Còi báo động rền vang ở Tây Tạng, Trung Quốc lo Ấn Độ tung chiến đấu cơ không kích?
Trung Quốc đã lên kế hoạch đề phòng đợt tấn công từ trên không của các chiến đấu cơ Ấn Độ, bằng cuộc diễn tập kích hoạt báo động tại thành phố Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng.
Chiến đấu cơ Ấn độ xuất kích.
Căng thẳng Trung-Ấn hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ cuộc đụng độ chết người ở biên giới hồi tháng 6. Bất chấp giới chức hai nước đạt thỏa thuận gồm 5 điểm về việc rút quân, tình hình ở vùng tranh chấp vẫn rất căng thẳng. Quân đội hai bên được lệnh sẵn sàng cho xung đột nổ ra vào mùa đông.
Với việc không quân Ấn Độ huy động chiến đấu cơ Su-30 MKI, Jaguar, Mirage 2000 hay Rafale, Trung Quốc cũng đã có biện pháp đề phòng, sẵn sàng cho nguy cơ bị tấn công từ trên không.
Theo Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, lực lượng Trung Quốc ở Tây Tạng sẽ tổ chức diễn tập mô phỏng bị đối phương không kích trong ngày 19.9.
Cuộc diễn tập bao gồm 3 lần kích hoạt động còi báo động tại thành phố Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng. Theo Nhân dân Nhật báo, cuộc diễn tập “nhằm nâng cao sự cảnh giác của công chúng về nguy cơ bị tấn công”.
Theo kế hoạch, chính quyền thành phố Lhasa sẽ 3 lần kích hoạt còi báo động với 3 kiểu khác nhau, tổng thời gian của mỗi lần là 3 phút.
Video đang HOT
Còi báo động thứ nhất được kích hoạt vào lúc 12-12h03 (giờ địa phương). Còi hú trong 36 giây, ngừng lại 24 giây và lại tiếp tục.
Còi báo động thứ hai được kích hoạt vào lúc 12h06-12h09. Còi hú trong 6 giây và ngừng lại 6 giây. Cuối cùng, còi báo động lần 3 diễn hú liên hồi từ 12h12-12h15.
Thành phố Lhasa ở khu tự trị Tây Tạng.
Nhân dân Nhật báo nhấn mạnh, còi báo động không làm ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân, nhưng “công dân ở mọi lứa tuổi” cần chú ý đến còi báo động để có thể kịp thời đến nơi trú ẩn.
Theo Nhân dân Nhật báo, còi báo động đầu tiên là cảnh báo trước đợt không kích của đối phương, yêu cầu các hộ gia đình tắt hết đèn.
Còi báo động thứ hai yêu cầu người dân cần phải đi sơ tán, tìm nơi trú ẩn. Còi báo động cuối cùng nghĩa là đợt không kích đã trôi qua, người dân có thể trở về nhà an toàn.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nâng cấp cơ sở hạ tầng ở sân bay Lhasa Gonggar, biến nơi này thành căn cứ của không quân. Sân bay tại thành phố Lhasa là một trong những địa điểm chiến lược ngăn các đợt không kích từ Ấn Độ.
Trung Quốc cũng cho xây dựng thêm các nhà chứa máy bay kiên cố, có thể giúp máy bay đứng vững trước tên lửa và bom của đối phương.
Theo nguồn tin, Trung Quốc tỏ ra cảnh giác với các mối đe dọa mà chiến đấu cơ Rafale thế hệ 4,5 Ấn Độ mới tiếp nhận từ Pháp. Chiến đấu cơ Rafale đã chứng minh năng lực trong các chiến dịch ở Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria.
Đại tá Vinayak Bhat, cựu sĩ quan quân đội Ấn Độ nói Trung Quốc khởi động lai cuộc diễn tập ở Lhasa là vì mối đe dọa từ Ấn Độ. Thành phố Tây Tạng này đã không phải dùng đến còi báo động kể từ năm 2009.
Trung Quốc sẽ trả tự do 5 người Ấn Độ bị mất tích ở biên giới
Theo truyền thông Trung Quốc, nước này sẽ thả 5 công dân Ấn Độ được cho là "mất tích" ở khu vực biên giới.
Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, hôm 12/9, Bắc Kinh sẽ trả tự do cho 5 công dân Ấn Độ, đã bị bắt giữ vào đầu tháng này tại khu vực giáp ranh với Tây Tạng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, 5 công dân trên có thể là nhân viên tình báo Ấn Độ, ăn mặc như thợ săn và đã "xâm nhập" vào khu vực Tây Tạng. Thời báo Hoàn cầu đồng thời phản bác lại thông tin cho rằng họ bị bắt cóc.
Bắc Kinh sẽ trả tự do cho 5 công dân Ấn Độ bị mất tích. (Ảnh minh họa)
Trước đó, tờ Arunachal Times của Ấn Độ hôm 5/9 đưa tin, 5 người đàn ông đến từ cộng đồng Tagin đã bị bắt tại một khu rừng gần thị trấn Nacho trong lúc đi săn và thông tin do PLA bắt giữ lan truyền trên mạng xã hội.
Hôm 8/9, sau báo cáo việc 5 người Ấn Độ bị mất tích, một bộ trưởng Ấn Độ nói rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xác nhận thông tin 5 người này được tìm thấy ở bên biên giới Trung Quốc.
Sự biến mất của họ trùng với thời điểm cuộc đối đầu ở biên giới vào tuần đó ở phía Tây Himalayas, trong bối cảnh cả hai đều cáo buộc nhau về vụ nổ súng ở biên giới tranh chấp.
Trung - Ấn từ lâu đã tuân thủ một giao thức tránh sử dụng vũ khí ở biên giới.
Hôm 10/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar đã gặp nhau tại Matxcơva bên lề Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), và đã nhất trí giảm leo thang căng thẳng biên giới.
Ngoại trưởng Trung - Ấn cũng đồng ý xúc tiến hợp tác để hoàn thành các biện pháp xây dựng lòng tin. Tuyên bố chung giữa hai bên đồng ý việc tuân thủ các hiệp định và nghị định thư hiện có về vấn đề biên giới Trung - Ấn, nhằm "duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực".
Quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ trở nên căng thẳng thời gian gần đây, kể từ khi xảy ra vụ đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp hồi tháng 6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, và chưa rõ số thương vong của Trung Quốc.
Leo thang căng thẳng liên tục diễn ra ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, khi các cuộc đụng độ xảy ra đầu tuần qua tại khu vực tranh chấp ở phía Đông Ladakh.
Hôm 7/9, quân đội Trung Quốc cho biết họ buộc phải "thực hiện các biện pháp đối phó" khi cho rằng quân đội Ấn Độ nã súng vào các cuộc tuần tra biên giới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Đây là lần đầu tiên việc sử dụng súng được báo cáo, kể từ năm 1975.
Trung - Ấn đang đối mặt với nguy cơ xảy ra xung đột biên giới trên diện rộng, vì thiếu đường phân định biên giới trên dãy Himalaya. Khu vực này chỉ có Đường kiểm soát thực tế, được thiết lập sau cuộc chiến Trung - Ấn năm 1962.
Đặc nhiệm Trung Quốc tập nhảy dù trên Tây Tạng Hơn 300 binh sĩ thuộc một lữ đoàn đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện nhảy dù từ trực thăng trên khu vực cao hơn 4.000 m. Kênh CCTV của Trung Quốc ngày 9/9 đưa tin một lữ đoàn đặc nhiệm thuộc bộ chỉ huy phụ trách khu vực Tây Tạng và một lữ đoàn không quân phối hợp tổ chức huấn luyện nhảy...