Coi trọng tuyên truyền hướng nghiệp trong tuyển sinh quân sự
ể nâng cao chất lượng TSQS năm 2021, Ban TSQS Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực triển khai công tác TSQS; trong đó công tác tuyên truyền hướng nghiệp tiếp tục được coi trọng và đẩy mạnh.
Cán bộ Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng giao lưu, tư vấn tuyển sinh quân sự tại Trường THPT Cư M’Gar, huyện Cư M’Gar (ắk Lắk). Ảnh: ĐOÀN NAM
Thời gian qua, mặc dù còn gặp không ít khó khăn, song Ban Tuyển sinh quân sự (TSQS) Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực phối hợp các đơn vị, địa phương, nhà trường coi trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng nghiệp trong TSQS, góp phần nâng cao chất lượng tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng (H, C) hệ quân sự trong các học viện, nhà trường quân đội.
Đại tá Vũ Xuân Tiến, Trưởng ban Thư ký Ban TSQS Bộ Quốc phòng cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành T.Ư ảng (khóa XI) về “ổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh H, C hệ chính quy từ năm 2015 đến 2019, Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh H, C hệ chính quy; các học viện, nhà trường quân đội đã không tổ chức kỳ thi tuyển sinh theo phương án riêng, sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
áng chú ý, năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song công tác TSQS nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng; sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương; đặc biệt là tinh thần chủ động của các đơn vị, địa phương và các học viện, trường trong toàn quân; sự đồng thuận của xã hội và thí sinh dự tuyển trong cả nước… Do vậy, năm 2020, số thí sinh đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường quân đội đạt gần 25 nghìn thí sinh.
Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 24-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh H, C năm 2020; theo đề nghị của Bộ GD và T, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo bốn trường cử 184 cán bộ, giảng viên thực hiện công tác thanh tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại bốn tỉnh, thành phố. Trong đó, Học viện Quân y cử 50 cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra thi tại tỉnh Quảng Nam trong khi địa phương này đang có dịch Covid-19.
ồng thời, Ban TSQS Bộ Quốc phòng đã chủ động xây dựng phần mềm, chuyển giao cho các trường và các trường triển khai phối hợp cơ quan chức năng của Bộ GD và T kiểm tra, rà soát dữ liệu đăng ký sơ tuyển và xét tuyển, từ đó đã hạn chế sai sót trong đăng ký xét tuyển của thí sinh…
Do vậy, năm 2020, tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học đạt 99,57% so chỉ tiêu; tuyển sinh đào tạo cao đẳng quân sự đạt 95,83% so chỉ tiêu; nhiều trường có kết quả tuyển sinh cao hơn năm 2019 cả về số lượng thí sinh đăng ký sơ tuyển, xét tuyển và điểm chuẩn, như: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Biên phòng, Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Chính trị…
Năm 2021, các trường trong quân đội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo phương án của Bộ GD và T, tổ chức một kỳ thi chung, kỳ thi tốt nghiệp THPT, sử dụng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển H, C.
Theo quy định của Bộ Quốc phòng, năm 2021 có 17 học viện, trường đại học, trường sĩ quan tuyển sinh hơn 5.000 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học; Trường Sĩ quan không quân được giao tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng quân sự ngành kỹ thuật hàng không; ba học viện được tuyển sinh đối với thí sinh nữ, gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự (33 chỉ tiêu);
Học viện Quân y (40 chỉ tiêu); Học viện Khoa học quân sự (8 chỉ tiêu). Năm nay, không tuyển sinh đào tạo ngành tài chính tại Học viện Hậu cần và ngành quan hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện Khoa học quân sự. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hệ quân sự các trường quân đội phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, từ ngày 1-3 đến 25-4, Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ tuyển các em có nguyện vọng dự tuyển vào các trường quân đội. ộ tuổi tuyển sinh đối với thanh niên ngoài quân đội từ 17 đến 21 tuổi; đối với quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi…
Trung tướng, GS, TS Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó Trưởng Ban TSQS Bộ Quốc phòng cho biết: ể nâng cao chất lượng TSQS năm 2021, Ban TSQS Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực triển khai công tác TSQS; trong đó công tác tuyên truyền hướng nghiệp tiếp tục được coi trọng và đẩy mạnh.
Theo đó, ngay từ tháng 12-2020, đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, hướng nghiệp TSQS; xây dựng phim tài liệu, phóng sự và mở các chuyên mục riêng về tư vấn TSQS trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng Ban TSQS Bộ Quốc phòng và các học viện, trường quân đội đã phối hợp tham gia tư vấn TSQS tại bảy tỉnh, thành phố; phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp. Hiện, Ban TSQS Bộ Quốc phòng in ấn các tài liệu: “Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo H, C hệ quân sự trong quân đội năm 2021″ và tài liệu “Hỏi-đáp về TSQS vào các học viện, trường trong quân đội năm 2021″, đã phát hành tới 63 tỉnh, thành phố, 713 quận, huyện, thị xã và 4.884 trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn quốc, giúp các đơn vị, địa phương, nhà trường làm tài liệu tuyên truyền, hướng nghiệp quân sự; giúp các quân nhân và thanh niên có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào các trường quân đội, nhất là địa bàn các quân khu phía nam, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, người dân tộc thiểu số, có thông tin về ngành, nghề đào tạo, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển sinh… vào các trường quân đội, để lựa chọn, hướng nghiệp cho mình.
ồng thời, giúp các trường quân đội có điều kiện tuyển chọn người có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ văn hóa để đào tạo thành cán bộ chỉ huy, chính trị, chuyên môn kỹ thuật quân sự có trình độ cao, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Những điều thí sinh dự thi vào các trường quân đội cần lưu ý
Năm 2021, có 17 học viện, trường được Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh đào tạo trình độ đại học quân sự, 1 trường được giao tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng quân sự.
Ảnh minh họa
Vừa qua, Ban Tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng đã trả lời một số thắc mắc của thí sinh xoay quanh vấn đề tuyển sinh vào các trường quân đội.
Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển vào các trường trong quân đội như thế nào?
Các trường trong quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm đăng ký xét tuyển để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào trường thí sinh đăng ký.
Để xét tuyển đợt 1, thí sinh phải nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Sở GD-ĐT, kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường.
Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại trường quân đội nộp hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội.
Các trường quân đội tổ chức xét tuyển như thế nào?
Sau khi kết thúc thời gian thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, các trường quân đội sẽ dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường.
Trên cơ sở kết quả đăng ký xét tuyển theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo, các trường đề xuất điểm trúng tuyển nguyện vọng 1, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Các trường xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến khi đủ chỉ tiêu.
Thí sinh có được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường quân đội không?
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đối với việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường quân đội, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo nhóm trường như sau:
Nhóm 1 gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
Nhóm 2 gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không - Không quân (hệ Kỹ sư hàng không).
Các trường quân đội có sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển không?
Trong trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, các trường quân đội thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:
Tiêu chí 1:
Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển Văn - Sử - Địa, thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.
Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển Toán - Lý - Hóa và Toán - Lý - Anh, thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
Riêng Học viện Khoa học quân sự xét tuyển theo tổ hợp các môn thi Toán - Văn - Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ là môn thi chính nhân hệ số 2), thí sinh có điểm môn Ngoại ngữ cao hơn sẽ trúng tuyển.
Học viện Quân y xét tuyển theo 2 tổ hợp gồm Toán - Lý - Hóa và Toán - Hóa - Sinh, thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
Trường Sĩ quan Chính trị xét tuyển theo tổ hợp các môn thi Toán - Văn - Anh, thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
Tiêu chí 2:
Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, cụ thể:
Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển Văn - Sử - Địa, thí sinh có điểm thi môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển.
Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển Toán - Lý - Hóa và Toán - Lý - Anh, thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.
Riêng Học viện Khoa học quân sự xét tuyển theo tổ hợp các môn thi Toán - Văn - Ngoại ngữ, thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
Học viện Quân y xét tuyển theo 2 tổ hợp gồm Toán - Lý - Hóa và Toán - Hóa - Sinh, thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển.
Trường Sĩ quan Chính trị xét tuyển theo tổ hợp các môn thi Toán - Văn - Anh, thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.
Tiêu chí 3:
Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau:
Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển Văn - Sử - Địa, thí sinh có điểm thi môn Địa cao hơn sẽ trúng tuyển.
Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển Toán - Lý - Hóa và Toán - Lý - Anh, thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.
Riêng Học viện Khoa học quân sự xét tuyển theo tổ hợp các môn thi Toán - Văn - Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.
Học viện Quân y xét tuyển theo 2 tổ hợp gồm Toán - Lý - Hóa và Toán - Hóa - Sinh, thí sinh có điểm thi môn Lý hoặc môn Sinh cao hơn sẽ trúng tuyển.
Trường Sĩ quan Chính trị xét tuyển theo tổ hợp các môn thi Toán - Văn - Anh, thí sinh có điểm môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.
Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Các trường Quân đội có tuyển nguyện vọng bổ sung không?
Các trường sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu. Quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của Bộ Quốc phòng.
Quy định về xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào đào tạo đại học quân sự của các trường quân đội như thế nào?
Nếu được Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung, các trường quân đội chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đủ các điều kiện sau:
Đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào đào tạo đại học hệ quân sự tại một trường quân đội và được trường tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển thông báo đủ tiêu chuẩn dự tuyển; đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm đăng ký xét tuyển; không trúng tuyển nguyện vọng 1 và có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của trường đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Các trường Quân đội có sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển đại học không? Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, các trường sẽ thực hiện xét tuyển theo tiêu chí phụ. Hình minh họa. Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông tin, các trường sẽ thực hiện xét tuyển theo tiêu chí...