Có ý thức tự học thì dạy trực tuyến mới hiệu quả
Trong giai đoạn học sinh nghỉ học do dịch Covid-19, giáo viên các trường chủ động đưa ra nhiều phương án dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, việc dạy học chỉ hiệu quả khi học sinh chủ động tham gia
Từ thực tế giảng dạy trực tuyến thời gian qua, nhiều giáo viên tại TP HCM cho rằng để việc học trực tuyến có hiệu quả, ngoài giờ học trực tuyến cùng giáo viên, mỗi học sinh phải tự học, tìm kiếm nguồn học mới, thay đổi thói quen học theo sự sắp xếp trước của giáo viên như cách học truyền thống.
Tạo thói quen, rèn luyện ý thức
Trên nền tảng công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, học sinh dễ dàng tìm kiếm bài mới, cách giảng mới, lời giải khác trên internet, học sinh phải linh hoạt, không ngừng tìm tòi. Từ đó, học sinh tương tác, tranh luận nhiều hơn với giáo viên, tạo thành lối tư duy phản biện, hiệu quả học được nâng cao.
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) chuẩn bị bài giảng trực tuyến
Phương pháp học trực tuyến rất mới mẻ với học sinh phổ thông khi các em chỉ mới tiếp cận trong 2 tháng gần đây, khó tránh khỏi những bất cập. Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP HCM), cho rằng cách dạy của giáo viên là điều kiện cần, ý thức học tập của mỗi học sinh là điều kiện đủ để một phương pháp học mới đạt hiệu quả. Giáo viên cho bài kiểm tra, giám sát liên tục nhưng các em không làm thì không thể nào tiến bộ được.
Đối với môn văn, bài giảng trên internet rất nhiều, không nhất thiết phải nghe một bài thầy cô của mình giảng. Một bài văn có thể nghe nhiều thầy cô giảng để có cái nhìn đa chiều. Cùng một ý nhưng có thể xem nhiều thầy cô giảng xem ý nào hay, hợp lý, tổng hợp lại để có bài hay.
Video đang HOT
Thầy Kim Bảo cho rằng để có thể học trực tuyến hiệu quả, học sinh phải thay đổi 3 yếu tố: một bài nên nghe nhiều thầy cô giảng để tổng hợp những ý đa diện nhất; tập bắt lỗi trong những bài văn mẫu và nhận xét lỗi; tự luyện giải đề trên những website uy tín. Học sinh phải tập nhận biết được những bài văn mẫu sai ở đâu, đó là cách nhận biết đúng – sai.
“Ngoài ra, phụ huynh đóng vai trò chính trong quá trình học trực tuyến của học sinh, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở. Không thể “đem con bỏ chợ”, phó mặc cho giáo viên. Có những phụ huynh thờ ơ, thầy cô phải gọi điện nhắc nhở thường xuyên. Đối với những em có ý thức học tập chưa cao, nhà trường phải có yêu cầu bắt buộc các em phải học bằng cách cho bài kiểm tra thực tế qua mạng” – thầy Kim Bảo nêu thực tế.
Thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), nêu quan điểm việc học trực tuyến học sinh chưa được tiếp cận ở các lớp dưới nên chưa có thói quen. Các em chưa có sự tự giác mà cái đó là thói quen cần có. Cá nhân học sinh phải tự rèn luyện thông qua hướng dẫn của giáo viên.
Vất vả tiếp cận học sinh
Theo thầy Công Chính, hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ trực tuyến hiện nay chưa đồng bộ. Do vậy, hầu như là do giáo viên tự tìm một cách nào đó để tiếp cận với học sinh qua Messenger, Zalo, các phần mềm dạy học. Việc dạy trực tuyến thực tế chưa hiệu quả, nó chỉ là giải pháp tình thế, một biện pháp hỗ trợ cho các em trong tình huống phải nghỉ học dài ngày. Bởi thầy cô chưa thể nào quản lý được việc học của các em. Nhiều em chưa đủ điều kiện để học trực tuyến đầy đủ. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến không phải là dễ trong thời gian ngắn. Hơn nữa, còn nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn hơn trong học trực tuyến.
Theo thầy Chính, học sinh lớp 12 sau khi quay lại trường phải tăng tốc để kịp bài, nhiều em không tự giác sẽ làm ở tâm trạng đối phó, nhất là với bài giao và trả qua mạng, các em có thể nhờ người khác làm giúp nên thầy cô không thể kiểm soát được. Để học hiệu quả thì việc quản lý các em học, làm bài rất quan trọng. Khi các em thấy việc học online thoải mái, môn học hấp dẫn thì các em sẽ thích thú hơn.
Để tổ chức lớp học hiệu quả, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP HCM), gợi ý mỗi giờ học phải xác định học cái gì, nội dung nào, cần chuẩn bị trước công cụ, dụng cụ nào. Tổ chức lớp học qua phần mềm Zoom Cloud Meeting theo từng lớp, mỗi lớp 4 nhóm, mỗi nhóm từ 7-8 em, có nhóm trưởng, tổ trưởng để đôn đốc các bạn nhiều hơn. Ngoài ra, phụ huynh phải giúp đỡ giáo viên quản lý học sinh, “mưa dầm thấm lâu”, nhiều học sinh sẽ hiểu và tự học hiệu quả.
“Để tránh trường hợp học sinh sao chép bài lẫn nhau khi làm qua Google Forms, mỗi giáo viên phải cho những vấn đề mới mà trên internet chưa có, không có bài mẫu. Khi các em sao chép bài lẫn nhau, Google Forms sẽ quét được các bài giống nhau và lọc ra” – cô Nhung lưu ý.
Chưa thể công nhận kết quả học trực tuyến
Các giáo viên cho rằng dùng những ứng dụng trực tuyến để dạy chính khóa thì chưa thể được vì nguồn học liệu chưa đồng nhất, mỗi trường có một cách dạy và đánh giá riêng, chưa có chuẩn chung. Do đó, để sau khi các em quay lại trường và công nhận kiến thức các em học từ trực tuyến thay thế việc học ở lớp là chưa thể được. Điểm số trong quá trình học trực tuyến chỉ mang tính khuyến khích mà thôi.
Bài và ảnh: NGUYỄN THUẬN
Một trường đại học lùi thời gian xét tốt nghiệp 2 tháng do dịch Covid-19
Một trường đại học (ĐH) ở TP.HCM vừa có thông báo sẽ lùi thời gian xét công nhận tốt nghiệp đợt 1 năm nay thêm 2 tháng, kéo dài thời gian nghỉ học đến giữa tháng 4 do diễn biến phức tạp của Covid- 19.
Sinh viên Trường ĐH Tài chính-Marketing trong giờ thực hành - K.P.
Hôm nay 24.3, Trường ĐH Tài chính - Marketing ra thông báo lùi thời gian xét công nhận tốt nghiệp đợt 1 năm nay và tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học nhằm tránh lây lan dịch bệnh Covid- 19.
Thông báo do tiến sĩ Hoàng Đức Long, Hiệu trưởng nhà trường ký, nêu rõ trường điều chỉnh khung thời gian xét công nhận tốt nghiệp đợt 1 năm nay với sinh viên các khoá hệ đào tạo chính quy từ tháng 6 sang tháng 8. Như vậy, kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp đợt 1 của trường này đã bị lùi 2 tháng so với dự kiến do tác động của dịch bệnh Covid- 19.
Bên cạnh đó, trường cũng gian hạn thời gian nộp khoá luận tốt nghiệp, thực tập tốt nghiệp đến ngày 3.8 và các chứng chỉ đáp ứng chuẩn đầu ra để được công nhận tốt nghiệp đến 14.7 (với các khoá xét tốt nghiệp tháng 6).
Những sinh viên đã hoàn tất và nộp khoá luận tốt nghiệp, thực tập tốt nghiệp, chứng chỉ chuẩn đầu ra vẫn được công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của chương trình và đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp trong tháng 8 tới.
Cũng trong hôm nay, Trường ĐH Tài chính - Marketing có thêm thông báo yêu cầu giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên không đến trường để giảng dạy và học tập tập trung từ ngày 30.3 đến hết ngày 12.4.
Theo đó, việc học tập trung tại trường sẽ bắt đầu từ ngày 13.4 theo thời khoá biểu đã công bố, trong thời gian này trường sẽ tiếp tục việc dạy học trực tuyến.
Lý giải việc đưa ra quyết định trên, thông báo này nêu rõ: "Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp tại Việt Nam và bùng phát trên thế giới, có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng qua đường tiếp xúc gần hoặc nước bọt".
"Số người dương tính với virus corona tại Việt Nam đã lên tớ trên 120 người, việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng đang có nguy cơ tăng cao và khó kiểm soát nên việc phòng chống dịch bệnh là yêu cầu cần thiết", thông báo này nhấn mạnh.
Trước đó, trong tối qua, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã phát đi thông báo yêu cầu tất cả các cá nhân tuyệt đối không đến trường giải quyết công việc để phòng tránh dịch bệnh Covid- 19. Hôm nay trường cũng ra thông báo kéo dài thời gian nghỉ học đến hết ngày 5.4.
Giúp con tự học mùa dịch COVID-19 Tình cờ, tôi nghe hàng xóm than với bạn: "Chị mong dịch bệnh này sớm qua chứ kéo dài kiểu này hai đứa con ở nhà chắc phải học lại kỳ I. Tạo môi trường cho trẻ tự do sáng tạo cũng là một cách khuyến khích tự học - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng...