Coin ăn theo biệt danh của Elon Musk tăng giá 9 lần
Ngay sau khi Elon Musk đổi biệt danh của mình trên Twitter, loại coin ăn theo cái tên đó đã tăng giá mạnh.
Tối 8/11 (giờ Việt Nam), tỷ phú Elon Musk đổi phần mô tả trên Twitter của ông thành “ Lorde Edge”. Cái tên kỳ lạ này ngay lập tức thành lý do để một loại token mới trùng tên được tạo ra và tăng giá nhanh chóng.
Theo dữ liệu trên Coinmarketcap, token Lorde Edge (mã giao dịch EDGELON) được tạo ra vào khoảng 18h ngày 8/11, và tăng giá hơn 9 lần. Từ mốc 0,0000032 USD, token này đạt đỉnh 0,00002954 USD, trước khi mất khoảng một nửa giá trị. Như vậy, sau một ngày EDGELON tăng giá khoảng hơn 4 lần.
Tiền mã hóa Lorde Edge có mức tăng, giảm giá mạnh chỉ trong một ngày sau khi ra mắt.
Token này cũng được 1.500 người thêm vào danh sách theo dõi trên Coinmarketcap.
Video đang HOT
“Chúng ta đã lên sóng và đang tăng mạnh mẽ. @elonmusk Lorde Edge đồng hành cùng chúng ta”, tài khoản Twitter của nhóm phát triển token này chia sẻ.
Tuy nhiên, Insider lưu ý không có bằng chứng nào cho thấy Elon Musk sở hữu loại token mới. Trong một bài viết trên trang cá nhân vào cuối tháng 10, tỷ phú này cho biết ông chỉ sở hữu 3 loại tiền mã hóa là Bitcoin, Ethereum và Dogecoin.
Dogecoin cũng là memecoin duy nhất mà Elon Musk công khai ủng hộ. Ông nhiều lần đăng bài trên Twitter nói về đồng tiền mã hóa này. Billy Markus, người tạo ra Dogecoin cho rằng cái tên “Lorde Edge” của Musk là cách đảo chữ của từ “Elder Doge”, hay một chú chó già, trực tiếp nói đến đồng Dogecoin.
Đây không phải lần đầu những chi tiết liên quan đến cuộc đời Elon Musk được dùng để tạo cảm hứng cho cộng đồng tiền mã hóa. Chú chó Shiba của ông, được đặt tên Floki, là nguyên gốc của đồng token có tên Floki Inu. Token này thậm chí còn được một người giấu tên mua bảng quảng cáo, đặt ở hệ thống tàu điện ngầm ở Anh.
Những loại token được tạo ra dựa trên trò đùa, nhân vật hoặc sự kiện ngoài đời thường được gọi là memecoin. Chúng không có giá trị về mặt tính năng blockchain, nhưng đôi khi được cộng đồng ủng hộ. Mức tăng giá cũng có thể tạo nên hiện tượng FOMO, và đôi lúc khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
Cách đây một tuần, loại memecoin có tên SQUID, dựa trên phim Squid Game của Netflix, đã mất gần hết giá trị. Một số nhà phân tích blockchain cho rằng nhà phát triển đã dùng chiêu lừa đảo “rút thảm” để lấy 2 triệu USD của nhà đầu tư.
Chưa quyết định có bán cổ phần hay không, Elon Musk đã khiến cổ phiếu Tesla giảm mạnh, thổi bay 30 tỷ USD
Chỉ 1 khảo sát, Elon Musk khiến 30 tỷ USD vốn hoá Tesla bị thổi bay.
Tờ CNN đưa tin, hơn 30 tỷ USD vốn hoá Tesla đã bị thổi bay vào ngày thứ 2 sau khi hàng triệu người theo dõi trên Twitter của Elon Musk đã bầu chọn muốn CEO Tesla bán 10% cổ phần tại công ty.
Cổ phiếu Tesla đã giảm 3% trong buổi sáng ngày thứ 2.
Trước đó vào ngày chủ nhật, Musk đã đăng tải bài viết hỏi người theo dõi mình rằng liệu ông có nên bán 10% trong số 170,5 triệu cổ phiếu Tesla mà ông đang nắm giữ hay không. Sau khi cuộc bình chọn đóng, kết quả cho thấy 58% người trong số 3,5 triệu người thực hiện khảo sát nói "nên bán". "Tôi đã sẵn sàng chấp nhận một trong hai kết quả", Musk nói trong một dòng tweet sau khi cuộc thăm dò kết thúc.
Musk không nhận lương từ Tesla. 170,5 triệu cổ phiếu Telsa của ông trị giá 208,3 tỷ USD tính đến thời điểm kết thúc giao dịch vào thứ Sáu. Với mức giá 1.222,09 USD/cổ phiếu, 10% sẽ được định giá 20,8 tỷ USD.
Musk đã sở hữu 80% trong số 170,5 triệu cổ phiếu Tesla đó kể từ khi công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2010. Ngoài ra, ông có quyền chọn mua thêm 73,5 triệu cổ phiếu khác. Không rõ liệu những cổ phiếu đó có được tính vào cổ phần của Musk hay không nếu cuối cùng ông thực hiện theo kết quả bình chọn và bán 10% cổ phần của mình trong công ty.
Tính đến chủ nhật, Musk là người giàu nhất trên Trái đất với tổng giá trị tài sản ròng là 338 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Việc hỏi ý kiến đám đông trên mạng xã hội là ví dụ mới nhất về lịch sử lâu dài của Musk trong việc sử dụng Twitter và đông đảo người hâm mộ của anh ấy trên nền tảng này để thu hút sự quan tâm đến Tesla. Người giàu nhất thế giới đã đề xuất động thái này trong một dòng tweet trích dẫn các cuộc thảo luận gần đây về việc những người siêu giàu che giấu tài sản để tránh phải trả thuế. Musk không nhận lương, nhưng phải trả thuế cho bất kỳ quyền chọn mua cổ phiếu nào mà ông thực hiện.
Trong lịch sử, cổ phiếu Tesla đã nhiều lần "chịu trận" sau những dòng tweet của Musk. Một vài lần, tình hình còn trở nên tồi tệ khi các nhà chức trách cũng phải vào cuộc. Năm 2018, Musk đã đồng ý sẽ cần sự chấp thuận của luật sư Tesla trước khi truyền đạt thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư như một phần của thỏa thuận với các cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ. Không rõ liệu cuộc thăm dò về việc bán cổ phiếu Tesla mà Musk vừa thực hiện có được xem xét trước bởi các luật sư hay không.
Tuần trước, Musk nói rằng sẵn sàng bán một lượng cổ phiếu Tesla nếu Liên Hợp Quốc chứng minh được 6 tỷ USD có thể giúp giảm bớt nạn đói trên thế giới. Trong nhiều năm, Musk đã nói rằng ông sẽ là người cuối cùng bán cổ phiếu Tesla và trên thực tế ông cũng thường củng cố vị trí của mình khi Tesla huy động tiền từ Phố Wall để cổ phần của ông không bị loãng.
Không chỉ là người giàu nhất thế giới hiện tại, Elon Musk còn san bằng kỷ lục của người giàu nhất lịch sử nhân loại 8 thập kỷ qua, vua dầu mỏ John D. Rockefeller đã nắm giữ danh hiệu người giàu nhất lịch sử nhân loại. Thế nhưng, kỷ lục đó đã bị san bằng bởi quái kiệt Elon Musk, người đang chiếm ngôi đầu danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tính đến ngày 4/11 vừa qua, giá trị tài sản ròng của Elon...