guardian, ngay cả trong một bang đã trở nên quá quen thuộc với các vụ cháy rừng nghiêm trọng, đợt bùng phát nhanh chóng các đám cháy đang thiêu rụi khu vực Los Angeles vẫn khiến nhiều người sửng sốt, khiến hàng loạt cư dân phải di tản và để lại đằng sau những ngôi nhà bị cháy đen.
Ngày 8/1, khoảng 50.000 người đã được lệnh di tản trong bối cảnh ba đám cháy lớn và di chuyển nhanh đã tàn phá hàng nghìn hécta gần trung tâm thành phố lớn thứ hai của Mỹ, trong đó một đám cháy hoành hành ở phía Tây Pacific Palisades và một đám cháy khác ở vùng núi phía Đông trên Pasadena. Một đám cháy nhỏ hơn đã bùng phát ở khu ngoại ô phía Bắc của Los Angeles là Sylmar.
Các đám cháy đã khiến ít nhất 5 người thiệ.t mạn.g và nhiều người bị thương nghiêm trọng. Ông Gavin Newsom, Thống đốc California, đã gọi tình hình là "chưa từng có tiề.n lệ" khi ông ra lệnh cho 1.400 lính cứu hỏa tham gia dập tắt các đám cháy.
Các đám cháy đã khiến bầu trời chuyển màu cam, gây mất điện cho hàng trăm nghìn người, tạo ra cảnh hoảng loạn khiến xe cộ ùn tắc trên đường, thiêu rụi nhiều ngôi nhà, trong đó có nhà của các ngôi sao điện ảnh Hollywood ở Malibu.
Theo ông Ariel Cohen, nhà khí tượng học tại Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia ở Los Angeles, mặc dù cháy rừng không phải là điều mới mẻ đối với California, nhưng một số yếu tố đã góp phần thổi bùng ngọn lửa, dẫn đến một trong những đợt bùng phát cháy lớn nhất trong lịch sử. Ông nói: "Tôi kêu gọi mọi người rằng nếu nhận được lệnh di tản, hãy nghiêm túc thực hiện. Mạng sống phụ thuộc vào điều đó".
Tại sao các đám cháy lại nghiêm trọng đến vậy? Có ba nguyên nhân mà các chuyên gia đã chỉ ra.
Gió mạnh Santa Ana có thể thổi bùng ngọn lửa
Các đám cháy đã lan nhanh chóng nhờ vào những cơn gió mạnh thổi với tốc độ lên đến 129 km/h, thậm chí lên tới 161 km/h ở một số khu vực miền núi.
Mùa đông ở California thường mang theo gió Santa Ana. Đây là những cơn gió khô và mạnh từ sa mạc rộng lớn phía Tây của Mỹ thổi vào miền Nam California. Những cơn gió này mang theo không khí khô và ấm, đẩy về phía bờ biển, ngược lại với không khí ẩm ướt thường xuyên từ đại dương Thái Bình Dương thổi vào khu vực này.
Điều này khiến độ ẩm giảm xuống, làm khô thảm thực vật dễ cháy và kích thích ngọn lửa. Gió Santa Ana từng góp phần gây ra một số đám cháy tồi tệ nhất ở California.
Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia đã cảnh báo trước khi xảy ra các đám cháy mới nhất ở Los Angeles: "Đây là một tình huống đặc biệt nguy hiểm.Nói cách khác, xét về thời tiết dễ gây cháy rừng thì tình trạng này là tồi tệ nhất".
Khô hạn sau khi mưa nhiều
Cùng với gió mạnh, tình hình thời tiết gần đây ở miền Nam California đã khiến cháy rừng dữ dội hơn. Hai mùa đông có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào năm 2022 và 2023, đã khiến thảm thực vật phát triển mạnh mẽ trên khắp khu vực Los Angeles, nhưng mùa đông này lại cực kỳ khô hạn, khi phần lớn miền Nam California đang trong tình trạng hạn hán.
Điều này có nghĩa là có rất nhiều cây cối, cỏ và bụi rậm có thể bắt lửa. Hầu hết trong số đó đều đang thiếu nước, khiến chúng dễ dàng bốc cháy hơn.
Theo nhà khoa học khí hậu Daniel Swain, mặc dù miền Bắc California đã có nhiều mưa trong mùa đông này, nhưng phân bổ lượng mưa không đều ở bang này, khi các khu vực ở miền Nam California đang trải qua những thời kỳ khô hạn tồi tệ nhất trong hơn 150 năm.
Ông Swain nói: "Hiện tại, vấn đề là tình trạng phân bổ giữa khu vực có mưa và không có mưa. Điều này sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Ngay cả trong dài hạn, tình trạng phân bổ không đều này sẽ tiếp tục trong suốt mùa, mặc dù hy vọng sẽ ít nghiêm trọng hơn".
Khủng hoảng khí hậu đang làm gia tăng nhiệt độ
Mặc dù gió mạnh và điều kiện khô hạn đã làm các đám cháy ở Los Angeles trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến những đám cháy như vậy trở nên phổ biến và tàn khốc hơn.
Mới chỉ cách đây hai năm, California phải đối mặt với một đợt hạn hán kéo dài hàng thập kỷ, là một phần của "cơn hạn hán siêu lớn" trên khắp Mỹ mà các nhà nghiên cứu ước tính là tồi tệ nhất trong ít nhất 1.200 năm. Nhiệt độ toàn cầu tăng cao do đốt nhiên liệu hóa thạch đã làm gia tăng số ngày có thời tiết cháy rừng vì thực vật cũng như đất đai đã khô trong khi độ ẩm giảm.
Các đám cháy ở miền Tây nước Mỹ ngày càng trở nên thường xuyên và lớn hơn. Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng lên khoảng 25% ở California. Mười trong số các đám cháy lớn nhất ở California đã xảy ra trong hai thập kỷ qua, trong đó 5 đám cháy trong số này xảy ra chỉ trong năm 2020.
Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đã góp phần làm tăng 172% diện tích đất bị cháy ở California kể từ những năm 1970. Dự báo con số này sẽ còn tăng trong những thập kỷ tới.
Cháy rừng khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán ở vùng ngoại ô Los Angeles Ngày 7/1, một đám cháy rừng đã bùng phát và lan rộng ở Pacific Palisades, vùng ngoại ô Los Angeles thuộc bang California của Mỹ, khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại San Bernardino, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Ngọn lửa đã thiêu rụi 310 ha rừng, làm hư hại nhiều tòa nhà...