Coi chừng biến chứng do bệnh gout ngày Tết
Bệnh gout là bệnh chuyển hóa axit uric trong máu tăng cao và gây nên nhiều biến chứng đặc biệt là biến chứng thận, gan, tim có thể gây đột tử cho người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh gout ngày Tết như thế nào?
Khốn khổ vì gout ngày Tết
Anh Nguyễn Văn T. (27 tuổi, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang điều trị bệnh gout tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết cách đây 2 năm, tại các khớp xương ở ngón tay và ngón chân của anh có biểu hiện đau nhức từng cơn, thường kéo dài 3-4 ngày rồi tự mất. Tuy nhiên, cơn đau này lại xuất hiện với mức độ nặng hơn, đặc biệt là sau những cuộc nhậu. Anh đi khám được bác sĩ chẩn đoán rối loạn axit uric.
Anh T. không tin mình còn trẻ đã mắc bệnh gout nhưng sau một thời gian bất chấp cảnh báo của bác sĩ anh phải treo chân vì viêm gout cấp tính không đi lại được. Dịp Tết năm ngoái, anh T. đi liên hoan tất niên, ngày Tết đến nhà ai cũng ăn một vài miếng thịt, dồi. Đến mùng 3 Tết, toàn bộ các ngón chân của anh T. sưng đau, đỏ tấy không đi được giày dép thậm chí đi lại nhẹ cũng đau đến óc.
Cố chờ tới khi hết kỳ nghỉ, anh T. phải lên bệnh viện khám ngay. Bác sĩ yêu cầu anh phải điều trị ngoài ra phải có chế độ ăn kiêng và tuyệt đối kiêng bia rượu.
Người bệnh gout kiêng gì?
PGS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ cứ vào dịp Tết nhất là nhiều năm về trước bệnh lý chuyển hóa lại tăng lên nhất là bệnh đái tháo đường và rối loạn axit uric.
Video đang HOT
Theo nhiều số liệu thống kê, tỉ lệ người đi xét nghiệm và chẩn đoán gout dịp Tết cao gấp 2-3 lần ngày thường. Lý do là vào dịp tết các món ăn trong mâm cơm đều rất nhiều và phong phú. Chưa kể, bia rượu, chúc tụng năm mới là chuyện khó từ chối, họ vẫn phải đụng đũa, nhấp môi vì sợ mất lòng người thân, bạn bè.
Trong những năm gần đây, bác sĩ Bình cho biết sau Tết số lượng bệnh nhân mắc bệnh gout và liên quan đến gout đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng cao. Điều đáng chú ý là bệnh nhân ngày càng trẻ hóa, mắc bệnh vào độ tuổi 20 trở lên nhiều. Mặc dù trước đây bệnh gout chỉ xuất hiện ở những người trên độ tuổi trung niên hoặc ở những người mắc do yếu tố di truyền.
Vì cả nể và “ham vui”, không ít người phải “dở khóc dở cười” đón năm mới trong bệnh viện hay nằm bẹp ở nhà do cơn đau gout cấp tấn công.
Nhiều người coi thường bệnh gout vì nghĩ nó chỉ là cơn đau khớp, đau xương nên cố vui vài hôm nhưng không hề biết rằng bệnh gout có thể biến chứng làm lắng đọng axit uric trong thận, trong gan và đặc biệt là trong tim.
Với bệnh nhân bị rối loạn axit uric, việc bình ổn axit uric trong máu là cực kỳ quan trọng. Để thực hiện điều này, ngoài việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, điều quan trọng nhất là người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Trước sự hấp dẫn, gọi mời của những món ăn trong mâm cơm Tết hay những bữa tiệc rượu, người bị bệnh gout cần tránh nhiều món ăn. Ví dụ bánh chưng, dưa hành, thịt đông. Ngoài ra, các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt dê… Đây là những thực phẩm giàu đạm làm sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gout.
Những loại hải sản, đặc biệt là cua, ghẹ, sò, tôm, cá ngừ…Không ăn nội tạng động vật vì nhóm thực phẩm này rất giàu cholesterol và purin nên có thể gây ra các cơn đau gout cấp bất cứ lúc nào. Các loại trứng lộn có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gout nên tránh ăn kẻo “gặp họa”.
Đặc biệt là người bị bệnh gout cần kiêng tuyệt đối bia, rượu, đồ uống có gas. Ngày Tết nhưng người bệnh vẫn cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để đào thải chất độc ra ngoài.
Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, phù hợp với thể trạng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo infonet
Nhờ vít "tự tiêu", phẫu thuật 1 lần duy nhất cho ca gãy xương cổ tay
Do vị trí gãy rất đặc biệt, nguy cơ biến chứng cao nếu phải mổ đi mổ lại nhiều lần, các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chủ động ứng dụng thành công kỹ thuật kết hợp vật liệu mới "tan trong cơ thể người" trong ca phẫu thuật khó này.
Ca phẫu thuật kết hợp xương bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học cho bệnh nhân là Nguyễn Tiến Đạt (27 tuổi) vừa được thực hiện thành công tại Đại học Y Hà Nội. Ca mổ có sự tham gia của PGS Chee Yu-Han-chuyên gia đầu ngành chấn thương chỉnh hình tại Singapore cùng các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Hà Nội thực hiện. Sau ca mổ, bệnh nhân đã ổn định cùng việc liền xương được đánh giá tốt.
Trước đó 4 tháng, bệnh nhân đã đi bó lá do đau cổ tay kéo dài mà không biết bị gãy xương. Tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội, bác sĩ xác định ca gãy xương không có khả năng hồi phục, không liền xương sau gãy xương. Theo đó, bệnh nhân được chỉ định mổ để kết hợp xương.
Theo TS. Đỗ Văn Minh, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, BV Đại Học Y Hà Nội, thông thường các bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương sẽ dùng vật liệu kim loại là vít Herbert hoặc những vít cỡ nhỏ với đường kính 2.7 mm. Có 1 số nơi dùng kim cỡ nhỏ để mổ kết hợp xương.
Tuy nhiên, đã có những trường hợp gặp biến chứng như trôi kim Kirschner (vì kim rất là trơn). Khi trôi kim sẽ có hiện tượng trồi ra, gây kích ứng, một số khác trôi lẩn trong phần mềm thì rất khó xác định để lấy ra.
Còn nếu dùng vít có gen bắt vào xương sẽ khắc phục được nhược điểm trên nhưng khi vận động mạnh lại có thể gây đứt gãy, khiến việc rút vít khó toàn vẹn, thêm vào đó sẽ tàn phá rất ghê gớm phần chi thể đó....
Mới đây, các bác sĩ bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã phẫu thuật kết hợp xương bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học thành công cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu không tiêu, bệnh nhân thường phải thực hiện thêm một cuộc mổ để "rút đinh".
Trong khi đó, vít tự tiêu sinh học được bắt vít vào xương và chỉ cần mổ 1 lần vào khớp, không gây ra hiện tượng gãy, trôi do vít sẽ bắt đầu quá trình "tan trong cơ thể" trong 2-3 tháng sau mổ và "biến mất" hoàn toàn trong 1-2 năm, tùy vào cơ địa từng người.
Giải thích về cơ chế "tự tiêu" của vít kim loại, TS Minh cho biết: "Vật liệu của vít tự tiêu là hợp kim của magie, với thành phần không phải magie đơn thuần và có khả năng tiêu trong 1 thời gian nhất định. Chất liệu này là thành phần cấu tạo nên vi chất của cơ thể người nên nó được cơ thể hấp thụ và được thải trừ, không ảnh hưởng đến quá trình thay đổi sinh lý hay là nội mô trong cơ thể".
Vít tự tiêu sinh học sử dụng chủ yếu trong các trường hợp gãy xương phạm khớp (gãy xương dạng khớp)
Được ứng dụng ở 40 quốc gia, vít tự tiêu sinh học sử dụng chủ yếu trong các trường hợp gãy xương phạm khớp (gãy xương dạng khớp) ở các vị trí như khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, bàn, ngón tay, chi dưới có háng, cổ chân, ngón chân...
Phạm Oanh
Theo Dân trí
Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh xa Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout. Do đó để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout quay trở lại, người bệnh cần "nói không" với các thực phẩm dưới đây. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout. Ảnh minh họa Nước ta trong những năm gần...