Cơm tấm chả mai cua ở Sài Gòn
Cơm tấm ăn kèm mai cua độn chả hấp dẫn, chấm nước mắm, ăn kèm đồ chua, dưa leo… được nhiều thực khách yêu thích.
Buổi tối, ngang qua quán cơm tấm đêm trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, bạn sẽ thấy đám đông thực khách dừng xe chờ mua cơm mang về. Quán cơm không có biển hiệu, nhưng khách đi ngang qua sẽ để ý nhờ mùi sườn nướng thơm. Chiếc tủ kính đặt ngay trên lề đường bày biện nhiều đồ ăn kèm cơm tấm như: thịt gà, chả lá lốt, canh khổ qua… Thực đơn của quán vẫn là những món quen thuộc như cơm tấm sườn, bì, chả… Trong đó, hút khách nhất là món cơm tấm chả mai cua.
Cơm tấm mai cua. Ảnh: Instagram momentoffood
Chả mai cua được chế biến từ những thành phần tương tự món chả trong cơm tấm như thịt nạc xay, bún khô (bún tàu), mộc nhĩ và thịt cua. Tất cả ướp gia vị, trộn đều và dồn ngập mai cua lớn. Đây là loại cua biển, có mai mỏng. Nhiều thực khách đánh giá hương vị nêm nếm vừa ăn, không cần rưới thêm nước mắm. Khi ăn, khách cạy hết phần chả trong mai cua ra. Bên cạnh đó, điểm nhấn của tiệm cơm tấm này là phần tóp mỡ giòn, béo dành cho các “tín đồ” món béo. Tuy nhiên, tóp mỡ thường hết sớm.
Video đang HOT
Ngoài chả mai cua, quán có bán chả trứng hấp thông thường. Cơm tấm sườn ở đây cũng được nhiều người ưa chuộng nhờ miếng sườn to. Điểm trừ là sườn hơi dày nên bên trong chưa thấm gia vị ướp lắm. Thực khách có thể chan thêm nước mắm ngọt cho đậm đà. Chén canh khổ qua sẽ giúp bạn đỡ cảm thấy khô khan. Cơm ăn kèm đồ chua, dưa leo cho đỡ ngấy.
Quán chỉ bán buổi tối, từ 18h đến 2h sáng hôm sau, thích hợp dành cho các “cú đêm” Sài thành. Giá trung bình 50.000 đồng một đĩa, cơm tấm chả mai cua cao hơn.
Cơm tấm sườn ở quán. Ảnh: Instagram momentoffood
Thao thức bánh đập xứ Quảng nơi đất Sài thành
Những ngày nhạt miệng, bánh đập dập ăn kèm mắm nêm làm từ cá cơm ủ muối của Quảng Ngãi đã đánh thức vị giác của bao người con Sài Gòn. Không chỉ là hương vị, cách thưởng thức món ăn cũng làm xao xuyến những thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền tìm đến.
rõ, chỉ biết bánh đập (bánh chập) phổ biến ở các tỉnh miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa nhưng trứ danh phải kể đến là Quảng Ngãi.
Một buổi chiều mưa tại Sài Gòn, tôi được người bạn Quảng Ngãi gợi ý một quán ăn đặc sản quê nhà. Thú thật, là người con miền Tây nên tôi khá tò mò và bị thu hút với tên gọi của bánh đập. Không chần chừ, tôi cùng người bạn bất chấp cơn mưa phùn để ghé quán. Nhìn xung quanh quán thì tôi đã mỉm cười vì sát nghĩa nhất với cái tên, bánh phải được đập rồi mới ăn.
Để khâu phục vụ nhanh chóng thì một số khâu sơ chế và chế biến đã được chuẩn bị từ tờ mờ sáng. Nhiều thực khách chia sẻ, đây là quán ăn giữ được vị nguyên bản của món ăn từ don, hến xúc bánh đa... đến bánh đập. Bánh đập là sự kết hợp tinh tế giữa bánh ướt và bánh tráng nướng. Trên lớp bánh ướt được phết dầu mỡ hành và hành phi, chấm ăn kèm với mắm nêm đặc trưng. Một số nơi biến tấu thêm đậu xanh nhuyễn và món ăn kèm còn có tôm, thịt heo luộc, thịt nướng và rau sống tùy khẩu vị vùng miền.
Linh hồn của bánh đập là bánh ướt làm bằng gạo trắng ngâm nửa ngày để hạt gạo nở mềm. Sau đó, xay nhuyễn thành bột nước sánh mịn, ủ bột trên 3 giờ cho bột lắng trong nước. Quậy đều bột và múc bột bánh cho vào nồi hấp khoảng nửa phút. Sau khi chín, dùng que tre mỏng để dỡ bánh. Người chế biến phải tỉ mỉ, thoa một lớp dầu để bánh không dính vào nhau.
Tiếng bánh được bẻ rồn rột là loại bánh tráng nướng, để làm bánh tráng nướng thơm giòn, chủ quán tráng một lớp bột mỏng trên nồi hấp khoảng từ 1 đến 2 phút. Bánh chín mang đi phơi khô và nướng chín trên bếp than hồng. Nước chấm gây thương nhớ của bánh đập là mắm nêm cá cơm pha loãng với đường, ớt tỏi, bóp thêm ít thơm đã băm nhuyễn, thêm chút dầu phộng. Thực khách nào thích cay nồng và hăng nhẹ thì quán bày thêm ớt xanh và tỏi trên bàn để chủ động gia giảm gia vị.
Sau khi ghép lớp bánh ướt với bánh tráng nướng, phết đều lên bánh ướt mỡ hành và hành phi thì nhân viên dùng chiếc đũa ăn đập nhẹ vào đường kính bánh để gấp đôi bánh lại. Tôi bẻ từng góc bánh chấm vào mắm nêm ăn thử, bánh tráng nướng thơm béo hòa cùng bánh ướt dẻo mềm tan dần chấm với mắm nêm đậm đà. Món ăn thanh dịu khi thử đến miếng thơm chua nhẹ nơi đầu lưỡi, cùng chút thơm lừng của lớp hành phi và dầu đậu phộng. Tiết trời Sài Gòn vào chiều, nếu thưởng thức xong bánh đập beo béo chuẩn vị nguyên bản, húp thêm chén don xì xụp khói thì hay biết bao.
Người bạn Quảng Ngãi của tôi thường lui tới quán để thỏa nỗi nhớ quê nhà, quên đi những chộn rộn, lo lắng của tâm hồn nơi phồn hoa đô thị. Khi thưởng thức hương vị nguyên bản cứ ngỡ như đang ngồi bên bếp than đỏ lửa, nhìn người tráng bánh ướt và lật bánh nướng. Khoảnh khắc mà những đứa cháu xứ Quảng khi lớn lên đều ước được đắm chìm vào nó một lần nữa hoặc đôi khi chỉ còn gặp lại trong những giấc mơ trưa. Tôi bị cuốn theo những mẩu chuyện vụn quá đỗi bình yên của người bạn Quảng Ngãi rồi kết thúc bằng một cái hẹn thưởng thức bánh đập ở chính nơi nó ra đời.
Quán ăn Quảng Ngãi Don: 298/2A Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Giờ mở cửa: 14:00 - 21:00
Xe bánh dừa người Hoa hơn 40 năm ở TP.HCM 40 năm, xe bánh dừa nhỏ đã trở thành cửa hàng khang trang. Nhưng ký ức về những ngày đầu tiên vẫn không thể nào phai trong tâm trí ông chủ 60 tuổi. Đồng hồ điểm 8h. Trên con đường Hồng Bàng tại quận 5, nơi tập trung đông người Hoa nhất TP.HCM, cánh cổng ngôi nhà bán bánh dừa dần hé ra....